Tướng về hưu Thổ Nhĩ Kỳ xin lỗi Nga vụ bắn rơi Su-24
Chủ tịch Hội sĩ quan về hưu Thổ Nhĩ Kỳ, trung tướng không quân Erdogan Karakus bất ngờ xin lỗi Nga vì vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga hồi tháng 11.2015.
Quan hệ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và Nga xấu đi sau vụ bắn rơi máy bay Su-24 – Ảnh: Reuters
Tướng Karakus mong muốn vụ tai nạn nhanh chóng đi vào quá khứ và mối quan hệ Nga-Thổ bình thường trở lại, theo Sputnik ngày 12.3.
“Chúng tôi rất tiếc về những gì đã xảy ra. Chúng tôi luôn muốn làm bạn với Nga, để giữ mối quan hệ láng giềng tốt và tránh mọi hiểu nhầm”, tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Ông Karakus cho rằng vụ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga là một sai lầm không nên xảy ra. Tướng Karakus khẳng định việc bình thường hoá mối quan hệ Nga-Thổ là vấn đề quan tâm của người dân 2 nước.
“Đôi khi ý kiến của người dân về một vấn đề cụ thể có thể hoàn toàn khác với quan điểm của chính phủ, tuy nhiên rõ ràng là người dân Thổ Nhĩ Kỳ đang ủng hộ việc bình thường hoá quan hệ Nga-Thổ”, ông này nói.
Hồi tháng 11.2015, một tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga gần biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ vì cho rằng máy bay này xâm phạm không phận Thổ, trong khi Nga bác bỏ cáo cuộc này. Một trong 2 phi công thiệt mạng khi nhảy dù và bị quân nổi dậy bắn chết.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là “cú đâm sau lưng” và đã đưa ra các biện pháp trừng phạt nước này.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Su-24 rơi xuống, IS hưởng lợi!
Chiến đấu cơ Su-24 của Nga rơi xuống, chiến trường Syria càng hỗn loạn, cơn ác mộng chiến tranh tràn khỏi biên giới Syria càng cao. Chỉ có một bên hưởng lợi tất cả: IS.
Mỹ tích cực trang bị đạn dược cho lực lượng nổi dậy người Kurd ở Syria để "nhờ" đánh IS - Ảnh: Reuters
Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ hằn học nhau
Chiến trường Syria đang bị xâu xé bởi quá nhiều thế lực từ bên ngoài, cả trên không và dưới đất: Nga, Mỹ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ kèm một loạt đồng minh của Mỹ. Bầu trời Syria đã chứng kiến máy bay của 11 nước qua lại cả thảy! Trong khi đó, nội bộ Syria là cuộc tranh giành quyền lực của hàng loạt nhóm nổi dậy khác nhau, được các chính quyền khác nhau hậu thuẫn - nói chính xác hơn là bị các chính quyền khác nhau mượn tay, mượn cả máu, cho lợi ích khác nhau của họ.
Đơn cử, ngay trong liên minh chống IS ở Syria, "anh cả" Mỹ tích cực chi tiền và trang bị cho các nhóm nổi dậy người Kurd - đồng minh quan trọng nhất của Washington trên mặt đất Syria để chống IS. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ thì cưng chiều lực lượng nổi dậy người Turkmen (người gốc Thổ) mong tạo một vùng đệm an toàn trên đất Syria, khu vực giáp nước này. Mỹ bực dọc với ưu tiên của Thổ, Ankara nổi đóa với hành động của Washington.
Còn nhớ chỉ mới hồi tháng trước, chính quyền Ankara đã triệu tập đại sứ Mỹ để trút nỗi bực dọc sau vụ máy bay Mỹ thả 50 tấn đạn dược xuống cho một liên minh Ả Rập - người Kurd để "nhờ" phá một căn cứ của IS ở miền bắc Syria. Cũng trong tháng 10, Thổ Nhĩ Kỳ triệu đại sứ Nga đến than phiền về chuyện hậu thuẫn cho người Kurd, theo tờ The New York Times. Nga và Mỹ - 2 đối thủ sừng sỏ nhất thế giới này dường như đang tranh giành sự ủng hộ của người Kurd - kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara sợ rằng người Kurd ở Syria bắt tay với người Kurd trên đất Thổ âm mưu phá chính quyền.
Các chiến binh người Turkmen ở biên giới Syria, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP
Phương Tây 'chung tay' xoa dịu Putin
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 25.11 đã gọi điện thoại cho người đồng cấp Nga Sergey Lavrov kêu gọi "đừng để cho chuyện này (chiến đấu cơ Su-24 bị bắn) leo thang."
Tại Đức, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Angela Merkel rằng "chúng ta phải làm tất cả để hạ nhiệt và nối lại đối thoại" khi đề cập đến vụ Su-24.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, trong khi đó, chỉ trích hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là "sự khiêu khích có kế hoạch từ trước". Và Nga nhanh chóng tăng cường triển khai các loại khí tài, hỏa lực mạnh mẽ nhất, tối tân nhất đến căn cứ ở Syria, tăng cường dội bom ở nơi máy bay Nga bị bắn rơi.
Nhà phân tích quân sự ở Mỹ Omar Lamrani nhận xét: "Khả năng tính toán sai lầm là rất lớn và trong bối cảnh như thế này, tính sai có thể bùng phát thành leo thang, dẫn đến viễn cảnh tồi tệ nhất". Theo nhận xét của ông thì Mỹ đang tìm mọi cách để ngăn việc biến cuộc chiến ở Syria thành cuộc chiến Mỹ-Nga nhưng Mỹ buộc phải tính tới viễn cảnh chiến tranh khu vực.
Nhưng tất cả những chuyện này thì liên quan gì tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)?
IS hốt trọn
Mỹ không muốn cuộc chiến Syria trở thành cuộc chiến Nga - Mỹ - Ảnh: AFP
Cục diện căng thẳng trong quan hệ Nga - Thổ sau vụ máy bay Nga bị bắn rơi đập tan hy vọng mong manh là sau vụ khủng bố Paris, nước Pháp có thể kéo các bên xích lại với nhau một tí để đoàn kết chống IS. Ngược lại, giữa "mối tơ vò" ở Syria, trong bối cảnh tất cả các bên đều tăng cường phòng thủ như hiện nay, người ta ngày càng lo sợ nguy cơ chiến tranh lan rộng, tràn khỏi biên giới Syria.
Tổng thống Putin, sau vụ rơi Su-24, đã tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ là đồng lõa với khủng bố. Trên thực tế, nhà phân tích Lamrani nói rằng không ít "diễn viên" trên mặt đất Syria vừa đánh lại IS, vừa thỏa hiệp với tổ chức này để đạt những mục tiêu của riêng mình, trong đó có cả Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và nhiều nhóm phiến quân.
Cuối cùng, giữa một chiến trường hỗn loạn, lắm bè phái, lắm mục tiêu, lắm lợi ích riêng như thế, chỉ có một bên duy nhất được hưởng lợi tất cả, dẫu đó là bên mà tất cả những thế lực còn lại trên chiến trường đó đều hô to là họ chống lại: IS.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Mất máy bay nhưng còn hợp tác Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24, Nga cảnh báo sẽ có hành động đáp trả. Nhưng liệu Nga có mạnh dạn từ bỏ những lợi ích từ sự hợp tác năng lượng với Thổ Nhĩ Kỳ? Sự hợp tác về năng lượng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ được duy trì - Ảnh: Reuters "Cú...