Túp lều rách nát của 2 chị em “khổ cực trăm bề”
Cuộc đời không may mắn cho người đàn bà ấy một tấm chồng và những đứa con, đến lúc cuối đời lại lâm vào tình cảnh bệnh tật đầy mình nhưng không có tiền chữa trị nên phải về nhà chị gái tá túc trong túp lều rách nát.
Người đàn bà đáng thương ấy là Phạm Thị Oanh (xóm Thái Học, xã Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Trong túp lều được dựng tạm nên ở góc vườn bởi tấm phên nứa và những mảnh bao xi măng cũ, lắng nghe tiếng thều thào khe khẽ của cô, thật lòng không ai kìm được nước mắt. Gương mặt phù to, nặng trịch, cô khẽ cựa mình nhưng không nổi bởi cả cơ thể cũng bị phù nề, chướng lên.
Sinh ra đã mắc chứng bệnh chân tay co rút nên với cô “gia đình có chồng và những đứa con” đến giờ vẫn chỉ là niềm mơ ước và khao khát không bao giờ thực hiện được. Chị gái cô là bà Phạm Thị Nhung cho hay: “Ngày còn trẻ cũng có một vài người thương em gái tôi muốn lấy làm vợ nhưng em tôi sợ sẽ làm họ khổ nên lại từ chối. Khổ thân dì ấy, cả đời cứ sống cảnh cô độc như thế, có yêu, có thương người ta thật đấy nhưng nghĩ mình bị tật như thế nên đành chịu đựng một mình thôi”.
Không có chồng, con, lại mang nhiều bệnh trong người, cô phải về nhà chị gái ở
Những năm trước, còn có thể nhúc nhắc đi lại được, một mình cô vẫn cần mẫn bám trụ lấy quán nước ở làng quê nghèo để kiếm bữa cơm, bữa cháo. Cả làng ai cũng thương người đàn bà hiền lành, chân chất ngày nào cũng như ngày nào từ sớm tinh mơ đến tối mịt cứ tập tễnh, bước thấp bước cao ra dọn hàng. Có nhiều đợt ốm quá, không dậy được nhưng cô vẫn cứ cố bởi không muốn phiền hà đến ai. Người hàng xóm của cô Oanh kể lại: Chân tay cô ấy cứ co rút lại nên cầm nắm cái gì cũng khó khăn, ấy vậy mà cô ấy chăm làm lắm. Nhiều hôm chúng tôi có gì giúp cô dọn hàng nhưng sợ làm phiền chúng tôi nên cô chỉ cười nói là tự làm được. Cầm cái ghế, hay chén nước có khi đổ vỡ toang ra đấy mà cứ cố làm đấy.
Nhưng từ năm ngoái, chứng bệnh của cô càng ngày một nặng, kèm theo đó là bệnh cao huyết áp, viêm khớp, thận, tim, máu nhiễm mỡ… đều có vấn đề nên đã “đánh gục” cô thật sự. Không còn mò mẫm đi lại được như trước, cả cơ thể bị phù nề to chướng lên, lại không có người bên cạnh nên chị gái cô là bà Nhung đã đón về chăm sóc. Nhưng trớ trêu thay khi chính hoàn cảnh của người chị cũng “khổ trăm bề” nên không đủ sức lo cho em gái.
Vừa gạt nước mắt, bà Nhung cho biết: Chồng và con trai tôi đều bị tâm thần nên chửi bới và khua gậy đánh mọi người nếu có ai đến gần. Dì Oanh ốm nặng, không có cách nào khác tôi phải đón về chăm nhưng ông nhà tôi bệnh tật nên có biết gì đâu, cứ cầm gậy đuổi đánh hai chị em. Cực chẳng đã tôi phải nhờ mọi người dựng chỗ này để tôi và dì ở đây. Nghĩ đến cảnh của em, tôi buốt ruột lắm mà không có cách nào giải quyết cả.
Túp lều rách nát nơi bà Nhung đang chăm cô Oanh
Cách đây hơn 3 tuần, nhờ vay mượn của hàng xóm láng giềng nên bà Nhung đã đưa được cô Oanh lên chữa ở bệnh viện tuyến huyện. Tuy nhiên do tình hình quá nặng nên các bác sĩ ở huyện khuyên đưa lên tuyến trên. Tuy nhiên: “Hơn 1 tuần rồi tôi đi hỏi vay lãi nhưng mới chỉ vay được 1 triệu, không đủ để đưa dì lên tuyến trên cô ạ. Tôi không biết phải làm sao nữa mà dì ấy thì ngày một yếu dần đi” – bà Nhung ngậm ngùi cho biết.
Về hoàn cảnh của cô Oanh, trao đổi với chủ tịch xã Trần Đình Tiêu được biết: Cô Oanh thuộc diện khó khăn đặc biệt được nhận trợ cấp 180.000 đồng/tháng. Bao nhiêu năm cô ấy chịu cảnh sống cô độc một mình vì bệnh tật, bây giờ bệnh nặng hơn không thể đi lại được nhưng lại không có điều kiện đi viện. Về phía địa phương cũng giúp đỡ, tuy nhiên chỉ được một phần rất nhỏ bởi ai cũng nghèo khổ và làm nông nghiệp cả.
Video đang HOT
Không có tiền cho em đi viện chữa bệnh, hàng ngày bà Nhung chỉ có gói mì tôm bón cho em ăn
Nghĩ thương bản thân mình, rồi lại thương chị gái phải “lén lút” chồng con tâm thần ra chăm nhưng cũng bất lực vì nghèo khổ quá mà không đưa em đi viện được. Người đàn bà khốn khổ ấy nghẹn ngào trong nước mắt: “Toàn thân tôi đau buốt nhưng thật lòng tôi thấy tim mình đau nhói hơn mỗi lần chị lén giấu gói mì tôm mang ra cho tôi ăn… Tôi đã không có chồng con rồi, chị tôi có mà sao cũng khổ đến thế”. Nghe em nói, bà Nhung lại lấy tay quệt ngang nước mắt giục em ăn nốt bát mì trong túp lều nát đang phất phơ, xiêu vẹo giữa những cơn gió lạnh nơi thôn quê nghèo.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1199: Cô Phạm Thị Oanh (xóm Thái Học, xã Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) ĐT: 0977.444.1560 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
Theo Dantri
Chiến sỹ Điện Biên nhớ bàn tay ấm áp của Đại tướng
"Đại tướng đưa tay về hướng tôi, tôi vội vàng đưa tay ra để nắm lấy bàn tay Đại tướng. Bàn tay Đại tướng mềm mại, ấm áp đến lạ thường. Tôi không nghĩ đây là bàn tay của một Đại tướng mà phải là bàn tay của một nhà giáo, một nghệ sĩ".
Đó là cảm xúc không thể nào quên của một cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điên Biên Phủ, dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng đối với cựu binh Đồng Minh Tuấn (78 tuổi, ở thành phố Thanh Hóa) vẫn còn nhớ như in và mỗi khi kể về kỷ niệm được bắt tay Đại tướng, cảm xúc trong ông lại dạt dào, bồi hồi, từng cử chỉ ngày mình may mắn được bắt tay Đại tướng.
Cựu binh Đồng Minh Tuấn xúc động khi nhớ lại kỉ niệm một lần được bắt tay Đại tướng.
Trong căn nhà nằm sâu nơi con hem nhỏ của thành phố Thanh Hóa, những ngày này trong lòng ông Tuấn chưa khi nào nguôi những kỷ niệm nhưng lần được gặp Đại tướng.
Sinh ra và lớn lên ở xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Tuấn đã "gác bút nghiên" lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc. Đúng một năm, sau ngày nhập ngũ, ông được lên Tây Bắc để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi đó ông vừa tròn 18 tuổi. Đơn vị của ông là Sư đoàn 312, Trung đoàn 209. Mãi sau này, người cựu binh này mới biết rõ hơn về đơn vị của mình qua lời khen của Đại tướng: "Đây là đơn vị rất anh hùng, tham gia mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng kết thúc chiến dịch bằng chiến công bắt sống tướng Đờ - Cát".
Ông Tuấn cho biết: "Khi còn trong quân ngũ thì nhiều lần tôi đã được gặp và nhìn thấy Đại tướng, nhưng đó chỉ là những lần nhìn từ xa, đó cũng là những lần tôi làm nhiệm vụ của người lính tham gia duyệt binh trong ngày chiến thắng Điện Biên Phủ rồi ngày giải phóng Thủ đô. Sự hiện diện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong các dịp đó tôi chỉ được nhìn thoáng qua".
Là một người lính dưới sự chỉ huy của Đại tướng, lúc này chiến sĩ Đồng Minh Tuấn luôn tâm niệm rằng: Đại tướng là một người cao siêu, uy phong, mãnh liệt và lớn lao lắm. Nhưng sau này, kể từ khi được gặp trực diện và may mắn được bắt tay Đại tướng, hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà ông từng suy nghĩ lâu nay không hoàn toàn như vậy.
Ông Tuấn cho biết: "Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Năm 1961, tôi xin đơn vị được đi học tiếp để theo đuổi ước mơ Đại học của mình và được đơn vị đồng ý. Tôi đi học bổ túc Công Nông, rồi Đại học Ngoại thương. Những năm tháng này dù không còn trong quân ngũ nhưng những kỉ niệm của một thời bom đạn, khói lửa vẫn in hằn trong tôi. Kí ức về một Điện Biên Phủ không xa và đầy hào hùng cứ vẫn như ngày nào".
Khi chuyển ngành, ông Tuấn về làm cán bộ ngành kinh doanh rồi ngành ngoại thương. Cho đến một ngày cuối năm 1978, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc này đang là Phó Thủ tướng Chính phủ về Thanh Hóa tham gia hội thảo với 3 chương trình: "Đẩy mạnh sản xuất lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu". Trong cuộc hội thảo này, ông Tuấn cũng được mời góp một tham luận với chủ để: "Đẩy mạnh sản xuất - xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, giải quyết vấn đề mặc cho 1,5 triệu dân Thanh Hóa".
Ông Tuấn nhớ lại: "Cả buổi thảo luận Đại tướng không hề ngồi mà cứ đứng rồi đi đi lại lại quanh hội trường. Khi nghe tham luận của ai đó phát biểu xong, Đại tướng lại hỏi người đó một vài câu. Đại tướng là người rất thẳng thắn. Tôi còn nhớ khi ông Nguyễn Hữu Phùng - Giám đốc công ty gia cầm Thanh Hóa lên đọc tham luận, trước khi phát biểu tham luận mở đầu bằng nhiều từ "kính thưa", sau mỗi câu lại tiếp tục "kính thưa". Lúc này, Đại tướng đến đứng sau vỗ vai và nói: Đồng chí nói thẳng vào vấn đề đi, đừng kính thưa nhiều!".
Sau câu nói của Đại tướng, cả hội trường vỗ tay. Điều đó cũng làm cho ông Tuấn cứ ấn tượng mãi về những câu nói của Đại tướng, khi tới lượt mình đọc tham luận, ông cũng bỏ từ "kính thưa" luôn mà đi thẳng vào vấn đề. "Cũng chính từ lần này mà mãi về sau khi mỗi lần phát biểu trong các cuộc họp, hội nghị tôi không dùng từ kính thưa nhiều nữa mà đi thẳng vào vấn đề như Đại tướng đã nói", ông Tuấn chia sẻ.
"Khi tôi vừa đọc xong đề án thì Đại tướng cũng tới đứng sau rồi vỗ nhẹ vai tôi. Lúc này tôi run lên lật bật, không nói nên lời. Đại tướng cất tiếng lên, giọng ông nhỏ nhẹ: đề án tốt lắm. Sau đó ông quay sang nói với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa: Quan tâm tới đề án này, khi đó tôi mới hết run và lấy lại được bình tĩnh", ông Tuấn kể tiếp.
Cũng hôm đó, sau một số tham luận thì hội thảo giải lao, ông Tuấn được gặp gỡ và bắt tay Đại tướng. Kỷ niệm đó ông Tuấn còn nhớ như in. Đưa tay gạt đi những giọt nước mắt đang rơi, ông Tuấn kể tiếp: "Đại tướng đi dạo cùng một số lãnh đạo tỉnh xung quanh Trung tâm hội nghị 25B. Lúc này tôi cũng đang đi dạo, khi ngẩng đầu lên thì thấy Đại tướng đang đi trước mặt mình. Tôi đứng nghiêm theo khẩu lệnh quân đội, tay giơ lên chào rồi nói: Kính chào Đại tướng! Tôi là sĩ quan từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ dưới quyền chỉ huy của Đại tướng! Tôi vừa dứt lời thì Đại tướng đưa tay về hướng tôi, tôi vội vàng đưa tay mình ra để nắm lấy bàn tay Đại tướng. Bàn tay Đại tướng mềm mại và ấm áp đến lạ thường. Tôi không nghĩ đây là bàn tay của một vị Đại tướng mà phải là bàn tay của một nhà giáo hay một nghệ sĩ".
"Vừa bắt tay, Đại tướng vừa hỏi tôi: Cậu ở đơn vị vào? Cậu làm gì? Tôi trả lời: Thưa Đại tướng, tôi ở Trung đoàn 209, Sư Đoàn 312, hiện nay đang làm ngoại thương ạ! Khi tôi vừa trả lời xong thì Đại tướng nói: 209 à!, đơn vị anh hùng lắm đấy! Tham gia mở đầu chiến dịch và cũng kết thúc chiến dịch bằng chiến công bắt sống tướng Đờ - Cát. Cậu làm ngoại thương à, phải cố gắng lên nhé, người được học hành như cậu ít lắm. Phải cố gắng chung tay xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Sau câu nói đó Đại tướng hỏi thăm về gia đình tôi, Đại tướng hỏi bà xã làm gì, ở đâu, gia đình được mấy cháu...", ông Tuấn kể.
Với ông Tuấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi là Đại tướng của nhân dân, sống mãi trong lòng các chiến sĩ và người dân.
Có lẽ, đối với một người lính, khi trở về làm một công dân, trong đời ông Tuấn chưa bao giờ nghĩ là mình được gặp rồi nói chuyện với Đại tướng, câu chuyện giữa một Đại tướng với một người lính lại thân mật đến như vậy. Với ông, Đại tướng là một con người đã lên tới tột đỉnh vinh quang nhưng vẫn không hề quên một người linh cũ như ông. Đại tướng không những bắt tay, thăm hỏi mà còn động viên tinh thần trong công việc cũng như trong cuộc sống gia đình.
Được đối diện với Đại tướng, ông Tuấn lần đầu tiên trong đời và cũng là lần cuối cùng được nhìn tận mắt con người Đại tướng: Đôi mắt Đại tướng sáng bừng, mặt hiền hòa, da mặt hồng hào. Mỗi khi Đại tướng nói chuyện với ai là nhìn thẳng mặt, khi Đại tướng cất tiếng nói thì nhẹ nhàng đậm chất quê miền Trung, giọng điệu, cử chi xưng hô thân mật...
Kể từ hôm nghe tin Đại tướng mất, lòng ông Tuấn lại càng trở nên xúc động hơn bao giờ hết. Ông Tuấn chia sẻ: "Dù không ra tiễn biệt Đại tướng lần cuối được nhưng lòng tôi vẫn muốn thắp một nén hương để tưởng niệm Đại tướng. Dẫu biết rằng cuộc đời ai cũng phải chết. Với Đại tướng là một người "rất Trí - rất Dũng - rất Nhân" thì không thê chết mà luôn sống mãi. Dù Đại tướng đã về với Bác Hồ nhưng không chỉ với tôi mà hàng triệu trái tim người Việt, Đại tướng vẫn sống trong lòng nhân dân, dân tộc và các thế hệ chiến sĩ quân đội Việt Nam. Không chỉ là Đại tướng của nhân dân, của dân tộc mà còn là của cả thế giới".
Bùi Thái Bá - Duy Tuyên
Theo Dantri
Tình cảnh đáng thương của bệnh nhân "tên không có, bệnh thì nhiều" Được người dân phát hiện trong tình trạng cơ thể suy kiệt và liệt nửa người, bệnh nhân "vô danh" hiện đang được điều trị tại bệnh viện Thanh Nhàn. Ngoài tình trạng bệnh nặng, vấn đề đáng lo ngại đó là mong muốn tìm được gia đình, người thân cho bệnh nhân. Theo nguồn tin báo từ phía bệnh viện Thanh Nhàn,...