Tướng Trung Quốc ‘vô lối’ về giàn khoan trên biển Việt Nam
Theo Reuters, Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân TQ, tướng Phòng Phong Huy đã biện bạch cho việc Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan HD981 tại Biển Đông.
Tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy (Nguồn: guancha.cn)
Theo hãng Reuters, tướng Phòng Phong Huy, ngày 15/5 đã biện bạch cho việc Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại Biển Đông, đồng thời tuyên bố nước này không thể “mất một tấc” lãnh thổ nào.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc bên cạnh Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey, ông Phòng Phong Huy tiếp tục tuyên bố rằng giàn khoan Hải Dương-981đang vận hành trái phép ở vùng biển Việt Nam là bên trong lãnh hải Trung Quốc.
Viên tướng này đồng thời đổ lỗi cho chính sách xoay trục sang châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama, cho rằng một số nước trong khu vực lấy đó làm cơ hội để gây rối ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Ông Phòng Phong Huy này còn ngang nhiên nói Việt Nam “gây cản trở” hoạt động khoan dầu của Trung Quốc và Bắc Kinh sẵn sàng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Video đang HOT
Về phần mình, Tướng Dempsey không dứt khoát chỉ trích Trung Quốc nhưng bày tỏ quan ngại rõ rệt của mình về căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có đang hành xử khiêu khích trong cuộc tranh chấp với Việt Nam hay không và liệu ông có thấy nguy cơ xung đột tại khu vực đang gia tăng hay không, ông Dempsey nhấn mạnh: “Chúng ta đề cập đến thực tế rằng việc sử dụng các phương tiện quân sự để giải quyết tranh chấp là hành động khiêu khích và làm gia tăng nguy cơ. Chúng tôi đã có cuộc thảo luận sâu rộng về chính xác là vấn đề hiện trạng và ai đang tìm cách thay đổi nó”.
Trước đó, ngày 14/5, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice cảnh báo Trung Quốc sẽ bị cô lập trong bối cảnh các quốc gia châu Á ngày càng quan ngại liên quan tới cuộc đối đầu căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông.
Phát biểu tại một sự kiện ở Washington, bà Rice lưu ý Trung Quốc “đang ngày càng bị cô lập và trở thành một chủ thể gây lo ngại.”
Bà Rice hối thúc Trung Quốc giải quyết những tranh chấp hiện nay thông qua các cơ chế của luật pháp quốc tế, đồng thời cho rằng Trung Quốc “muốn được chào đón và thừa nhận là một cường quốc, không chỉ trong khu vực mà ở tầm cỡ toàn cầu.”
Ngày 13/5, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Vương Nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng bày tỏ quan ngại về các hành động “khiêu khích” của Trung Quốc chống lại Việt Nam.
Theo Xahoi
Trung Quốc đang tự cô lập
Mỹ tái khẳng định quan điểm xem hành động đơn phương đưa giàn khoan và tàu vào vùng biển Việt Nam của Trung Quốc là "khiêu khích".
Trung Quốc đang tự cô lập với những hành động gây hấn ở biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/5 bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc rằng sự can dự của Washington vào những diễn biến mới nhất ở biển Đông đã phá hoại hòa bình và ổn định ở khu vực.
Bóp méo sự thật
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki, việc Trung Quốc có các hành động khiêu khích, gây căng thẳng ở biển Đông là quan điểm và nhìn nhận của nhiều nước chứ không chỉ riêng Washington. Bà khẳng định tại cuộc họp báo ở Washington: "Hành động khiêu khích đơn phương này nằm trong chuỗi hành động chiến lược của Trung Quốc nhằm thôn tính các vùng biển tranh chấp, làm xói mòn hòa bình và ổn định ở khu vực. Bất kỳ thành viên nào của cộng đồng quốc tế đều có quyền bày tỏ sự lo ngại về điều này".
Phản ứng của Mỹ được đưa ra sau khi Trung Quốc tiếp tục bóp méo sự thật về tình hình biển Đông. Theo Tân Hoa Xã, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mạnh miệng tuyên bố Ngoại trưởng Mỹ John Kerry không hề nói rằng Bắc Kinh "có hành vi khiêu khích" trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Theo bà Hoa, ông Kerry chỉ nói Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp biển Đông và "không có ý định đưa ra phán xét nào về chủ quyền". Đáp lại, bà Psaki một lần nữa xác nhận ông Kerry đã khẳng định quan điểm Mỹ xem hành động đơn phương đưa giàn khoan và tàu vào vùng biển Việt Nam của Trung Quốc là "khiêu khích" trong cuộc điện đàm trên.
Bộ Ngoại giao Úc hôm 14-5 ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình biển Đông, khiến an ninh khu vực thêm căng thẳng. Tuyên bố kêu gọi các bên liên quan kiềm chế những hành động khiêu khích cũng như thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng. Úc cũng khuyến khích Trung Quốc và ASEAN sớm đạt được tiến bộ về một bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông.
Hứng chịu hậu quả
Trang The Diplomat cho rằng Trung Quốc đang muốn vẽ nên một bức tranh, trong đó Mỹ không có khả năng bảo vệ lợi ích của mình ở biển Đông, bao gồm tự do hàng hải. Tuy nhiên, các nhà phân tích tiếp tục chỉ trích hành động sai trái của Trung Quốc ở biển Đông và cảnh báo về những hậu quả mà nước này sẽ gánh chịu. TTXVN dẫn bài viết của giáo sư Artha Nantachukra, chuyên gia về Việt Nam và là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phupan (Thái Lan), nhấn mạnh toàn bộ những động thái khiêu khích - nhất là vụ giàn khoan - cho thấy rõ mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là "độc chiếm biển Đông". Sâu xa hơn, Trung Quốc có thể kiểm soát toàn bộ tuyến giao thương hàng hải; kiềm tỏa, tăng ảnh hưởng với tất cả các nước khu vực và các nước có lợi ích gắn liền với tuyến giao thương này, bao gồm cả Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, những hành động "độc tôn" đó ngược lại khiến Trung Quốc đang tự cô lập và sẽ hứng chịu những hậu quả về chính trị, ngoại giao lẫn kinh tế. Cụ thể, các nước đang bị Trung Quốc "lấn át" sẽ gia tăng, từng bước làm thất bại mục tiêu chia rẽ ASEAN của Bắc Kinh.
Báo The Wall Street Journal (Mỹ) vừa đăng bài viết nhận định Trung Quốc "sẽ phải trả giá vì các hành vi hiếu chiến". Theo bài viết, việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện của Philippines về tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông sẽ khiến nước này mất uy tín trên trường quốc tế. Sự tổn thất có thể còn tăng nếu các quốc gia châu Á khác thực hiện bước đi pháp lý tương tự. Hơn nữa, sự hung hăng của Trung Quốc đang đẩy các nước Đông Nam Á đến gần Mỹ hơn. Đó là chưa kể một loạt quốc gia đang xây dựng quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản, đối thủ chính của Trung Quốc tại khu vực. Các chuyên gia quân sự nhận định có nhiều triển vọng để các nhóm trong khu vực hợp nhất và làm đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc.
Mặt khác, trang The Diplomat đánh giá bây giờ là thời điểm để Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei giải quyết vấn đề tranh chấp ở biển Đông để đưa ra lập trường thống nhất trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Theo bài viết, giải quyết được tranh chấp nội bộ giữa các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông sẽ thiết lập những tiền lệ quan trọng để gây sức ép lên Bắc Kinh và thúc đẩy giải quyết tranh chấp theo hướng có lợi cho các nước Đông Nam Á.
Theo Xahoi
Tường thuật từ Hoàng Sa chiều 15/5: Tàu Trung Quốc 'cụp đuôi', tìm nơi trú ẩn Tàu Trung Quốc hung hãn, nhưng với sự mưu trí, dũng cảm, tàu CSB Việt Nam đã tránh được đâm va, xử lý đúng đối sách trên biển. Tàu Hải cảnh Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam Phóng viên đang có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc cho hạ đặt giàn...