Tướng Trung Quốc chỉ trích Triều Tiên ‘vong ân bội nghĩa’
Tướng không quân Trung Quốc Kiều Lương vừa mạnh miệng chỉ trích chính quyền Bình Nhưỡng là “vong ân bội nghĩa”, không còn chịu chấp thuận các yêu cầu của Trung Quốc nữa.
Các chương trình tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên đang làm cộng đồng quốc tế lo ngại – Ảnh: AFP
“Trong suốt nửa thế kỷ qua, tất cả những gì Trung Quốc làm để gây ảnh hưởng với Triều Tiên là cung cấp viện trợ vô điều kiện, chẳng có một yêu cầu nào kèm theo. Triều Tiên từng quan tâm tới phản ứng của Trung Quốc, nhưng bây giờ thì họ không còn chịu chấp thuận các yêu cầu của Trung Quốc nữa, sức ảnh hưởng của chúng ta đã giảm xuống”, tướng Kiều viết trên tạp chí Zijing của Hồng Kông ra ngày 29.2.
Được biết, ông Kiều là một người hay viết bình luận và có nhiều ảnh hưởng, cũng được ngầm xem là một phát ngôn viên không chính thức của chính quyền Bắc Kinh.
Trong bài viết trên, ông Kiều cho rằng đã đến lúc Bình Nhưỡng phải thay đổi thái độ vô ơn của mình, nói thêm rằng Triều Tiên làm cho Trung Quốc cảm thấy “khó chịu” và Trung Quốc “rõ ràng sẽ không dung thứ cho thái độ này của Triều Tiên”.
Các lời lẽ trên được đưa ra sau khi Trung Quốc đồng ý với Mỹ về một loạt biện pháp cứng rắn cấm vận Triều Tiên để trình lên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, trong đó thắt chặt cấm vận kinh tế để trả đũa các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Video đang HOT
Trung Quốc xưa nay là đồng minh thân cận của nước láng giềng Triều Tiên. Trong khi Triều Tiên lệ thuộc Trung Quốc rất nhiều trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, thì Trung Quốc cũng cần sự ủng hộ của Triều Tiên, đất nước ngăn cách Trung Quốc với Hàn Quốc, nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự.
Nhưng mọi chuyện có vẻ đang thay đổi dần kể từ tuyên bố trên của Trung Quốc trong việc ủng hộ cấm vận Triều Tiên.
Tướng Kiều nói rằng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên nay nằm trong tay Mỹ xử lý, chứ Trung Quốc đang ở thế bị trói tay trói chân rồi; điều duy nhất nước này có thể làm là thúc đẩy đối thoại giữa các nước có liên quan mà thôi.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Vì sao Trung Quốc đồng ý trừng phạt Triều Tiên?
Theo giới phân tích việc Bắc Kinh chấp thuận các đề nghị trừng phạt Triều Tiên do Mỹ đưa ra là một sự tính toán liên quan đến hệ thống lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc.
Ngày 28.2, Trung Quốc đã bày tỏ sự nhất trí với Hàn Quốc về tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) mới được đề xuất đối với Triều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân hồi tháng trước và vụ phóng tên lửa mang vệ tinh mới đây.
Dự thảo nghị quyết mới về Triều Tiên yêu cầu các quốc gia thành viên LHQ kiểm tra các tàu hàng đến và đi từ quốc gia Đông Bắc Á này, cũng như cấm các hoạt động xuất khẩu vàng hay than đá nếu phát hiện thấy các hoạt động này được sử dụng để gây quỹ cho chương trình phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng.
Sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ tư và tiến hành phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo mà nhiều nước phương Tây cho là một vụ thử tên lửa tầm xa, Mỹ và Nhật Bản đã siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng. Hành động này của Triều Tiên cũng đã làm căng thẳng leo thang trong quan hệ với Hàn Quốc, khiến Seoul quyết định đóng cửa khu công nghiệp chung Keasong với Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, giới chuyên gia ở Trung Quốc và Hàn Quốc lại tỏ nghi ngờ về hiệu quả của những biện pháp trừng phạt này.
Hoạt động tàu biển của Triều Tiên sẽ bị hạn chế.
Kelsey Davenport, một chuyên gia về Triều Tiên tại Hiệp hội Kiểm soát vũ khí có trụ sở tại Washington chỉ ra rằng: "Thỏa thuận của Trung Quốc để hỗ trợ thêm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Triều Tiên rằng, Bình Nhưỡng không thể dựa vào Bắc Kinh để bảo vệ các hành động coi thường luật pháp quốc tế".
Cũng theo chuyên gia Davenport, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với biện pháp trừng phạt bôt sung có thế không chuyển thành ý chí chính trị cần thiết ở Bắc Kinh để thực thi các hạn chế trên sổ sách. "Nếu không thi hành nghiêm ngặt, các mạng lưới buôn lậu phức tạp ở Bắc Triều Tiên sẽ không nản lòng", bà Davenport nhấn mạnh.
Giới chuyên gia cũng điểm lại nhiều hạn chế của các trừng phạt mới mà Mỹ đề xuất.
Trước tiên, dự thảo nghị quyết không có biện pháp ngăn cấm nào đối với các trao đổi thương mại vùng biên trong lúc Trung Quốc và Triều Tiên có hơn 1400 km đường biên giới chung. Văn bản cũng không yêu cầu các nước, đặc biệt là Trung Quốc, ngừng xuất khẩu dầu lửa cho Triều Tiên.
Tiếp theo, dự thảo nghị quyết trừng phạt không có tác động gì đối với hàng chục ngàn nhân công Triều Tiên đang làm việc trong các nhà máy, công trường xây dựng, trạm khai thác gỗ trong rừng ở Trung Quốc, Nga, Châu Phi và Trung Đông. Theo một số nguồn tin, lao động Triều Tiên ở nước ngoài hàng năm gửi về nước từ 200 đến 300 triệu USD.
Ngoài ra, các đề nghị trừng phạt mới không ảnh hưởng tới hoạt động gia công may mặc được ký kết với các công ty Trung Quốc. Xuất khẩu hàng may vải sợi của Triều Tiên sang Trung Quốc tăng từ 186 triệu USD trong năm 2010 lên tới 741 triệu USD trong năm 2014. Các hàng gia công này được làm trong các nhà máy do quân đội hoặc đảng Lao Động Triều Tiên quản lý.
Theo giới phân tích, rõ ràng cách tiếp cận của Trung Quốc để giải quyết hồ sơ Triều Tiên khác về cơ bản so với Mỹ hoặc Hàn Quốc. Bắc Kinh nhấn mạnh là trừng phạt không nhằm đẩy Triều Tiên rơi vào tình trạng mất ổn định. Đây dường như chỉ là một lời cảnh cáo đối với Bình Nhưỡng về những hậu quả phải hứng chịu nếu tiếp tục một vụ thử hạt nhân khác và buộc Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phá.
Quan trọng hơn cả, theo giới phân tích, việc Bắc Kinh chấp thuận các đề nghị trừng phạt do Mỹ đưa ra là một sự tính toán của giới lãnh đạo Trung Quốc. Hay nói cách khác, đó là một sự trao đổi, một thoả thuận ngầm.
Trong những tuần gần đây, Washington và Seoul tính tới việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Do vậy, Trung Quốc tìm mọi cách ngăn cản dự án này.
Bắc Kinh cho rằng, việc triển khai THAAD sẽ phá hoại lợi ích an ninh của Trung Quốc, gây mất ổn định và châm ngòi một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Theo Danviet
Trung Quốc ủng hộ LHQ trừng phạt Triều Tiên Trưởng phái viên hạt nhân của Trung Quốc hôm qua cam kết sẽ thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc, áp đặt lệnh trừng phạt mạnh hơn với Triều Tiên. Ông Wu Dawei, trái, cùng người đồng cấp Hàn Quốc Hwang trong cuộc gặp hôm qua tại Seoul. Ảnh: EPA "Trung Quốc và Hàn Quốc nhất trí ủng hộ Hội đồng Bảo...