Tướng Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa qua đời
Hãng tin nhà nước Tân Hoa xã Trung Quốc đã tuyên tuyền về cuộc chiến xâm lược đẫm máu quần đảo Hoàng Sa khi kẻ chỉ huy cuộc chiến đó qua đời.
Tàu chiến số hiệu 502 Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974
Tân Hoa xã – hãng tin nhà nước Trung Quốc ngày 28 tháng 5 đưa tin, Lưu Hỉ Trung – nguyên Phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc – người từng chỉ huy biên đội tàu chiến tham gia chiến tranh xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã bị bệnh qua đời vào ngày 19 tháng 4 ở Quảng Châu, thọ 85 tuổi.
Lưu Hỉ Trung được biết tới là người Tụ Nham, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ông này đi lính từ năm 1947, đến năm 1950 vào Đoàn thanh niên chủ nghĩa dân chủ mới Trung Quốc, năm 1953 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong đời, Lưu Hỉ Trung từng làm lính thông tin, cảnh vệ, tiểu đội trưởng, giáo viên, tham mưu, chỉ huy tàu, phó trưởng khoa, đại đội trưởng, chủ nhiệm cái gọi là “khu tuần tra Tây Sa” (Tây Sa là cách gọi của Trung Quốc đối với Hoàng Sa của Việt Nam);
Rồi làm Tư lệnh cái gọi là “Khu thủy cảnh Tây Sa”, Phó tư lệnh căn cứ Quảng châu, Tư lệnh căn cứ Du Lâm – Hạm đội Nam Hải, được bài báo cho có đóng góp cho xây dựng quân đội cách mạng, hiện đại, chính quy (Trung Quốc).
Bài báo còn cho hay, Lưu Hỉ Trung là đại biểu Đại hội 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đại biểu Nhân đại toàn quốc Trung Quốc khóa 6. Năm 1988, Lưu Hỉ Trung được gắn vào vai lon thiếu tướng hải quân.
Lưu Hỉ Trung – kẻ từng chỉ huy biên đội xâm chiến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Ngoài ra, bài viết còn “hồi tưởng” lại một trang sử Trung Quốc triển khai cuộc chiến tranh xâm lược đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, bất chấp luật pháp quốc tế. Lưu Hỉ Trung đã tham gia cuộc chiến phi nghĩa này, khi đó, ông ta chỉ huy biên đội 128.
Video đang HOT
Được biết, trong cuộc chiến tranh xâm lược này, Trung quốc đã sử dụng 2 tàu quét mìn 396, 389 (lượng giãn nước mỗi chiếc chưa đến 400 tấn), các tàu săn ngầm 271, 274. Chỉ huy trên biển khi đó của Trung Quốc được biết tới có tên là Ngụy Minh Sâm. Trong khi đó, Quân đội Việt Nam cộng hòa (Nam Việt) đã sử dụng 4 tàu chiến (lượng giãn nước mỗi chiếc 1.700 tấn), trong đó có 1 tàu được đặt tên là Lý Thường Kiệt, ngoài ra còn có 4 máy bay.
Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng dân quân trang bị súng máy hạng nhẹ, lựu đạn tham gia cuộc chiến tranh xâm lược này. Sau đó, Trung Quốc còn điều thêm biên đội các tàu săn ngầm 281, 282 từ Sán Đầu đến quần đảo Hoàng Sa chi viện xâm lược, biên đội này do Lưu Hỉ Trung chỉ huy.
Tàu chiến số hệu 281 Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974
Theo thuật lại của bài báo, tối ngày 17 tháng 1 năm 1974, biên đội 281 từ Sán Đầu chạy đến Du Lâm, khi đó Lưu Hỉ Trung làm đại đội trưởng. Sau đó, ông ta nhận nhiệm vụ ở phòng tác chiến căn cứ Du Lâm, nhận lệnh từ Tư lệnh hạm đội. Cuộc chiến sau đó diễn ra khốc liệt.
Theo bài báo, sau khi nhận được tin đã bắn chìm 1 tàu chiến của Quân đội Việt Nam cộng hòa, vào lúc 15 giờ ngày 19 tháng 1, tại phòng trực ban tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc ở Bắc Kinh, lãnh đạo Trung Quốc khi đó có tên là Đặng Tiểu Bình đã vui mừng, nói: “Chúng ta nên ăn cơm thôi”.
Để mở rộng chiến tranh xâm lược, Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình còn đồng ý với đề nghị của Chính ủy Hải quân Trung Quốc khi đó là Tô Chấn Hoa về việc điều thêm thuyền máy lắp ngư lôi đến tham chiến, nhưng giữa đường đã gặp sự cố, nên không làm gì được.
Sau này, Tô Chấn Hoa tỏ vẻ tự hào về thành tích xâm lược Hoàng Sa, cho rằng: “Từ khi hải quân nhân dân (Trung Quốc) được thành lập đã ở tuyến đầu phòng thủ trên biển, luôn ở trong môi trường chiến tranh (xâm lược), không ngừng tôi luyện trong chiến đấu (xâm lược). Cuộc chiến này, đơn vị trước tiên không được chuẩn bị đầy đủ… nhưng đã tiêu diệt được đội quân nước ngoài được vũ trang bằng tàu chiến Mỹ…”.
Tàu chiến số hiệu 396 Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974
Trong cuộc chiến tranh xâm lược này, Hải quân Trung Quốc đã bắn chìm 1 tàu pháo, bắn bị thương 3 tàu khu trục của Quân đội Việt Nam cộng hòa, làm cho hơn 200 binh sĩ Việt Nam cộng hòa bị thương vong. Trong khi đó, binh sĩ Hải quân Trung Quốc có 18 người chết, 68 người bị thương, tàu quét mìn 389 bị trọng thương.
Sau đó, do sợ bị tàu chiến của Việt Nam cộng hòa báo thù, Quân ủy Trung ương Trung Quốc khi đó đã ra lệnh cho các tàu chiến của họ “nhanh chóng sơ tán, nếu có tình huống thì lập tức tập trung”.
Khi cuộc chiến này chưa kết thúc, Chính ủy Hải quân Trung Quốc Tô Chấn Hoa còn tích cực thuyết phục Trung Nam Hải tận dụng cơ hội “thừa thắng” xâm chiếm thêm nhóm Lưỡi Liềm. Thông qua Chu Ân Lai, báo lên Mao Trạch Đông phê chuẩn, Quân đội Trung Quốc đã nhận được lệnh thừa cơ xâm chiếm (họ gọi một cách mỹ miều là “thu hồi”) đảo Hoàng Sa, đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh.
Theo bài báo, ngày 20 tháng 1, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc đã chở binh lính lục quân đến vùng biển nhóm Lưỡi Liềm, máy bay tiêm kích của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc bay đến yểm trợ trên không. Lực lượng quân đội Việt Nam cộng hòa đã buộc phải đầu hàng.
Binh lính bành trướng xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974
Như vậy, rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược có sự chỉ đạo trực tiếp của toàn bộ ban lãnh đạo cấp cao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khi đó, từ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cho đến Đặng Tiểu Bình, Tô Chấn Hoa… – PV.
Mưu đồ và hành động bành trướng xâm lược này đã gây ra một cuộc chiến đẫm máu, đã xâm phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây ra tranh chấp phức tạp hiện nay trên Biển Đông – PV.
Hành vi chiến tranh xâm lược này cùng với các loại hành động bành trướng tiếp theo sau này của Trung Quốc sẽ không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc và chắc chắn rằng, kẻ gieo gió thì phải gặt bão. Trung Quốc đừng bao giờ coi thường ý chí và quyết tâm kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của dân tộc Việt Nam! – PV.
Theo Giáo Dục
Mao Trạch Đông và những chiếc ôtô
Trước khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1-10-1949), Chủ tịch Mao Trạch Đông chưa hề sử dụng bất cứ một chiếc ôtô chuyên dụng nào, cho dù ngay từ thời kỳ ở Diên An (kháng chiến đang ở giai đoạn căng thẳng, khó khăn và quyết liệt nhất), Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã được Trần Gia Canh, một Hoa kiều yêu nước tặng 2 chiếc Ford của Mỹ làm phương tiện đi lại.
Khi đó Trung ương đảng đã dự tính để một chiếc cho Chủ tịch Mao Trạch Đông, chiếc còn lại mọi người dùng chung. Nhưng ngay sau khi biết chuyện, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã cương quyết từ chối và kiến nghị: để một chiếc cho Tổng chỉ huy quân đội Chu Đức và một chiếc để 5 nguyên lão: Lâm Bá Cừ, Tạ Giác Tai, Đổng Tất Vũ, Ngô Ngọc Chương và Từ Đặc Lập sử dụng. Đương nhiên, mỗi khi có việc quan trọng, Chủ tịch Mao Trạch Đông vẫn sử dụng một trong hai chiếc xe kể trên bởi khi đó cả Diên An chỉ có 2 chiếc xe này làm phương tiện đi lại của Bộ chỉ huy và Trung ương đảng.
Đến tháng 3-1949, người ta thấy Chủ tịch Mao Trạch Đông đi chiếc xe Jeep của Mỹ, chiến lợi phẩm thu được từ Quốc Dân đảng và nó cũng được dùng để duyệt đội quân giải phóng tại sân bay Tây Uyển. Sau khi nhìn thấy những bức ảnh Mao Trạch Đông đi trên chiếc xe Jeep, Stalin đã chỉ thị cho các bộ phận chức năng chuyển ngay mấy chiếc ôtô đời mới nhất của Liên Xô để tặng Chủ tịch sử dụng. Và những chiếc xe này đã trở thành chuyên xa của một số lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc lúc bấy giờ như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Uỷ viên trưởng Chu Đức...
Chiếc xe chống đạn thời đầu thập niên 1950 mà Mao Trạch Đông sử dụng là quà tặng của Stalin khi Chủ tịch thăm Liên Xô (tháng 2-1950). Một trong những đặc tính của chiếc xe này là ăn rất nhiều xăng và không có điều hoà nhiệt độ. Do đó, để làm dịu bớt không khí trong xe mỗi khi mùa hè tới, người ta phải đặt một thùng đựng đá để giữa hai dãy ghế. Sở dĩ phải làm như vậy vì Chủ tịch Mao Trạch Đông rất hay ra mồ hôi, trong khi cửa sổ ôtô không thể mở vì lý do an ninh. Tuy nhiên đây cũng là chuyên xa được Chủ tịch Mao Trạch Đông sử dụng lâu nhất bởi khi đó Trung Quốc không mua bất cứ ôtô chuyên dùng nào của nước ngoài.
Ảnh minh họa.
Mãi tới khi Trung Quốc tự sản xuất được ôtô, người ta mới yêu cầu Chủ tịch Mao Trạch Đông thay chiếc xe kể trên. Ngày 5-5-1958, chiếc ôtô đầu tiên do Trung Quốc sản xuất đã xuất xưởng, nó thuộc loại Đông Phong 71 gồm 6 chỗ ngồi, đạt vận tốc tối đa 128 km/giờ với mức tiêu thụ nhiên liệu 9 lít xăng/100 km. Chủ tịch Mao Trạch Đông là người được mời thử chiếc xe này đầu tiên. Khi đó Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng Lâm Bá Cừ và một số lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc cùng ngồi thử chiếc Đông Phong 71 tại vườn hoa đằng sau Trung Nam Hải.
Sau sự kiện kể trên, vào một ngày tháng 7-1958, chiếc xe Hồng kỳ cao cấp đầu tiên loại CA72 đã được các nhà chế tạo Trung Quốc sản xuất thành công. Để giúp các nhà chuyên môn, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tặng họ chiếc xe mà hãng Ronno của Pháp tặng trước đó làm mẫu thiết kế. Uỷ viên trưởng Chu Đức đã gửi chiếc xe mà chính phủ Tiệp Khắc tặng, còn Phó Thủ tướng Trần Nghị cũng gửi chiếc Mercedes 600 để các nhà chuyên môn có thêm tài liệu nghiên cứu.
Ngay khi đó, giới chuyên môn đã xếp Hồng kỳ là loại xe có tên tuổi trên thế giới giống như Mercedes. Năm 1962, Hồng kỳ chính thức được sử dụng để đón khách quốc tế và kể từ năm 1964, nó được coi là chuyên xa dùng cho quốc lễ. Tổng thống Mỹ Nixon là một trong những nguyên thủ quốc gia được đưa đón bằng Hồng kỳ. Năm 1965, theo chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, các nhà thiết kế đã cải tiến loại CA72 thành CA770: có 3 hàng ghế đủ chỗ cho cả phiên dịch và vệ sỹ. Đến cuối thập niên 1960, chiếc Đại Hồng kỳ CA722 có khả năng chống đạn đầu tiên đã xuất xưởng.
Được biết, chỉ có Ủy viên thường vụ Bộ chính trị mới được sử dụng Đại Hồng kỳ CA722. Nghe nói, Lâm Bưu rất thích chiếc xe này nên ông là người đầu tiên sử dụng Đại Hồng kỳ CA722. Chính chiếc xe này đã đưa Lâm Bưu đến sân bay Sơn Hải Quan để chạy trốn. Mãi tới năm 1972, Chủ tịch Mao Trạch Đông mới sử dụng Đại Hồng kỳ CA722 và người ta chỉ sản xuất tổng cộng có 12 chiếc. Theo thống kê, kể từ khi chiếc Hồng kỳ đầu tiên chào đời đến năm 1966, Trung Quốc đã sản xuất tất cả 202 chiếc.
Chủ tịch Mao Trạch Đông từng chỉ thị, Trung Quốc phải sản xuất loại xe Hồng kỳ có 3 cửa và dài nhất có thể, nhưng khi chiếc xe này xuất xưởng thì ông đã qua đời (1976). Chính vì vậy các nhà sản xuất đã gọi chiếc Hồng kỳ này là "Châu Á đệ nhất xa" bởi đó là chiếc xe duy nhất và tại thời điểm đó châu Á chưa có nước nào sản xuất được loại ôtô có chiều dài tới 10 mét cùng nội thất hiện đại và đầy đủ như điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, vô tuyến, giường nằm.
Hiện chiếc "Châu Á đệ nhất xa" thuộc sở hữu của ông Lạc Văn Hữu, cư dân sống tại thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, một người nổi tiếng trong giới sưu tầm các loại xe cổ. Được biết, một tỷ phú người Hongkong đã điện yêu cầu ông Lạc Văn Hữu đổi chiếc "Châu Á đệ nhất xa" lấy 5 chiếc Mercedes 600 loại cao cấp nhất, nhưng đã bị từ chối. Còn một ông chủ ở Nam Phương đã bỏ ra 2,6 triệu NDT để mua chiếc "Châu Á đệ nhất xa", song bất thành. Theo giới chuyên môn, chiếc "Châu Á đệ nhất xa" vẫn được giới chuyên môn và giới sử gia đánh giá là quốc bảo của Trung Quốc.
Theo Tân Hồng - Tiên Du
Petrotimes
Bốn người phụ nữ ảnh hưởng đặc biệt đến Mao Trạch Đông Bốn người phụ nữ này đã có những ảnh hưởng rất quan trọng đến vị lãnh đạo nổi tiếng Trung Quốc Mao Trạch Đông. Mẹ của Mao Trạch Đông, mọi người thường gọi là Văn Thất Muội. Bà là một người đàn bà chuyên cần lao động, lương thiện hiền thục, phẩm đức cao thượng. Năm 1867, bà sinh ra trong một gia...