Tùy viên Quân sự Trung Quốc lên lớp cho giảng viên sĩ quan Campuchia
Khmer Times cho rằng dường như Bắc Kinh và Phnom Penh đang hình thành một “ liên minh lỏng lẻo” để đối phó với trục Việt – Mỹ?!
Li Ningya, Tùy viên Quân sự đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia lên lớp cho giảng viên sĩ quan học viện Quốc phòng quốc gia Campuchia. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Khmer Times ngày 14/7 đưa tin, ngày 3/7 vừa qua Li Ningya, Tùy viên Quân sự đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia đã giảng sách trắng quốc phòng 9000 chữ của Bắc Kinh và chiến lược quân sự Trung Quốc cho hơn 500 sĩ quan – giảng viên quân sự Campuchia tại học viện Quốc phòng quốc gia. Động thái này phản ánh sự gắn kết chặt chẽ của Trung Quốc đối với quân đội Campuchia.
Theo Tân Hoa Xã ngày 3/7, phát biểu sau buổi giảng, tướng Moeung Samphan từ Bộ Quốc phòng Campuchia nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng Trung Quốc luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc chung sống hòa bình và phát triển, tích cực góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và quốc tế” (?!).
Trung tướng Som Savy, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng quốc gia Campuchia cho rằng: “Sách trắng quốc phòng Trung Quốc sẽ cung cấp các khái niệm mới cho các giảng viên và học viên sĩ quan quân đội Campuchia trong học tập, nghiên cứu chiến lược bảo vệ Tổ quốc.”
Khmer Times lưu ý, trong chuyến thăm Trung Quốc tuần trước của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh, hai bên đã cam kết “tiếp tục hỗ trợ nhau trong các vấn đề chính liên quan đến lợi ích cốt lõi”. Báo này nhắc lại, Trung Quốc có (nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Việt Nam và 4 nước ASEAN khác là Brunei, Malaysia, Indonesia và Philippines.
Trong ASEAN, Campuchia chủ trương những tranh chấp này không phải chuyện của ASEAN mà các nước này tự giải quyết với Trung Quốc.
Tờ báo Campuchia bình luận: Chuyến thăm Trung Quốc của ông Tea Banh đáng chú ý bởi quy mô lớn chưa từng có với 24 tướng, bao gồm cả Tư lệnh hải – lục – không quân, Cảnh sát quân sự và diễn ra ngay trong lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ. Khmer Times cho rằng dường như Bắc Kinh và Phnom Penh đang hình thành một “liên minh lỏng lẻo” để đối phó với trục Việt – Mỹ?!
Ở một mức độ nào đó, động thái này giải thích sự sẵn sàng của Campuchia để phản ứng lại sự “coi thường” từ Washington. Tuy nhiên một số nhà phân tích cảnh báo rằng, Campuchia phải cảnh giác, không nên để bị lôi kéo vào các “liên minh”.
“Campuchia có thể chơi với Trung Quốc, Nga, ASEAN, Việt Nam, Thái Lan, nhưng cần phải mở rộng quan hệ nhiều nhất có thể để tồn tại”, Ek Madra, một nhà báo Campuchia kỳ cựu bình luận. Theo ông, bây giờ Campuchia đang “chơi nhiều hơn” với Trung Quốc. Bài học lịch sử cho Campuchia thấy rằng, nếu bị “bạn bè bỏ lại giữa đường”, người Khmer phải có một lựa chọn khác thay thế.
Video đang HOT
Hồng Thủy
Theo danviet
Tàu chiến Nhật Bản sẽ trang bị sát thủ đối phó tên lửa CJ-10 Trung Quốc
Nhật Bản đang cân nhắc nhập khẩu hệ thống NIFC-CA để tăng cường năng lực đối phó tên lửa hành trình CJ-10 Trung Quốc, nhất là khi nó lắp cho máy bay H-6K.
Tàu khu trục lớp Atago, số hiệu 177, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 13 tháng 7 dẫn trang mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 11 tháng 7 đăng bài viết "Nhật Bản có thể sẽ tăng cường phòng thủ tên lửa hải quân" của tác giả Paul Kallender Umezu.
Theo bài viết, Nhật Bản có thể sẽ nhập khẩu hệ thống "kiểm soát bắn phòng không tổng hợp hải quân" (NIFC-CA) tiên tiến, điều này sẽ tăng cường rất lớn năng lực tác chiến của họ và năng lực hiệp đồng với Quân đội Mỹ.
Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani ra một tuyên bố có ý nghĩa tương tự ở Quốc hội Nhật Bản, khả năng mua sắm NIFC-CA trở nên tương đối cao.
Ngày 29 tháng 6, trong một phiên chất vấn của Hạ viện Nhật Bản, ông Gen Nakatani tiết lộ, Nhật Bản hiện nay đang "nghiên cứu" nhập khẩu hệ thống NIFC-CA để đối phó tên lửa hành trình Trường Kiếm-10 (CJ-10).
Tàu khu trục Aegis Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tên lửa CJ-10 đã trở thành một vấn đề quan ngại to lớn của Nhật Bản, đặc biệt là loại tên lửa này nếu được bắn từ máy bay ném bom H-6K của Không quân Trung Quốc.
Ông Gen Nakatani nói: "Để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, chúng tôi sẽ cân nhắc nhập khẩu công nghệ mới nhất của Mỹ, chẳng hạn NIFC-CA".
Trước đó, ngày 26 tháng 6, tại phiên điều trần ở Quốc hội, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu, Nhật Bản cần phải xây dựng "mạng lưới" giữa hạm đội Aegis nhỏ nhưng đang tăng trưởng của mình và Hải quân Mỹ.
Hệ thống "kiểm soát bắn phòng không tổng hợp hải quân" (NIFC-CA) chính là mạng lưới dựa trên năng lực tác chiến hiệp đồng (CEC) của Hai quân My, mạng lưới này sử dụng liên kết dữ liệu truyền thông tin mục tiêu giữa máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye và tên lửa SM-6 hải quân, tàu trang bị hệ thống tác chiến Aegis.
Máy bay cảnh báo sớm E-2D do Mỹ chế tạo
Điều này giúp cho tàu Aegis có thể thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến lược, đông thơi thực hiện nhiệm vụ phòng không ở tầng trời thấp.
Loại năng lực này se được dùng ở hai chiếc tàu khu trục Aegis lớp Atago mới và đã đặt mua, hai tàu khu trục này se tự động phối hợp thông số với hệ thống Baseline 9 mới nhất của NIFC-CA.
Matthew Caris thuộc Công ty tư vấn Avascent - Tập đoàn tư vấn quốc phòng và hàng không vũ trụ ở Washington cho rằng: "Đối với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, NIFC-CA và CEC đều là ứng dụng kiểu sát thủ, tuyệt đối cần thiết để tăng cường năng lực tác chiến của họ trong cuộc chiến có mối đe dọa lớn với Trung Quốc và tăng cường năng lực hiệp đồng với Quân đội Mỹ, nhất là Hải quân Mỹ khi xảy ra tình hình tương tự".
Matthew Caris cho biết, Baseline 9 đặc biệt quan trọng, bởi vì Nhật Bản không đủ tàu để có thể phân phối những tàu độc lập nào đó thực hiện một nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Trong thời chiến, nếu hạm đội chủ lực của Quân đội Mỹ bận với nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản mà không thể thoát ra, thì Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng có thể gánh một phần nhiệm vụ phòng thủ tên lửa hành trình chống hạm.
Mỹ thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-6
Nhìn vào bối cảnh Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược đến châu Á, giá trị của NIFC-CA càng nổi bật, đặc biệt là triển khai tuyến đầu tàu tuần dương tên lửa Chancellorsville (CG-62) nâng cấp gần đây, có thể trang bị hệ thống NIFC-CA.
Trong cuộc họp báo tổ chức ở căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản ngày 18 tháng 6, thượng tá hải quân Curt Renshaw cho biết, chiếc tàu tuần dương này là tàu tuần dương mạnh nhất trên thế giới.
Ông Curt Renshaw cho biết, về tổng thể, tàu tuần dương Chancellorsville đặc biệt là NIFC-CA đang đại diện ho một sự "tiến bộ to lớn" có thể ứng phó các "thách thức hiện đại", bao gồm mối đe dọa tên lửa hành trình của Trung Quốc. Tàu sân bay USS Ronald Reagan mới nhất của Hải quân Mỹ cuối năm nay sẽ đến Yokosuka.
Nhà phân tích chính sách an ninh Corey Wallace thuộc Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Tự do Berlin cho rằng, Nhật Bản mua 2 tàu khu trục Aegis mới trang bị năng lực CEC nâng cấp, máy bay chiến đấu F-35A và máy bay cảnh báo sớm E-2D, nếu không giỏi sử dụng năng lực tổng hợp của NIFC-CA thì sẽ không có ý nghĩa gì.
Tàu tuần dương tên lửa Chancellorsville CG 62 Hải quân Mỹ
Corey Wallace nói: "Mặc dù chỉ đối với quốc phòng của bản thân Nhật Bản, Nhật Bản mua hệ thống này cũng là một tiến triển quan trọng, hơn nữa rõ ràng điều này sẽ tăng cường rất lớn năng lực tác chiến của liên minh Mỹ-Nhật và điều động lực lượng ở khu vực".
Sau tuyên bố của ông Gen Nakatani, đã có một số quyết định và hợp đồng mang tính then chốt, bao gồm tháng 5 năm nay dành một hợp đồng cho Công ty Lockheed Martin, nâng cấp 2 tàu khu trục lớp Atago từ hệ thống Baseline 7 lên hệ thống Baseline 9, điêu nay co nghia la nâng cấp NIFC-CA (cho dù vẫn chưa chính thức tuyên bố) đã là một việc "ván đã đóng thuyền".
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Cựu Tổng thống Bush thu của thương binh 100.000 USD tiền phát biểu Cựu Tổng thống George W.Bush (Bush con) đang bị cộng đồng mạng chỉ trích te tua sau thông tin ông thu đến 100.000 USD cho bài phát biểu trong một buổi vận động gây quỹ cho thương binh. Cựu Tổng thống Bush thường thu phí từ 100.000 - 175.000 USD cho 1 bài phát biểu - Ảnh: Reuters Nghề "nói ra tiền" của...