Tướng Trung Quốc tức tối, bỏ cả bài phát biểu để lên án Mỹ, Nhật
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, diễn giả chính tại Đối thoại Shangri La 13, đã sử dụng bài phát biểu để hối thúc Trung Quốc kiềm kế các hành động hung hăng trên biển. Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel (Mỹ) thẳng thừng cáo buộc các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông đang làm mất ổn định khu vực.
Tướng quân đội Trung Quốc phản ứng dữ dội
Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, hay còn gọi là Đối thoại Shangri La 13, đã kết thúc tại Singapore hôm qua 1-6 sau ba ngày họp. Nhiều quan chức tham gia hội nghị đã chỉ trích mạnh mẽ các hoạt động hàng hải ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại châu Á.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, diễn giả chính tại Đối thoại Shangri La 13, đã sử dụng bài phát biểu để hối thúc Trung Quốc kiềm kế các hành động hung hăng trên biển. Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel (Mỹ) cáo buộc các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông đang làm mất ổn định khu vực.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (phải) gặp Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Shangri La 13
Tại diễn đàn Đối thoại Shangri La, tướng Vương Quán Trung, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã đưa ra những lời chỉ trích kịch liệt với cả Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
Tướng Vương Quán Trung đã bỏ cả bài phát biểu được chuẩn bị từ trước, dành tới hơn 10 phút độc diễn để lên án Mỹ và Nhật “có hành động khiêu khích với Trung Quốc”.
“Ông Abe và ông Hagel có sự chỉ trích một cách không tưởng tượng được với Trung Quốc – ông Vương chỉ trích – Tôi hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi. Có cảm giác như họ có sự phối hợp với nhau chặt chẽ, họ ủng hộ nhau, họ khuyến khích nhau. Họ lợi dụng lợi thế của người nói trước trong Shangri-La và đưa ra các hành động khiêu khích, thách thức với Trung Quốc”.
Nhiều nước yêu cầu Trung Quốc giải thích “đường 9 đoạn”
Cũng tại diễn đàn Đối thoại Shangri La, các chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới đã tập trung yêu cầu ông Vương Quán Trung giải thích về cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên biển Đông.
Video đang HOT
Ông Vương Quán Trung bí và trả lời lòng vòng các câu hỏi liên quan đến
“đường lưỡi bò”
Đại diện của báo Financial Times đặt câu hỏi: “Tôi không biết, không hiểu đường 9 đoạn là gì? Xin ông giải thích căn cứ nó ở đâu?”. Một đại biểu từ Ấn Độ nói thẳng: “Đường 9 đoạn thách thức mọi luật pháp, thông lệ quốc tế”.
Một đại biểu khác hỏi: “Ông nói Trung Quốc chỉ đáp trả các hành động khiêu khích chứ không bao giờ khiêu khích. Xin ông hãy nói xem Việt Nam đã khiêu khích gì Trung Quốc ở Hoàng Sa để các ông kéo giàn khoan của CNOOC vào đó?”.
Một câu hỏi khác là: “Ông nói về xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ. Vậy Trung Quốc có định xây dựng quan hệ kiểu mới giữa nước lớn – nước nhỏ không?”.
Tuy nhiên, với những câu hỏi này, tướng Vương chỉ trả lời lòng vòng mà không nêu ra được bất cứ căn cứ pháp lý hợp lý nào.
Ông ta bịa đặt trắng trợn rằng đường 9 đoạn Trung Quốc “đã có từ 2.200 năm” nhưng phải đợi đến năm 1949 họ mới công bố. Sau đó ông ta chuyển sang cáo buộc Mỹ đang dùng UNCLOS “làm công cụ” trong khi chưa hề phê chuẩn nó.
Các chuyên gia ngạc nhiên trước thái độ cộc cằn của Trung Quốc
Trước những câu trả lời của tướng Vương, chuyên gia Christian Le Miere của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri La, đánh giá: “Rất ngạc nhiên là phần trả lời của ông Vương về đường 9 đoạn đã hoàn toàn phủ nhận hết luật biển quốc tế”.
Chuyên gia Le Miere nhận định: “Một điều thấy rõ nhất là sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực. Và giờ Nhật cũng tích cực hơn trong việc tham gia an ninh khu vực. Căng thẳng trên biển đang xảy ra nhưng khó có thể hiểu sao phía Trung Quốc lại tỏ ra cộc cằn đến như vậy. Có lẽ vì họ bị phê phán quá nhiều tại cuộc đối thoại lần này chăng!”.
Nhà phân tích Bonnie Glaser của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đánh giá: “Có lẽ phần tuyên bố của tướng Vương chủ yếu nhắm vào khán giả trong nước ở Trung Quốc nhiều hơn. Tôi nghĩ năm nay họ đã bị chỉ trích quá nhiều tại đối thoại. Tôi thấy rất đáng tiếc là tướng Vương đã không trả lời được nhiều câu hỏi. Ông ta dành đến 10 phút lòng vòng để nói về đường 9 đoạn nhưng không giải thích được cuối cùng nó là cái gì”.
“Tướng Trung Quốc bôi nhọ đất nước Nhật”
Như đã nói trên, tại diễn đàn Đối thoại Shangri La, tướng Vương Quán Trung cho rằng phát biểu của Thủ tướng Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel là “khiêu khích” và “không thể chấp nhận được”.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga
Trước tuyên bố của tướng Vương, chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết: “Chúng tôi tin rằng quan chức Trung Quốc đưa ra tuyên bố dựa trên những điều sai trái. Ông ta đã bôi nhọ đất nước chúng tôi”. Ông Suga tiết lộ phái đoàn Nhật dự Đối thoại Shangri-La đã phản đối mạnh mẽ những phát biểu của tướng Vương Quán Trung.
Hôm 30-5, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La Thủ tướng Nhật Abe kêu gọi các nước khu vực phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Đây được xem là thông điệp gửi thẳng tới Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan và tàu chiến tới vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Một ngày sau đó, Bộ trưởng Hagel chỉ trích Trung Quốc “thực hiện các hành động gây bất ổn” đối với Philippines và Việt Nam.
Theo ANTD
Sự chuyển hướng có chủ ý của Trung Quốc
Biển Đông đang trở thành một khu vực khủng hoảng toàn cầu mới, Trung Quốc được coi như một cường quốc mạnh mẽ trong khu vực và Hoa Kỳ là một siêu cường toàn cầu. Cuộc đụng độ gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực tranh chấp đảo Hoàng Sa, mặc dù Trung Quốc cố ý tấn công bằng vòi rồng, nhưng hành động này đã gây phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế. Hành vi của Trung Quốc đã gây phản ứng từ các quốc gia ở Đông Nam Á cũng như Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, theo dự đoán làTrung Quốc đang muốn thay đổi các mối quan hệ chính trị và thực hiện tích cực hơn các yêu cầu về lãnh thổ, một trong số đó cũng đã hơn một nghìn năm nay.
Căng thẳng tại khu vực Đông Nam Á kéo dài thời gian qua. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã chuyển các giàn khoan dầu đến cách quần đảo Hoàng Sa không xa. Giàn khoan dầu được hộ tống cùng với 80 tàu của Trung Quốc, bao gồm cả tàu quân đội, với chủ ý là ngăn chặn các nước khác không được đi lại quanh khu vực giàn khoan. Mặc dù trên thực tế theo quy định của công ước Liên Hợp Quốc về luật biển, khu vực này thuộc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động khiêu khích của Trung Quốc có thể gây ra những hậu quả sâu rộng. Từ những sự kiện gần đây, tương lai có thể dẫn đến các cuộc xung đột trong khu vực, sự cạnh tranh khu vực của sáu quốc gia và trong khi đó Trung Quốc ngày càng hung hăng đã làm cho tình hình quốc tế càng thêm căng thẳng.
Vùng đất của ai?
Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông kèm theo một hạm đội thuyền bè mạnh mẽ, bởi vì trên thực tế Trung Quốc muốn thiết lập kiểm soát khu vực này. Họ luôn nói rằng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã là lãnh thổ của họ trong hai ngàn năm nay. Năm 1947 họ còn phát hành bản đồ có đánh dấu lãnh thổ của họ. Trong khi đó, Việt Nam tuyên bố rằng Trung Quốc chưa bao giờ có chủ quyền của đảo Hoàng Sa, ngược lại, từ thế kỷ 17, Việt Nam đã có chủ quyền vùng lãnh thổ này. Việt Nam có đủ các tài liệu để chứng minh lời tuyên bố trên.
Tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc lại xung đột với Philippines, Malaysia và Brunei. Philippines đóng quân đội ở đảo Trường Sa để ngăn chặn hành động tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc.
Xung đột Trung-Việt gần đây là một tâm điểm của toàn cầu. Trong một phát biểu của đại diện cấp cao về ngoại giao và chính sách an ninh của liên minh, bà Catherine Ashton nói rằng liên minh châu Âu "quan tâm đến việc thực hiện các hành động đơn phương gây ra tình hình an ninh ngày càng xấu trong khu vực, bằng chứng là cuộc xung đột gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc". Phía liên minh châu Âu kêu gọi hai bên hãy bình tĩnh và tìm một giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là theo công ước của Liên Hợp Quốc năm 1982.
Đại diện Bộ ngoại giao Mỹ nói: "Việc Trung Quốc thực hiện các bước đơn phương nhằm thiết lập chủ quyền lãnh thổ trong khu vực tranh chấp, điều này bất lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực, hành động nguy hiểm như vậy khiến chúng tôi đặc biệt quan tâm". Ngay cả Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một phát biểu đã nói rằng, nước Nhật lo ngại sự gia tăng căng thẳng trong khu vực mà Trung Quốc gây ra.
Và đây là thời điểm Trung Quốc quyết định di chuyển đến quần đảo với số lượng ngày càng tăng, điều này cho thấy sự hung hăng và bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Hành động của Trung Quốc được cho là bất hợp pháp. Thay vì đàm phán để giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN kêu gọi các nước nên kiềm chế để tránh nguy hiểm cho hòa bình và ổn định. Tuyên bố này đã được thông qua vào đầu tháng năm.
Mặt khác về phía Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hành vi của Trung Quốc là một "mối đe dọa nghiêm trọng" không phù hợp với một số thỏa thuận, trong đó có Tuyên bố về ứng xử ở biển đông (DOC) mà Trung Quốc đã tham gia ký kết. Vụ tranh chấp giữa hai nước được cho là "cực kỳ nguy hiểm". Chính quyền Việt Nam đã liên tục cố gắng kêu gọi đàm phán giữa hai nước, nhưng phía Trung Quốc từ chối với lý do rằng chính họ mới là chủ lãnh thổ này.
Sự chuyển hướng có chủ ý ?
Quần đảo Hoàng Sa được Trung Quốc đặc biệt chú ý bởi họ nghi ngờ nơi đây có dầu và khí đốt. Nơi đây không có dân cư sinh sống, quần đảo bao gồm ba mươi hòn đảo và rạn san hô. Nằm gần với lãnh thổ Việt Nam (119 hải lý hay 132 hải lý tính từ bờ biển) cách đảo Hải Nam của Trung Quốc (180 hải lý).
Và đây là thời điểm Trung Quốc đã quyết định di chuyển đến quần đảo này với số lượng ngày càng tăng đã cho thấy sự hung hăng của Trung Quốc để bành trướng khu vực. Nhưng rõ ràng họ đã bị phản ứng của từ công chúng Việt Nam, điển hình là các cuộc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở nhiều nơi trên thế giới. Và mới đây dân chúng thể hiện sự tức giận bằng cách đốt phá các nhà máy Trung Quốc tại Việt Nam. Tại sao họ thực hiện bây giờ và tại sao họ xâm lăng? Một số chuyên gia cho rằng tình hình này đã giải thích các vấn đề trong hệ thống chính trị của Trung Quốc. Họ đang rút ngắn giai đoạn hợp pháp hóa và thúc đẩy các cuộc xung đột với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam để cố gắng đạt hiệu quả chính trị trong nội bộ. Họ cho rằng, đây là một cuộc thử nghiệm cho tổng thống Mỹ Barack Obama. Trung Quốc đã bắt đầu chuyển đến khu vực tranh chấp sau một tuần lễ sau khi chuyến thăm tám ngày của ông Obama. Điều này Trung Quốc muốn chuyển thông điệp rằng người Mỹ bất lực trong khu vực và bây giờ đến lượt Trung Quốc cầm quyền.
Hiện tại không thể đánh giá xung đột ở Biển Đông như thế nào. Ngoài Việt Nam còn có Philippines, một đất nước có chiến lược truyền thống quan trọng. Trung Quốc cũng có mối quan hệ căng thẳng đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực châu Á mở rộng. Trung Quốc vẫn còn có nhiều câu hỏi về vấn đề lãnh thổ chưa được giải quyết, bao gồm ở Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư mà Nhật Bản đang kiểm soát, nhưng thực ra Trung Quốc và Đài Loan chiếm đoạt. Chắc chắn đây là tiêu điểm công khai của các về xung đột lợi ích, nếu không có sự tham gia của cộng đồng quốc tế thì không thể giải quyết được. Ngay cả những nỗi lo sợ của một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước có thể sớm xảy ra.
Theo Việt Báo
Chưa "thông" đề xuất tăng thêm Đại tướng, Trung tướng công an Thẩm tra đề xuất thêm một hàm Đại tướng cho Thứ trưởng thứ nhất Bộ Công an, thêm một hàm Trung tướng cho mỗi Tổng cục, UB Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho rằng, việc mở rộng diện một số chức vụ cấp hàm tướng chưa thật chặt chẽ, đúng nhu cầu. Dự thảo luật Công an nhân dân sửa đổi...