Tường trình của một người “hành xác” trên xe buýt Hà Nội
Ngay sau vụ lái xe, phụ xe buýt ở Hà Nội bắt khách… quỳ, phóng viên Dân Việt đã có hai ngày dạo phố Hà thành bằng xe buýt để mục sở thị về chất lượng của xe buýt.
Quả thật, lên xe buýt rồi mới thấy đó là một cuộc hành xác.
Cảnh chen lấn trên xe buýt lúc 18 giờ tối ngày 25.10, trên tuyến 32.
Những tuyến xe buýt nóng
Cứ đến giờ cao điểm là xe buýt Hà Nội lại quá tải, tuyến nào cũng vậy. Nhưng có những tuyến thì không phải giờ cao điểm cũng nóng, như: Tuyến số 01 Long Biên – Yên Nghĩa , tuyến số 07 Cầu Giấy- Nội Bài, tuyến 32 Nhổn – Giáp Bát, tuyến 34 Mỹ Đình – Gia Lâm… Đi trên những tuyến xe này như một cực hình.
17 giờ chiều, tôi ngồi đợi xe tại Trạm Trung chuyển Cầu Giấy để cảm nhận xe buýt lúc tan tầm. Trước đó, tôi đã tính đi xe số 07 lên Nội Bài nhưng mấy lần đón hụt vì xe cứ lao vào trạm trung chuyển rồi lại nhanh như cắt đóng hai cánh cửa lại khiến tôi không thể lên xe.
Thấy tôi lơ ngơ, Tân – một công nhân làm ở Khu công nghiệp Thăng Long nói: “Anh rù rờ thế thì không bao giờ lên xe được đâu, đi theo em”.
Chưa dứt câu, Tân dẫn tôi vòng ra nhà vệ sinh nơi mấy phụ xe đang ngồi lố nhố buôn chuyện. Trên tay người nào cũng cầm một tập tiền, một tập vé. Chỉ vào các phụ xe này, Tân tiết lộ: “Em đi quen tuyến số 07 rồi, không phải đứng đợi ở ngoài trạm đâu. Ở đây các xe buýt đều dừng đón phụ xe, nên lúc phụ xe lên, mình cũng nhảy lên cùng. Có vậy, mới không phải chen lấn, xô đẩy”.
Đang nói, chiếc xe số 07 ào tới đón anh phụ xe. Tân chào tôi rồi nhảy tót lên cửa trên của xe đang mở. Người lái xe hỏi câu chiếu lệ, rồi đóng cửa lại để ra đón hàng trăm khách đang dài cổ tại trạm trung chuyển. Thấy Tân ung dung lên xe, tôi mới ngộ ra rằng thời buổi này đến đi xe buýt cũng phải dùng mẹo thì chắc là chẳng dễ dàng gì để có một chuyến đi thoải mái.
Trời cuối thu nên mới 18 giờ đã sẩm tối. Sau nhiều lần thử sức, cuối cùng tôi cũng lên được xe buýt BKS 29U – 0340 tuyến 32 đi từ Nhổn đến Bến xe Giáp Bát. Cánh cửa được điều khiển bằng hệ thống hơi thủy lực của xe vừa đóng lại, lập tức tôi có cảm giác bị tì đè đến ngột thở từ hàng chục người đang vây quanh. Chật như nêm. Mỗi khi xe phanh gấp thì cả một khối người cứ nghiêng ngả, thỉnh thoảng lại có tiếng một bạn gái trẻ kêu oai oái vì bị xô đẩy và “đụng hàng”.
200 người trên một chuyến xe
Video đang HOT
Mặc dù tôi đã chui được vào xe nhưng người bán vé vẫn không thể nào tiếp cận được mà thu tiền. Tôi đành phải chuyển tiền qua 4 tay người khác thì phụ xe này mới nhận được. Anh ta cũng cẩn thận xé lại tấm vé 3.000 đồng, rồi lại qua mấy tay đưa lại cho tôi. Anh phụ xe nhỏ thó, liên tục mồm nói, tay đẩy để dồn khách điều tiết người lên, người xuống. Tôi phải đi đến ba vòng hết tuyến từ Nhổn về Giáp Bát mới bắt chuyện được với một phụ xe tên Tiến.
Tiến cho biết: “Một ngày có ba đợt cao điểm là sáng, chiều và khoảng 21 giờ tối khi học sinh, sinh viên tan học. Ai đi vào những chuyến đó thì cứ gọi là quay như chong chóng. Khách lên, khách xuống ùn ùn. Nếu bỏ bến thì vi phạm nội quy, mà mở cửa thì mạnh ai người nấy tràn lên”.
Lên xe bus 29U – 0340 tại điểm Trạm Trung chuyển Cầu Giấy lúc 6 giờ ngày 24.10, đến điểm cuối là Nhổn (huyện Từ Liêm), tôi xem đồng hồ hết 48 phút. Quãng đường này chỉ dài khoảng 6km, tính ra 1 giờ xe bus đi được… 8km, nhanh hơn tốc độ người đi bộ không đáng kể. Như vậy vẫn còn may, bởi xe không gặp cảnh tắc đường.
20 giờ tối, lúc này xe bus tuyến đường 32 khá rảnh, tôi mới có cơ hội nói chuyện với anh lái xe tên Vượng. Vượng kể đã vào công ty được 7 năm và hiện là lái xe bậc 2/4. Anh cho biết, lái xe ở tuyến này căng thẳng nhất nhì các tuyến đường của Hà Nội.
Đường đông, khách đông, ông nào mà nóng tính thì không tránh khỏi chuyện đánh nhau. Xe chỉ có 47 ghế, đăng kiểm xong được chở 80 người. Thế nhưng, giờ cao điểm chở đến 200 người là chuyện bình thường.
Từng ấy khách trên xe, đứng còn không được nữa là ngồi. Họ che lấp cả gương của lái xe, nhiều lúc không nhìn thấy gì.
“Mỗi ngày, chúng tôi phải chạy từ 7 đến 8 chuyến, công ty lại quy định mỗi chuyến 1 giờ đồng hồ. Đường tắc nên có hôm đến gần 2 giờ mới được một cua, do vậy anh em lái xe phải tranh thủ lúc vắng chạy nhanh một chút để bù giờ lúc tắc đường. Mà vừa lái vừa run, vì nhỡ va quệt là lái xe phải đền. Nhẹ thì mất ngày công, nặng là thất nghiệp” – Vượng nói.
Theo Dân Việt
Hành khách bị... hành xác trên chuyến tàu Hà Nội Lào Cai
Nhiều nguời chỉ phải bỏ ra 96.000 đồng là có thể lên tàu. Hơn nữa, nếu được sự "ưu ái" của nhân viên soát vé, hành khách lỡ vé tàu cũng có thể được góp mặt theo lịch trình. Tuy nhiên, khi lên tàu thì hành khách mới "tá hoả" vì mình bị ... hành xác.
Mua vé ghế phụ được... nằm sàn tàu
Nhiều hành khách cho rằng vé tàu phát hành của ngành Đường sắt có sự "mập mờ"...
Theo anh Lê Tiến Anh (trú tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) bức xúc phản ánh: "Tôi thường xuyên đi tàu xuống Hà Nội nhưng chưa bao giờ thấy quyền lợi của hành khách được phía nhà ga tôn trọng trong khi mình phải bỏ tiền để mua vé dịch vụ do họ đưa ra. Có lần tôi mua vé, thấy nhân viên nhà ga nói hết vé ngồi mềm, vé ngồi cứng mà chỉ còn vé ghế phụ có mua thì mua. Để tiện công việc tôi đành mua vé loại này. Thế nhưng, lúc vào tới toa tàu mới phát hãi khi chẳng thấy chiếc ghế phụ nào như đã in trong vé. Trong toa tàu đó những hành khách có vé loại này muốn ngồi hay nằm ở đâu tuỳ ý miễn là toa có chỗ trống.
Nhiều hành khách mua vé theo đúng quy định nhưng vẫn bị... hành xác.
Rơi vào cảnh sự đã rồi, chị Nguyễn Thị Như (ở thị trấn Phố Lu, tỉnh Lào Cai) cho biết: Tôi vào ga Trần Quý Cáp (Hà Nội) để mua 2 vé về quê. Khi mua nhân viên bán vé ở đây cho biết, chỉ còn vé giường nằm có điều hoà với mức giá 330.000đồng/vé.
Đắn đo thì chị nhân viên bồi tiếp: "Cứ mua một vé giường nằm và một vé ghế phụ (giá 96.000đồng) là được". Khi ra tàu chọn toa tôi mới giật mình vì vé giường nằm và vé ghế phụ lại ở các toa khác nhau chứ không ở gần nhau như người bán vé nói.
"Mất tiền mua vé nhưng vào toa lại không có chỗ ngồi, muốn ngồi thì phải quan sát có ghế nào trống thì ngồi nhờ đến khi người có vé "chính" (trên đó ghi số ghế, số toa cụ thể) đòi thì phải trả lại. Còn không chỉ còn nước ngồi hoặc nằm xuống sàn tàu". - chị Như bất bình.
Cảnh nhồi nhét trên chuyến tàu Hà Nội - Lào Cai thường xuyên xảy ra.
Trên chuyến tàu Hà Nội - Lào Cai vào một ngày đầu tháng 9 chúng tôi phát hoảng bởi sự lộn xộn tại các toa tàu. Mỗi toa có khoảng 22 dãy ghế (mỗi dãy ghế có 2 mặt đủ cho 4 người ngồi) nhưng trên thực tế số hành khách lên tới trên dưới 100 người. Cảnh người ngồi, nằm la liệt trên toàn bộ toa tàu bên cạnh đó là bụi bẩn và rác thải sinh hoạt vứt vương vãi khắp sàn.
Nhiều hành khách bức xúc đặt câu hỏi: Chặng đường xa hàng trăm kilômét với lịch trình tàu chạy trên dưới 10 tiếng đồng hồ; lẽ nào nhà ga không biết hay họ chỉ biết bán vé thu tiền còn quyền lợi, sự an toàn tính mạng của hành khách thì lại bỏ quên?
Không chỉ trong các khoang, toa tàu mà theo nội quy của ngành đường sắt có quy định: Không đứng, ngồi ở chỗ 2 đầu toa xe nối giáp nhau nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách thế nhưng trên thực tế cảnh người đứng, ngồi và cả nằm ngủ tại đây diễn ra thường xuyên.
Một số toa khác nhưng tình trạng không sáng sủa hơn là mấy. Mọi toa đều chật ních người, để tận dụng khoảng không nhiều hành khách còn mua cả áo mưa, chiếc chiếu mỏng được rao bán trên tàu để trải xuống sàn tàu nằm ngủ.
Để tận dụng diện tích có người mang chiếu ra 2 đầu toa tàu hoặc phần diện tích nhỏ nhoi ở ngay trước lối vào khu vực vệ sinh để nằm ngủ nhưng chẳng thấy nhân viên ngành đường sắt phản ứng, nhắc nhở gì.
Tận dụng cả buồng nhân viên để... kiếm tiền
Hành khách vạ vật khắp trên toa tàu...
Hiện tượng "làm luật" tại các bến xe bến tàu đã có từ lâu. Xuất phát chính từ mong muốn được đi sớm, về sớm của mỗi hành khách mà vô hình chung đã tạo ra kẽ hở để những nhân viên nhà ga, nhà tàu tận dụng.
Cụ thể, để có thể lên được tàu, hành khách mua vé đưa tiễn độ 1.000 - 2.000 đồng để qua cổng soát vé tại mỗi đầu nhà ga, sau đó vào làm luật với nhân viên kiểm soát vé của tàu. Nếu chịu chi, mỗi hành khách bỏ ra khoảng 200.000 đồng/1 người để làm luật và được hướng dẫn đưa lên tàu.
Nội quy đi tàu dường như chỉ là hình thức?
Tại đây, nhân viên của tàu sẽ đưa cho chiếc chiếu để khách vào phòng giường nằm có điều hoà trải chiếu dưới sàn tàu để nằm ngủ. Nếu không sẽ được nhân viên đường sắt ưu tiên cho ngủ tại các phòng tạm của nhân viên được bố trí sẵn tại mỗi toa tàu.
Trường hợp khách chi tiền ít hơn, bằng hoặc thấp hơn vé ghế ngồi cứng sẽ được bố trí đưa vào các toa khách thường. Những trường hợp này tương đương kiểu khách mua vé ghế phụ (bất cứ chỗ nào có khoảng trống hoặc có thể ngồi, nằm được thì sử dụng, kể cả ngay trên sàn tàu nhầy nhụa bẩn - PV). Khi về tới ga cuối tất cả những khách kiểu này sẽ được nhân viên trong ngành dẫn ra cửa hoặc được phát vé để thoát ra cửa ga tiếp tục thực hiện hành trình của mình.
Theo tìm hiểu của PV, cả vé phát hành tại các ga trung chuyển có nhóm hành khách đón tàu tại ga Bảo Hà (có mua vé hẳn hoi - PV) đi ga Đông Anh nhưng trên vé lại có dòng chữ mập mờ, gây khó hiểu đối với hành khách như phía dưới dòng chữ: vé hành khách thì lại có dòng chữ không tên ga được đóng, mở trong ngoặc đơn (?). Quyền lợi của những khách này cũng bị bỏ rơi, toàn bộ trong số đó không có chỗ ngồi, họ cũng phải tìm chỗ ngồi nằm cho mình bằng cách bám sàn tàu.
Theo quy định của Luật đường sắt năm 2005 về quyền, nghĩa vụ của hành khách có ghi rõ: được vận chuyển đúng theo vé; Được bảo hiểm về tính mạng, sức khoẻ theo quy định của pháp luật... Tuy nhiên, đối chiếu với thực tế cho thấy ngành đường sắt vẫn đang thực hiện bằng cách cố tình bỏ quên quyền lợi của khách hàng. Với kiểu kiểm soát từ đầu vào đầu ra tại các ga, việc phát hành các loại vé gây mập mờ, khó hiểu. Đặc biệt là cách thức thu lại vé của hành khách sau khi đi tàu liệu đã thực sự tôn trọng hành khách; nếu cá nhân hoặc tổ chức muốn giữ vé để thanh quyết toán phải chăng lại có sự xin - cho của chính dịch vụ mình phải bỏ tiền mua và đợi sự "bố thí" của nhà cung cấp dịch vụ (?!)
Theo Lao Động
'Hành xác' để giữ người yêu Có cuộc họp đột xuất nên trễ hẹn với người yêu, lúc tới nhà nàng, anh Công tái mặt khi thấy Chi vừa quăng hộp thuốc vừa nức nở: "Anh không yêu em thì em cũng chẳng thiết sống nữa. Em không uống thuốc cho chết đi để anh được rảnh". Ảnh minh họa: Visualphotos.com. Dù rất mệt mỏi sau một ngày làm...