Tướng Võ Trọng Việt lý giải vì sao Đỗ Cường Minh lấy được súng vụ lãnh đạo Yên Bái bị bắn
Thượng tướng Võ Trọng Việt cho rằng, trong vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị bắn, Chi cục trưởng kiểm lâm lấy được súng là vì cấp cho đi công tác, sau đó lợi dụng gây ra vụ việc.
Phát biểu cho ý kiến vào dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh cho rằng, một số ý kiến đã bày tỏ sự băn khoăn trong việc cấp súng cho lực lượng công an xã và cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao.
“Ở đây, công an xã cũng là một cấp trong hệ thống tổ chức của công an nhân dân và thực tế mình đã cấp súng rồi nên quan điểm của Ủy ban Quốc phòng – An ninh là cấp còn việc quản lý thì khác.
Còn đối với cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, một số quan điểm nói không nên cấp vì đối tượng điều tra là công chức nhà nước, ý thức chấp hành cao hơn, tốt hơn các đối tượng khác ngoài xã hội.
Nhưng qua đánh giá tác động thấy các điều tra viên làm điều tra của Viện kiểm sát, nhất là điều tra về kinh tế thì rất phức tạp, nếu không có gì trong tay sẽ rất khó khăn.
Ở đây, việc cấp số lượng chỉ có 180 người nên đề nghị ủng hộ cấp cho người ta”, tướng Việt nói.
Cũng theo tướng Việt, với phần cứng trong việc cấp súng cho công an, quân đội, kiểm lâm, kiểm ngư, hải quan… đều thực hiện rất chặt chẽ quy trình cấp, quản lý.
Riêng đối với vụ việc lãnh đạo Yên Bái bị bắn, theo tướng Việt, việc đối tượng Đỗ Cường Minh lấy được súng và bắn gây tử vong cho Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường cùng Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn là vì “súng cấp để cho đi công tác”.
“Vụ Yên Bái lấy được súng là vì cấp cho đi công tác rồi ông lợi dụng đó để bắn, cái này thì rất khó và chẳng qua đây là lợi dụng Luật chứ không phải Luật sơ hở”, tướng Việt nêu.
Video đang HOT
Đồng tình với việc cấp súng cho công an xã, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, công an xã là lực lượng quan trọng và đang được trang bị công cụ hỗ trợ như dùi cùi, roi điện….có thể gây sát thương, chết người.
“Quan điểm của chúng tôi, đã là công an thì phải chính quy, còn lực lượng hỗ trợ cùng thì không phải gọi là công an. Nhưng đã giao cho công an xã thẩm quyền nằm khoảng 20 luật, rất quan trọng đối với địa phương thì phải có công cụ cho họ thực hiện.
Tôi đề nghị, cần phải tiếp tục giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho công an xã như hiện hành nhưng phải chính quy hóa lực lượng này.
Chúng tôi cũng biết, khi Bộ trưởng Bộ công an trình vấn đề này, có ý kiến cho rằng, nếu chính quy hóa thì vướng biên chế, nhưng lãnh đạo công an nói sẽ điều chuyển trong lực lượng.
Bây giờ Công an xã đang được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ rồi, nếu bây giờ không trang bị họ có thể bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương ở cấp xã bằng cách nào?”, bà Nga nêu ý kiến.
Còn đối với cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao, theo bà Nga, đây là lực lượng điều tra chuyên trách.
Cơ quan điều tra các loại án là xâm phạm các hoạt động tư pháp do cán bộ cơ quan tư pháp phạm tội đó là cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hánh án, tham nhũng trong hoạt động tư pháp.
“Là cơ quan điều tra thực hiện theo toàn bộ quy định của Luật tố tụng thì cớ làm sao các cơ quan điều tra khác được giao vũ khí, công cụ hỗ trợ còn Cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao lại không được giao.
Một khi đã là tội phạm rồi, tính chất ở mỗi loại tội khác nhau thì khác nhau chút ít nhưng không thể nói rằng, hoạt động điều tra và đối tượng điều tra của lực lượng này chủ yếu là cán bộ, công chức nhà nước nên không cần thiết phải giao vũ khí quân dụng”, bà Nga bày tỏ.
(Theo Soha News)
Người thi hành nhiệm vụ được nổ súng khi nào?
Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được trình ra Quốc hội chiều nay 31/10 cho phép người thi hành nhiệm vụ được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (Ảnh: Hoàng Long)
Trình bày tờ trình dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Thượng tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết sau hơn 4 năm tổ chức triển khai thi hành Pháp lệnh, công tác quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã đạt được những kết quả quan trọng. Việc quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được bảo đảm chặt chẽ, trang bị đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích; công tác bảo quản, kiểm kê vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã đi vào nền nếp. Hoạt động đấu tranh phòng, chống sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được đẩy mạnh... Do đó, đã nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, từ năm 2012 đến nay, công an các đơn vị, địa phương đã trang bị hơn 337.400 loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định; cấp hơn 321.600 giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các cơ quan chức năng đã phát hiện, điều tra, bắt giữ 7.650 vụ, 6.116 đối tượng; truy tố 2.964 vụ, xét xử 1.920 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 2.603 trường hợp; thu giữ 1.897 khẩu súng các loại, 22.264 kg thuốc nổ, 100.969 kíp nổ...
"Những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng góp phần bảo vê an ninh quốc gia, bao đam trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"- Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.
Tuy nhiên, ông Tô Lâm nhấn mạnh, sau hơn 4 năm tổ chức triển khai thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ những hạn chế, bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm va cac vi pham phap luât khac trong tình hình mới.
Không được nổ súng khi biết rõ đó là phụ nữ, trẻ em
Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, đa số ý kiến tán thành với các quy định về đối tượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị tại dự thảo luật.
Theo dự thảo, đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng gồm: Quân đội nhân dân; dân quân tự vệ; cảnh sát biển; công an nhân dân; cơ quan điều tra của VKSND Tối cao; lực lượng cơ yếu; kiểm lâm, kiểm ngư; lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan; Hải quan cửa khẩu; an ninh hàng không.
"Có ý kiến đề nghị bổ sung công an xã vào đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ, vì cho rằng, thực tế lực lượng này có nhu cầu và đã được trang bị. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị không trang bị vũ khí quân dụng cho công an xã vì đây không phải là lực lượng công an nhân dân chính quy"- ông Việt nói.
Về quy định nổ súng, đa số ý kiến tán thành với các quy định về nổ súng tại điều 21 của dự thảo luật này. Cụ thể, khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, việc nổ súng phải tuân theo các nguyên tắc: Nổ súng phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định; chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo; nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe doa trưc tiêp đên tinh mang, sưc khoe cho bản thân hoặc ngươi khac hoăc co thê gây ra nhưng hâu qua đặc biệt nghiêm trong khác thì được nổ súng ngay.
"Không nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người già trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác. Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra"- dự thảo nêu rõ.
Ngoài ra, người thi hành nhiệm vụ độc lập, trước khi nổ súng phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh hoặc bắn chỉ thiên đối với các trường hợp sau: Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực, phương tiện tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực, phương tiện gây rối trật tự công cộng uy hiếp nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; cướp tang vật, phương tiện vi phạm.
Dự thảo cũng đề xuất được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau: Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin.
Người thi hành nhiệm vụ được phép nổ súng mà không cần cảnh báo nếu đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin, mua bán và vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội trên; đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật hoặc đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác....
Theo ông Võ Trọng Việt, có ý kiến đề nghị luật này chỉ quy định nguyên tắc nổ súng, còn các trường hợp nổ súng cụ thể cần được quy định trong các luật chuyên ngành để khắc phục sự thiếu định lượng trong các quy định về nổ súng. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị rà soát các quy định về nổ súng trong các luật chuyên ngành để quy định tại luật này bảo đảm tính thống nhất, đầy đủ, cụ thể, khả thi mà không phải dẫn chiếu sang các luật khác.
Thế Kha
Theo Dantri
Tống tiền người phụ nữ hơn tuổi sau đêm ân ái Nam thanh niên bí mật chụp ảnh khi quan hệ tình dục với người phụ nữ quen qua mạng rồi nhắn tin tống tiền. Thoa tai cơ quan công an. Công an huyên Yên Binh (Yên Bai) vừa bắt Trần Quang Thỏa, trú xã Hán Đà, vê hanh vi cưỡng đoạt tài sản. Theo điều tra, Thoa lên mạng xã hội làm quen...