Tướng Trung Quốc: Triều Tiên càng “làm trò”, Mỹ càng không nhượng bộ
Trương Triệu Trung cho rằng cảMỹvàTriều Tiênđều rất rõ nước cờ của đối phương, vấn đề hiện tại đặt ra là,Bình Nhưỡngcàng “làm trò” thì Mỹ càng không thể nhượng bộ.
Trương Triệu Trung
Thời báo Hoàn Cầu ngày 9/4 đăng tải phân tích của học giả quân sự Trương Triệu Trung, một gương mặt quen thuộc trên các diễn đàn quân sự, tranh chấp lãnh thổ online của Trung Quốc xung quanh vấn đề căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Suốt từ ngày 2/4 trở lại đây, dường như ngày nào Triều Tiên cũng đưa ra những tuyên bố căng thẳng về một cuộc chiến tranh dường như có thể nổ ra bất cứ lúc nào trên bán đảo Triều Tiên. Ông Trung cho rằng, dẫn đến cục diện căng thẳng hiện tại phần lớn là do Bình Nhưỡng liên tục kêu gào đòi tiến hành chiến tranh.
Tuy nhiên viên tướng Trung Quốc cho hay, nguyên nhân sâu xa của việc Bắc Triều Tiên “bức xúc” đòi tiến hành chiến tranh lại là các động thái quân sự của bộ ba Mỹ – Hàn – Nhật khiến Bình Nhưỡng cảm thấy bất an. Trương Triệu Trung cho rằng chỉ cần Mỹ thúc đẩy các hành động giảm căng thẳng là bán đảo Triều Tiên có hy vọng hạ nhiệt.
Ông Trung cho rằng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cứ bóp nghẹt “không gian sinh tồn” của Bắc Triều Tiên, cộng thêm nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc khiến Bình Nhưỡng thực sự cảm thấy hoang mang. “Họ (Bắc Triều Tiên) muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng Mỹ cứ một mực gạt đi”, Trương Triệu Trung cho hay.
Theo viên tướng này, chỉ cần Mỹ tỏ ra mềm dẻo một chút và nhượng bộ Kim Jong-un một nấc thang là vấn dề được giải quyết dễ dàng. Ai thắt nút thì người đó gỡ, theo ông Trung thì chính Mỹ là người “thắt nút” bán đảo Triều Tiên, chỉ cần Mỹ lùi một bước là “trời cao biển rộng”.
Trương Triệu Trung cho rằng cả Mỹ và Triều Tiên đều rất rõ nước cờ của đối phương, vấn đề hiện tại đặt ra là, Bình Nhưỡng càng “làm trò” thì Mỹ càng không thể nhượng bộ Bắc Triều Tiên.
“Vừa đòi phát triển vũ khí hạt nhân, vừa muốn thử nghiệm tên lửa đạn đạo, vừa kêu gòa tiến hành chiến tranh, lại cảnh báo sứ quán nước ngoài sơ tán nhân viên ngoại giao mà đàm phán với Mỹ, Triều Tiên cần chủ động tỏ thiện chí thì Mỹ mới có thể nhượng bộ. Tuy nhiên, viên tướng nhấn mạnh thêm, Mỹ cũng phải nhượng bộ chứ không thể chỉ ép Bình Nhưỡng nhún nhường.
Theo vietbao
"Tránh vách đá tài chính"
Chỉ còn hơn chục ngày nữa là bước sang năm 2013 với hàng loạt thay đổi trong chính sách tài chính nhưng nước Mỹ vẫn chưa tìm được lối thoát để tránh va phải điều mà các nhà kinh tế gọi là "vách đá tài chính".
Dòng người xin việc ở Mỹ vẫn chưa hề giảm
Cụm từ "vách đá tài chính" được sử dụng để nói về nguy cơ mà chính phủ Mỹ sẽ gặp phải với một loạt các thay đổi trong chính sách có hiệu lực vào cuối năm nay nếu như thỏa hiệp giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ không đạt được.
Trước hết là các chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng thống Bush sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Trong bối cảnh mức thâm hụt ngân sách hàng năm của Washington đã vượt quá 1 nghìn tỉ USD, nâng tổng số nợ của Mỹ vượt giới hạn ấn định là khoảng 16 nghìn tỉ USD, Tổng thống Mỹ B.Obama muốn tăng thuế đối với những hộ gia đình có thu nhập khá, từ 250.000 USD/năm trở lên, để bù đắp chi tiêu.
Tiếp đó là việc cắt giảm bội chi ngân sách. Nếu thực hiện "chương trình khắc khổ", nước Mỹ có thể giảm mức thâm hụt ngân sách khoảng 700 tỉ USD vào cuối năm 2013. Điều này sẽ giúp nước Mỹ lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư, những người đang nản lòng trước con số bội chi ngân sách khổng lồ của nước Mỹ.
Tuy nhiên, chính sách tăng thuế thu nhập và cắt giảm bội chi ngân sách của ông B.Obama gặp phải sự phản ứng của Đảng Cộng hòa hiện đang chi phối Quốc hội. Các nhà kinh tế của Đảng Cộng hòa nhấn mạnh giảm chi tiêu gắt gao và tăng thuế sẽ làm cho nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ giảm, làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế và làm tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, điều này có thể đẩy nước Mỹ rơi trở lại tình trạng suy thoái.
Theo Đảng Cộng hòa, Chính phủ Mỹ nên chú ý nhiều hơn đến sự hồi phục kinh tế vẫn còn "mong manh" của đất nước thay vì bị ám ảnh quá mức với việc cắt giảm thâm hụt ngân sách. Họ lo ngại việc một loạt thay đổi lớn diễn ra từ đầu năm 2013 sẽ khiến ngân sách sụt giảm mạnh và theo lý thuyết thì đây là mối đe dọa lớn đến quá trình phục hồi nền kinh tế.
Mỗi bên một ý đã làm các cuộc đối thoại giữa hai đảng Dân chủ và Công hòa tại Quốc hội lâm vào bế tắc. Trước mắt, ngày 17-12 vừa rồi, Tổng thống B.Obama đã nhượng bộ khi ngỏ ý chấp thuận tăng thuế đối với những hộ gia đình có thu nhập từ 400.000 USD/năm, thay vì 250.000 USD/năm như trước đây ông từng đề xuất. Tuy nhiên, tiếp tục chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng thống Bush thì ông B. Obama không thể.
Ai cũng biết là chủ trương tăng thuế với người giàu và giảm thuế cho các thành phần còn lại trong xã hội là một trong những chủ đề quan trọng trong chiến dịch tái vận động tranh cử vừa qua của Tổng thống B.Obama. Bản thân ông B.Obama thừa nhận rằng, một trong những nguyên nhân giúp ông giành thắng lợi trước đối thủ Cộng hòa M. Romney trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi là do chính sách kinh tế, trong đó có các đề xuất cải cách hệ thống thuế được cử tri ủng hộ.
Ông B.Obama không thể "nuốt" lời hứa tranh cử, Đảng Cộng hòa thì cũng quyết không nhượng bộ. Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ khi thời điểm 1-1-2013 đang đến gần?
Theo ANTD
Âm mưu bành trướng qua tấm hộ chiếu Để thực hiện giấc mộng bá quyền trên biển Đông, Trung Quốc (TQ) sử dụng rất nhiều âm mưu. Mỗi thời điểm, họ tung một chiêu thức khác nhau, rất ngang ngược, bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế. Dùng chiến dịch "biển tàu", gióng trống khua chiêng trên biển Đông để ngang nhiên cho thế giới biết biển Đông là...