Tùy tiện dùng thuốc – hiểm họa khôn lường
Nhiều người tự ý dùng thuốc theo lời khuyên từ người không có chuyên môn y – dược hoặc từ thông tin đọc được trên mạng. Thói quen sử dụng thuốc một cách dễ dãi đó là hiểm họa đối với sức khỏe con người.
“Thay mặt” bác sĩ
Thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ mắc bệnh thận nặng nhưng bỏ điều trị để sử dụng thuốc nam. Kết quả là các cháu phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Như cháu N.V.T (12 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội), người đã sống chung với hội chứng thận hư từ năm 7 tuổi.
Khi được các bác sĩ điều trị, cháu bé đáp ứng thuốc rất tốt. Tuy nhiên, gần đây, bố mẹ cháu nghe hàng xóm mách nên mua một loại thuốc nam không rõ nguồn gốc ở Thái Bình về cho con uống.
Đáng tiếc, uống thuốc được khoảng một tuần thì tình trạng phù tăng lên nhanh chóng, khi cháu N.V.T được đưa vào viện thì tình trạng bệnh đã rất nặng. Hiện bệnh nhân phải lọc máu do suy thận kèm tình trạng phù nặng, bị nhiễm trùng ( viêm mô tế bào, viêm phúc mạc) do biến chứng của hội chứng thận hư.
Video đang HOT
Một bệnh nhi khác là K.T.B.N (5 tuổi, ở Hải Phòng) cũng được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư kháng thuốc từ lúc 2 tuổi. Gia đình nghe người quen mách bảo nên cho trẻ dùng thuốc nam khiến tình trạng bệnh nặng hơn, hiện đã phải lọc màng bụng do bệnh tiến triển tới giai đoạn cuối.
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp trẻ gánh chịu hậu quả từ sự thiếu hiểu biết của người lớn. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kiên, khoa Thận – Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, khoa từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị bệnh nặng do cha mẹ tự “kê đơn”, điều trị cho con bằng các bài thuốc nam, thuốc bắc được mua theo lời truyền miệng, theo thông tin trên mạng thay vì tuân theo phác đồ điều trị của nhân viên y tế.
Việc tự ý điều trị cho con, việc mua/ bán thuốc dễ dàng mà không cần đơn của bác sĩ dẫn tới nhiều hệ lụy. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ, có trẻ mới 2 – 3 tuổi, bị viêm phổi, khi đến viện các bác sĩ đã phải dùng kháng sinh thế hệ 2, 3 (loại mạnh) để điều trị thì mới khỏi. Đó là hậu quả của việc nhiều cha mẹ cứ thấy con có biểu hiệu ốm là đến ngay cửa hàng thuốc, nhờ nhân viên tư vấn rồi mua thuốc về cho con dùng.
Việc tự ý điều trị không những ảnh hưởng xấu sức khỏe của trẻ, mà còn làm tăng chi phí điều trị. Chưa kể, theo một số chuyên gia y tế, thói quen tự ý mua, dùng thuốc tràn lan khiến nhiều người phải cấp cứu vì bị ngộ độc thuốc hoặc gặp phản ứng phụ gây nguy hiểm. Như bệnh nhi T.V.D. (2 tuổi, ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), trước khi nhập viện gia đình đã cho bé uống paracetamol với liều lượng 4 viên/ngày để hạ sốt, kết quả là sau 4 ngày bé đã bị ngộ độc thuốc, suy gan. Theo bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi trung ương, hiện tượng ngộ độc paracetamol không phải là hiếm, Bệnh viện Nhi Trung ương từng tiếp nhận nhiều trường hợp nặng, thậm chí đã có trẻ tử vong.
Bỏ thói quen không tốt
Thực tế, việc mua bán thuốc rất dễ dàng đã và đang diễn ra dù theo quy định của Bộ Y tế, việc mua bán này chỉ được thực hiện theo đơn của bác sĩ. Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thừa nhận, việc mua, bán thuốc không cần đơn hiện chưa được giải quyết triệt để. Một trong những nguyên nhân là do công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế do số lượng nhà thuốc quá lớn, trong khi lực lượng quản lý còn mỏng. Hơn nữa, chế tài xử phạt hành vi vi phạm chưa đủ sức răn đe.
Để đưa hoạt động mua, bán thuốc vào khuôn khổ, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện Sở đang phối hợp với cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết nối liên thông tại nhà thuốc, quầy thuốc: “Nhà thuốc không kết nối mạng, bán thuốc không có đơn sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Các nhà thuốc phải lưu giữ thông tin về đơn thuốc và dữ liệu bệnh nhân để có thể truy xuất khi cần”.
Về phía người dân, các chuyên gia đều khuyến cáo: Người bệnh cần phải đi khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống, không được bỏ thuốc giữa chừng hoặc thêm thuốc, thay thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị; không uống thuốc kháng sinh theo đơn của người khác, không sử dụng thuốc quá hạn sử dụng hoặc đã bóc, mở lâu ngày…
Thận hư, suy thận mạn vì sử dụng thuốc nam sai cách
Mắc bệnh thận nặng, nhưng nhiều bệnh nhi được gia đình bỏ qua điều trị và sử dụng thuốc nam khiến không ít trường hợp phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Đó là thực trạng đang được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo gần đây.
Thuốc nam được nhiều gia đình dùng cho trẻ nhỏ.
Cháu N.V.T (12 tuổi, Sóc sơn, Hà Nội) đã sống chung với căn bệnh thận hư từ năm lên 7 tuổi. Khi được các bác sĩ điều trị, cháu bé đáp ứng thuốc rất tốt. Tuy nhiên, gần đây, bố mẹ cháu nghe người hàng xóm mách mua thuốc nam ở Thái Bình uống là chữa được bệnh. Trẻ uống thuốc khoảng một tuần thì tình trạng phù tăng lên nhanh chóng, cháu mệt mỏi. Gia đình đưa con vào trong tình trạng rất nặng. Hiện bệnh nhân phải lọc máu do suy thận kèm tình trạng phù nặng không đáp ứng điều trị kèm theo nhiễm trùng (viêm mô tế bào, viêm phúc mạc) do biến chứng của hội chứng thận hư.
TS, BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng khoa Thận - Lọc máu cho biết, suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và (kéo theo) sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc-môn do thận sản xuất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới suy thận như: viêm cầu thận, thận đa nang, thận đái đường, viêm thận kẽ, tăng huyết áp...
Người bệnh bị suy thận thường có triệu chứng đau đầu do cao huyết áp, phù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, đau đầu, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, ngoài ra còn có thể thấy môi thâm, răng xỉn, đau xương và răng, và chảy máu chân răng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Kiên, khoa Thận - Lọc máu chia sẻ, tại khoa Thận, các bác sĩ từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh với tình trạng rất nặng do cha mẹ tự ý điều trị hoặc chữa bệnh theo kiểu mách nhau, truyền miệng kinh nghiệm hay lên mạng đọc rồi chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc.
Cũng giống trường hợp của cháu T, bệnh nhi N.N.Q (15 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội) được chẩn đoán suy thận mạn từ tháng 4-2020. Cháu được chỉ định điều trị thận thay thế bằng lọc máu hoặc lọc màng bụng. Tuy nhiên, gia đình đã bỏ điều trị cho trẻ, uống thuốc nam. Hai tuần sau trẻ vào viện trong tình trạng rối loạn điện giải nặng (Kali máu 7,2 mmol/l), thiếu máu nặng, khó thở, nhịp tim chậm. Rất may, sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị tích cực, hiện tình trạng của trẻ đã ổn định hơn.
Không may mắn như trường hợp cháu Q, bệnh nhi K.T.B.N (5 tuổi, ở Hải Phòng) đã được chẩn đoán hội chứng thận hư kháng thuốc từ lúc 2 tuổi. Ba năm chiến đấu với bệnh thận là số lần ra vào viện liên tục do bệnh tái phát. Sốt ruột trước tình trạng của con, gia đình nghe người quen mách cho trẻ dùng thuốc nam. Việc gia đình tự ý điều trị cho trẻ dẫn dến tình trạng suy thận của trẻ tiến triển nặng. Hiện cháu đã phải lọc màng bụng do bệnh suy thận đã tiến triển tới giai đoạn cuối.
Trước thực trạng này, các bác sĩ khuyến cáo, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Gia đình cần tìm hiểu những thông tin về thuốc cũng như tình trạng bệnh để tránh làm bệnh nặng lên và có những biến chứng nguy hiểm khi sử dụng thuốc không đúng.
"Trốn" điều trị về uống thuốc nam, nữ bệnh nhân ung thư suýt mất mạng Được bác sĩ xác định mắc ung thư đại tràng cần phẫu thuật, điều trị sớm nhưng nữ bệnh nhân bỏ về nhà uống thuốc nam. Sau 3 tháng, chị trở lại bệnh viện trong tình trạng ung thư giai đoạn 4. Đó là trường hợp của chị L.T.N. (46 tuổi) được tiếp nhận, điều trị tại Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP...