Tút tát cốc thủy tinh thành đèn bươm bướm tung tăng
Thay “áo” mới cho những chiếc cốc thủy tinh của bạn trông thật lãng mạn hơn nhé!
Chuẩn bị những “đạo cụ” này nhé:
- Cốc thủy tinh
- Giấy màu dày hoặc giấy làm thiệp
- Keo sữa
- Dao rọc giấy, kéo, cọ quét keo, bút chì
Đến phần hành động này:
Bước 1:
Bước 2:
Video đang HOT
- Rùi cắt một tấm giấy sao cho bao quanh kín thành cốc.
Bước 3:
- Vẽ hình những con bướm lên mặt sau tấm giấy vừa cắt nào.
Bước 4:
- Cắt khoét hai bên cánh bướm ra. Phần thân giữa giữ cố định chỉ lật cánh lên tạo cảm giác bướm bay nghen.
Bước 5:
- Dùng keo sữa quét lên thành ly rùi dán dải giấy lên là hoàn thành rồi.
Giờ thì thắp nến trong cốc thui nào!
Nếu không thích nến thì các bạn có thể dùng đèn pin hoặc đèn led loại nhỏ nhé!
Nếu tắt hết đèn hoặc khi cúp điện thì sẽ lung linh lắm đó
Chúng mình còn có thể sáng tạo các hình khác đó nha!
Theo PLXH
Loại cốc nào tốt cho sức khỏe nhất?
Cốc là vật dụng sinh hoạt phổ biến nhưng cốc nhựa, cốc giấy, cốc thủy tinh hay cốc inox tốt cho sức khỏe nhất?
Không nên đựng cà phê vào cốc inox
Các loại cốc không gỉ như cốc inox thường đắt hơn cốc gốm, sứ. Bình thường, các nguyên tố kim loại trong cốc khá ổn định nhưng trong môi trường axit, các nguyên tố này có thể bị "hòa tan" vì thế dùng đựng cà phê, nước cam là không thực sự tốt cho sức khỏe.
Cốc giấy dùng một lần có thể chứa chất gây ung thư
Cốc giấy dùng một lần nhìn thì rất vệ sinh, thuận tiện nhưng nó có đạt tiêu chuẩn hay không thì thật khó nhận biết. Thường những chiếc cốc trắng tinh có thể đã được ngâm qua chất tẩy trắng, một yếu tố tiềm tàng gây ung thư. Còn những chiếc cốc mềm (biến dạng sau khi rót nước) hay bên trong cốc có nhiều bụi liti màu trắng... thì chắc chắn là hàng không nên dùng.
Ngoài ra, nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường, chúng ta nên hạn chế dùng cốc một lần.
Cốc nhựa dễ tích trữ cặn
Cốc nhựa cũng là một loại cốc không được chào đón, bởi trong cốc nhựa thường có thêm một vài chất hóa học không tốt cho sức khỏe. Dùng cốc nhựa đựng nước nóng hoặc nước sôi thì các chất hóa học có độc đó sẽ dễ hòa tan trong nước, đồng thời cấu tạo vi quan của cốc nhựa có rất nhiều lỗ nhỏ, dễ tích lũy các chất đựng trong cốc, từ đó sinh vi khuẩn.
Nếu chọn cốc nhựa, cần chọn loại đạt các tiêu chí về an toàn vệ sinh.
Cốc men khá nguy hiểm
Cốc men rất đẹp nhưng tốt nhất không nên dùng bởi lớp men có thể giải phóng các nguyên tố kim loại nặng như chì khi đựng đồ nóng hay có tính kiềm, axit cao.
Cốc thủy tinh - loại cốc tốt nhất
Trong tất cả các loại chất liệu làm cốc thì cốc thủy tinh là cốc lý tưởng nhất. Cốc thủy tinh trong quá trình nung đốt không hàm chứa chất hóa học hữu cơ, khi chúng ta dùng cốc thủy tinh uống nước hoặc uống các loại đồ uống khác thì không phải lo lắng chất hóa học sẽ theo vào trong bụng, ngoài ra bề mặt cốc thủy tinh trơn bóng, dễrửa, vi khuẩn và chất cặn không dễ bám vào cốc, cho nên chúng ta nên dùng cốc thủy tinh là tốt nhất cho sức khỏe.
Cốc gốm sứ trắng tinh - vừa giữ nhiệt vừa an toàn
Cốc sứ trắng, không tráng men, không tô màu là loại cốc an toàn và giữ nhiệt tốt. Khi muốn uống đồ nóng hoặc nước trà thì nên lựa chọn loại cốc này.
Theo Dân Trí
Dùng vải vụn trang trí cho chân đựng nến nhà mình Căn phòng thêm ấm áp và rực rỡ với những cánh bướm xuân đậu trên chân nến. Các bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau: - Cốc đựng nến - Dây dù - Vải vụn - Bướm trang trí bằng vải, giấy... - Kéo, keo dán Bước 1: - Cắt vải vụn thành ba mảnh dài, bản nhỏ có kích...