Tướng vợ chồng…
Có lần giận nhau chị nói: em chán lắm rồi. Em muốn bỏ đi khỏi cái nhà này! Anh không nói gì. Chỉ lặng lặng vào phòng. Đêm ấy, chị cũng không ngủ cùng anh mà sang ngủ với con gái.
Ngày anh chị yêu nhau, mấy cô bạn cùng phòng ai cũng háo hức được gặp anh xem người yêu chị mồm ngang mũi dọc ra sao? Chứ có mỗi cô ế trong phòng giờ may mà có anh tha đi nốt thế là cả phòng ai cũng có đôi có cặp. Những ngày lễ ngày tình nhân không phải áy náy vì bỏ chị ở nhà một mình nữa. Và khi về cũng không phải len lén giấu quà mà chẳng dám vui vẻ khoe ra. Nhưng giờ chị có người yêu rồi, mà mấy đứa còn mừng hơn cả mình có người yêu vậy. Chính vì thế mà lòng biết ơn cũng như tò mò về ngoại hình của anh càng thôi thúc đám bạn cùng phòng đòi hỏi chị phải mang anh về giới thiệu công khai để bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng.
Thế là sau hai tháng yêu nhau, họ có cái lễ ra mắt chính thức cả phòng chị. Ai cũng tấm tắc khen, bảo: Chị trâu chậm nhưng mà lại được uống nước trong. Đúng là trời cũng không phụ lòng người. Nhưng rồi có một cô bạn nói:
Nhưng tao thấy mày và anh ấy giống nhau thế nào ấy! Mày tra rõ ràng gốc gác ra chưa? Cẩn thận không thì lại loạn luân. Nhớ về hỏi cha mẹ cẩn thận trước khi làm gì đó đấy.
Biết là bạn đùa, chị cười bảo:
Mày chỉ giỏi tưởng tưởng. Hay đang nghiên cứu Trăm năm cô đơn nên khi nào đầu óc cũng nghĩ tới vấn đề loạn luân?
Nhưng ai ngờ, cả phòng đều gật gù:
Ừ, nó nói tao mới nghĩ ra. Quả thật ngay lúc nhìn thấy anh ấy tao đã ngờ ngợ là không biết đã gặp ở đâu rồi. Giờ mới hiểu, vì mày và anh ấy có rất nhiều điềm giống nhau trên khuôn mặt và cả dáng người cũng hao hao nhau.
Video đang HOT
Nhưng chị cũng không quan tâm lắm. Giống nhau thì cũng có sai đâu?
Và rồi khi có gia đình, đi đâu ai cũng nói vợ chồng chị sao giống nhau
đến thế, đúng là có tướng vợ chồng. (Ảnh minh họa)
Chị cứ tưởng chỉ có đám bạn thời đại học mới nói thế. Ai dè khi về ra mắt họ hàng gia đình, ai cũng nói hai người nhìn cứ hoa hao nhau vậy. Chị hỏi mẹ, mẹ chị bảo: Những người nhìn hao hao giống nhau là những người có tướng vợ chồng đấy con ạ! Chị thấy đúng thế. Thảo nào, trong mấy đứa bạn, yêu đương còn cuồng nhiệt, thắm thiết và dai dẳng hơn anh chị mà rồi cũng chia tay nhau mỗi người mỗi ngả. Không ai ngờ được là chỉ có một đôi khi nào cũng cãi nhau, khi nào cũng giận nhau, năm bảy bữa lại chia tay, lại khóc lóc ấy vậy mà lại có kết thúc có hậu nhất là một đám cưới đẹp như mơ.
Và rồi khi có gia đình, đi đâu ai cũng nói vợ chồng chị sao giống nhau đến thế, đúng là có tướng vợ chồng. Khi trước chỉ có mẹ nói thế nên chị cũng không để ý nhiều. Nhưng giờ nghe nhiều người nói vậy chị lại sinh ra hay để ý. Mà chị thấy đúng thế thật. Nhất là những cặp vợ chồng càng ở cùng nhau thời gian lâu lại càng có xu hướng giống nhau đến lạ.
Như anh chị H. Q bên cạnh hai vợ chồng đều lùn lùn như nhau, mập mập như nhau, tới cả cái dáng đi quay bàn chân choãi ra ngoài ngón hướng vào trong cũng giống nhau, thậm chí cả khuôn mặt tròn tròn mũi to giống nhau, đôi mắt một mí giống nhau, chỉ khác là anh có nhiều râu mà thôi. Rồi còn nhà đầu xóm nữa chứ, nhìn lâu thấy họ giống nhau tới kì lạ. Từ nụ cười tới cả cách nói chuyện cũng vậy. Cái kiểu nhướn nhướn lông mày cũng giống mới kinh chứ. Thậm chí còn không lệch nhau một pha. Có lần hỏi chị ấy là: Khi con gái chị cũng hay nhướn lông mày thế à? Chị ấy bảo, không, ở lâu, cứ khi nào nói chuyện lại thấy ông ấy làm thế rồi chả biết mình cũng làm thế khi nào nữa…
Vì thế chị bắt đầu tìm hiểu. Hóa ra là đúng như vậy. Vợ chồng ở gần nhau, càng ngày càng có xu hướng giống nhau nhiều hơn. Từ ngoại hình tới nết ăn nết ở, cách đi đứng nói chuyện cũng sẽ dần dần mà học tập nhau một cách vô thức rồi trở nên giống nhau lúc nào không hay. Nhất là những cặp vợ chồng càng hạnh phúc thì cái xu hướng ấy càng trở nên rõ ràng hơn.
Rồi chị bắt đầu ngẫm tới vợ chồng mình thì thấy đúng quá. Ngoại hình thì không cần bàn nữ. Còn về những thứ khác thì thấy cũng đúng. Tự khi nào, một anh chồng bác học khi nào cũng nguyên tắc, cứng nhắc và lầm lì bỗng dưng lại trở nên hài hước. Ngay cả khi yêu, chả khi nào thấy anh cười phớ lớ, thế mà giờ về nhà, nhiều khi nói chuyện với vợ mà anh cười tới mức hàng xóm trêu vợ chồng nhà này vớ được vàng sao ý? Rồi nhiều khi hai cha con nô đùa với nhau mà chị cứ ngỡ là hai đứa bằng tuổi đang chơi chứ?!
Chị lặng lẽ có chút rón rén bước vào phòng ngủ, nhưng giường chiếu
đã được gấp ngay ngắn. Chắc anh thức dậy lâu rồi. (Ảnh minh họa)
Rồi lại còn cái nết ăn nữa. Anh thì cái gì cũng ăn được. Không khi nào từ chối món gì hết. Còn chị thì cực kén ăn. Chị bảo chị chỉ ăn thịt lợn và các loại gia cầm. Anh bảo đúng là người rừng. Vậy mà, sau bao nhiêu năm ở cùng, chị đã ăn tất các thể loại mà anh có thể ăn được.
Rồi còn cả cái tính bốc đồng nghệ sĩ của chị nữa. Ngày xưa anh kêu mệt. Vì hứng lên là chị lôi anh đi chơi, đi du lịch loanh quanh bằng xe máy. Thì giờ ngược lại, người lôi chị đi là anh. Không còn cái câu càu nhàu: đi đâu cũng phải có kế hoạch, cũng phải chuẩn bị nữa. Và chị cảm thấy rất vui vì điều đó. Những khi như thế, chị lại thấy mình như trẻ lại. Hai vợ chồng vi vu đèo nhau trên chiếc xe máy, đi tới nơi mình thích, bỏ mặc sau lưng cái thành phố ồn ào bụi bặm với những lo lắng về cơm áo ngạo tiền tới lòi cả con ngươi. Càng ngày, anh chị càng tìm được tiếng nói chung với nhau hơn. Thậm chí cả những bất đồng dần cũng được giải quyết nhanh hơn vì biết được ý của người kia và nhường nhịn nhau một chút.
Có lần giận nhau chị nói: em chán lắm rồi. Em muốn bỏ đi khỏi cái nhà này! Anh không nói gì. Chỉ lặng lặng vào phòng. Đêm ấy, chị cũng không ngủ cùng anh mà sang ngủ với con gái. Sau một đêm khi thức dậy, chị quơ tay sang bên cạnh như mọi khi, nhưng không phải là cái thân hình to to, dày dày, ấm áp của anh mà là cô con gái bé nhỏ mềm mại bên cạnh. Chị mới giật mình và thấy cơn tức giận trong lòng mình đã biến đi tự khi nào. Cái thói quen mở mắt ra là thấy anh, chị không biết là nó lại quan trọng tới mức thế. Thậm chí cái giây phút ấy chị đã có chút bần thần. Không biết cảm giác của anh khi thức dậy mà không có chị ở bên cạnh thì như thế nào?
Chị lặng lẽ có chút rón rén bước vào phòng ngủ, nhưng giường chiếu đã được gấp ngay ngắn. Chắc anh thức dậy lâu rồi. Chị lại ra phòng bếp. Nhưng cũng không thấy anh. Chỉ thấy bữa sáng có bánh mì kẹp trứng phô mai với dưa chuột món chị thích được đặt trên bàn vẫn còn nóng. Chắc anh mới làm xong. Dưới đĩa là một mẩu giấy anh viết: Em yêu! Anh đồng ý cho em ra khỏi nhà. Nhưng dù em có đi tới cùng trời cuối đất. Rồi em sẽ lại quay về. Vì chúng mình có tướng vợ chồngcủa nhau rồi. Trên mặt em có đánh dòng chữ: Em chính là vợ của đồng chí Ng. Q. Ph rồi đó!
Theo Ngoisao
Mong chồng bớt... hào phóng!
Về quê dự đám cưới, lúc khởi hành quay lại thành phố thì xe chết máy. Nghe tài xế bảo sửa xe mất vài tiếng, mọi người đành ghé vô quán nước mía bên đường cho đỡ ngột ngạt.
Được anh chủ quán vui vẻ gợi ý, mấy ông ra chợ gần đó mua hải sản và thùng bia về lai rai giết thời gian. Mình ra sau quán rửa mặt, loáng thoáng nghe chị chủ quán cằn nhằn anh chồng. Thì ra, chị đòi tính tiền công luộc mấy ký nghêu sò vì quán bán nước mía chứ không phải quán nhậu, hơi đâu làm giùm. Anh chồng vặc lại: "Bạn thằng D. cũng như bạn mình, anh em không mà tính toán gì? Lâu lâu người ta ở thành phố xuống chơi mà!". D. là tên chú rể mình vừa dự đám cưới, nhà chỉ cách đó mảnh vườn. Cái kiểu "tình thương mến thương" của anh chủ quán khiến mọi người thích thú vì sự hiếu khách, nồng hậu của người dân ở quê, nhưng là phụ nữ, mình lại cảm thông với người vợ hơn.
Việc buôn bán rồi nhà cửa, con cái đã khiến chị tất bật lắm rồi, trông chị lam lũ thế kia mà! Đã vậy còn phục vụ đám khách nhậu bất đắc dĩ, chưa kể phải bỏ gia vị, củi lửa, công sức nấu, nhậu xong cả đám bỏ mớ lộn xộn lại cho chị dọn, chị bực cũng phải. Cứ vài ngày lại gặp một đám bạn nhậu của ông chồng, hiếu khách kiểu này cũng đủ mệt. Khi mình dúi ít tiền làm quà, chị cầm nhưng vẫn chưa thôi ấm ức ông chồng. Chị bảo đây không phải lần đầu anh tỏ ra hào phóng thế; dù nhà nghèo rớt mùng tơi, nhưng hễ gặp bạn nhậu hay khách thân, sơ gì đều muốn "chơi đẹp", kiểu "dân chơi sá gì mưa rơi"! Mình biết chị đã và sẽ còn khổ dài dài bởi mình cũng có một ông chồng ưa hào sảng kiểu ấy.
Hồi yêu nhau, vợ rất cảm động trước sự rộng rãi của chồng. Nhớ lần cậu đồng nghiệp kể việc nhà trọ cậu ở bị trộm dọn sạch, dù khi kể lại cậu ấy không có ý nhờ giúp đỡ, nhưng chồng đã vét sạch túi đưa hết cho cậu ấy. Lúc ấy chồng đi về dọc đường lỡ xe hết xăng chắc chỉ có nước dẫn bộ. Đứa em đi Hàn Quốc về cho vợ hộp sâm quý, đem ngâm rượu làm thuốc chưa kịp uống. Có lần, bạn tới chơi, chồng lôi bình rượu sâm ra đãi. Vợ đi vắng, về phát hiện thì hỡi ôi... bình rượu đã cạn tới đáy! Nói ra thì mang tiếng hẹp hòi, nhưng vợ cứ tiếc hộp sâm quý có tiền cũng khó mua ở đây được. Rút kinh nghiệm, những gì quý giá nhưng có "nguy cơ" cao vợ đều giấu khỏi tầm mắt chồng. Dẫu sao, sự hào phóng của chồng với những món vặt vãnh ấy cũng chưa phải là "đỉnh".
Hôm rồi chị chồng lên chơi, chị cứ tấm tắc khen bộ sofa nhà mình đẹp và chặc lưỡi "chắc bộ này mắc lắm!". Chị vừa khen xong câu thứ hai thì chồng tiếp luôn: "Chị thích thì cứ lấy về xài, tụi em mua bộ khác". Dù chị cứ khăng khăng không lấy nhưng sau khi chị về, chồng kêu xe chở bộ sofa về nhà chị luôn. Vợ thắc mắc cho chị thì lấy gì xài, vì giá trị chiếc sofa không nhỏ, mà mình đâu khá giả gì để chồng liên tục "chơi đẹp" như thế? Chồng cười hề hề bảo cho chị chứ có cho người ngoài đâu mà tiếc. Ủng hộ chồng thì mình thiệt, mà phản đối thì thấy mình nhỏ nhen. Tình huống nào cũng khó cho vợ.
Cứ nghĩ cả vợ lẫn chồng đều có tuổi thơ cơ cực nên chồng hiểu hơn ai hết cái khổ của sự thiếu thốn. Chồng từng kể về ba chồng với ý trách móc, lúc nào cũng hào phóng với chiến hữu, bạn bè, trong khi mẹ chồng phải chật vật lo cho con. Vậy mà cái "gien" ấy như đã ăn sâu vào máu chồng. Bớt lại chồng ơi, nếu không muốn nhà mình có ngày sạch sành sanh chỉ vì cái tính hào sảng của chồng!
Theo VNE
Mẹ thật mâu thuẫn Dạo này bố không còn gọi mẹ "mẹ còi ơi" nữa, (hơn sáu mươi cân rồi còn còi nỗi gì) mà gọi "mẹ bầu ơi" có khi lại gọi "Bầu ơi", làm mẹ cứ khúc khích. Rất nhiều người quen lẫn lạ gọi mẹ là bầu, và mẹ tự hào về cái bụng tròn xoe của mình lắm lắm. Thi thoảng mẹ lại...