Tướng Trung Quốc ấp úng về “đường 9 đoạn” phi pháp
Trước sức ép tại Đối thoại Shangri-La nhằm làm rõ “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc vin vào đó để tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, một quan chức quân đội cấp cao Trung Quốc đã tỏ ra ấp úng, giải thích không thỏa đáng khi nói về vấn đề này trước các đại biểu quốc tế.
Trung tướng Vương Quán Trung tại Đối thoại Shangri-La 13.
Một số nhà quan sát nhận định rằng sự mập mờ đó của phía Trung Quốc là cố ý vì nước này để ngỏ mọi phương án về các tuyên bố chủ quyền cuối cùng.
Trung tướng Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc và là người dẫn đầu phái đoàn của quân đội Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á năm nay, đã nhận được nhiều câu hỏi về cái gọi là đường 9 đoạn – hay còn gọi là đường lưỡi bò, đường chữ U – khi ông đứng trên bục phát biểu 1/6.
Một số khán giả tại Đối thoại Shangri-La 13 muốn biết đường 9 đoạn chính xác là cái gì, trong khi những người khác chất vấn về tính pháp lý của nó.
Hồi tháng 3, Philippines đã đệ đơn kiện lên tòa án quốc tế tại La Hay, Hà Lan để bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh đã từ chối tham gia vụ kiện.
Video đang HOT
Trong phần trả lời về đường 9 đoạn, Tướng Vương đã kể lại quá trình Trung Quốc phát hiện và bắt đầu thực thi quyền quản lý và kiểm soát đối với các quần đảo ở Biển Đông từ thời nhà Hán cách đây hơn 2000, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ông Vương nói rằng, vào năm 1948, chinh phu Trung Quôc hoach đinh va tuyên bô đường 9 đoạn. Ông Vương còn ngang ngược nói rằng chủ quyền của Trung Quốc với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có trước Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), vốn có hiệu lực vào năm vào 1994, và rằng công ước này không được áp dụng trở về trước.
Câu trả lời của ông Vương đã khiến nhiều người nghe không thỏa mãn vì ông không làm rõ được dựa vào đâu mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.
Trung Quốc đang chịu sức ép ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ Mỹ, nhằm giải thích về tuyên bố đường 9 đoạn.
Hồi tháng 2, ông Danny Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đã thách thức Trung Quốc có thể đưa ra các cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của nước này đối với phần lớn biển Đông, thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn”.
“Bất kỳ tuyên bố chủ quyền biển nào của Trung Quốc mà không dựa trên đặc điểm chủ quyền lãnh thổ sẽ là không tuân thủ luật pháp quốc tế”, vị trợ lý ngoại trưởng Mỹ nói khi đó.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Tàu Trung Quốc quây nhóm đông gấp 4 bình thường cản kiểm ngư Việt Nam
Ngày 3/6, các tàu Kiểm ngư vẫn tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao cách giàn khoan 7-8 hải lý. Tuy nhiên, các tàu của Trung Quốc tổ chức thành nhóm 35-45 tàu ngăn cản quyết liệt tàu Kiểm ngư, thay vì nhóm 7-9 tàu như mọi khi.
Theo thông tin của Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT), hôm nay, 3/6, Trung Quốc duy trì lực lượng khoảng 110-115 tàu quanh khu vực giàn khoan trái phép. Trong số đó có 35-40 tàu hải cảnh, khoảng 30 tàu vận tải và tàu kéo, 40-45 tàu cá, 2 tàu quét mìn, và 2 tàu hộ vệ tên lửa. Phía Trung Quốc cho các tàu quân sự thả trôi, cách khu vực giàn khoan khoảng 18-25 hải lý.
Tàu Trung Quốc dàn hàng ngang ngăn cản quyết liệt tàu Kiểm ngư Việt Nam
Trong ngày, lực lượng Kiểm ngư phát hiện 2 máy bay, trong đó có 1 máy bay cánh bằng và 1 máy bay quân sự KG 2000 hoạt động trinh sát trên khu vực giàn khoan.
Cục Kiểm ngư cho biết, các tàu Kiểm ngư vẫn tổ chức hoạt động đấu tranh cường độ cao, với phạm bi hoạt động cách giàn khoan 7-8 hải lý nhằm phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam.
Khi các tàu kiểm ngư tiến vào cách giàn khoan 7-8 hải lý, các tàu Trung Quốc tổ chức thành nhóm 35-45 tàu, thay vì nhóm 7-9 tàu như mọi khi, ngăn cản quyết liệt tàu Kiểm ngư Việt Nam. Tuy nhiên, lực lượng Kiểm ngư vẫn kiên trì bám trụ, đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển của nước ta.
Trung Quốc vẫn cho máy bay tăng cường trinh sát quanh giàn khoan hạ đặt trái phép.
Các tàu cá của Việt Nam vẫn tổ chức đánh bắt thủy sản và đấu tranh đòi ngư trường, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong khu vực phía Tây Nam, cách giàn khoan khoảng 18-30 hải lý. Trong quá trình hoat động, mặc dù tàu cá Việt Nam thường xuyên chịu sự ngăn cản, uy hiếp của 35-40 tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc, nhưng ngư dân vẫn quyết tâm bám biển, đấu tranh đòi ngư trường.
Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư, trong ngày 3/6, giàn khoan Hải Dương-981 ở trạng thái ổn định tại tọa độ 15 độ 33 phút 36 giây B; 111 độ 34 phút 11 giây E.
Cục cũng cho biết, hiện tinh thần của lực lượng Kiểm ngư và ngư dân vẫn rất tốt và kiên cường bám trụ quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Những 'ngọn hải đăng' can trường giữa Hoàng Sa Nhiều ngôi làng miền Trung những ngày giữa tháng 5, vắng bóng đàn ông, chỉ toàn phụ nữ, trẻ em và người già. Các thanh niên đã giong thuyền, vươn mình vượt biển khơi. Những 'ngọn hải đăng' can trường giữa Hoàng Sa Những hòn vọng phu Chắc hẳn ta còn nhớ cách đây tròn 8 năm, cả nước đã từng quặn lòng...