Tường trình của cô giáo vụ “nữ sinh cắt tay”
Trong bản tường trình, cô giáo N.T.E. (Trường THPT Trần Kỳ Phong, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết thật sự bất ngờ về việc nữ sinh T.T.T.Y (lớp 11) mang theo dao lam đến trường và rồi tự cắt tay mình ngay giữa tiết học.
Trong tường trình, cô giáo E. viết: “Đúng 8 giờ 45 ngày 16/10, khi bắt đầu vào tiết 3, tôi vào lớp vừa ngồi xuống ghế ở bàn giáo viên và thông báo cho cả lớp là: “Cô kiểm tra bài cũ”. Từ dưới cuối lớp, một học sinh nữ đứng lên và đề nghị:
“Cô, hôm nay em phải nói chuyện riêng với cô”. Tôi quay xuống lớp và hỏi:
- “Lớp trưởng đâu?”
Lớp trưởng ngồi một mình ở bàn đầu tiên và đứng lên. Tôi nói với lớp trưởng và cả lớp: “Từ nay về sau, nếu các em có chuyện riêng tư cần tư vấn giáo dục thì nên gặp thầy Lĩnh là giáo viên chủ nhiệm. Riêng đối với cô, em nào cần nói chuyện riêng thì gặp riêng cô, còn trong giờ học cô không đồng ý được”. Khi tôi nói xong thì lớp trưởng và nhiều học sinh khác trong lớp quay xuống yêu cầu em học sinh nữ ngồi xuống đi rồi nói chuyện sau.
Trường THPT Trần Kỳ Phong – nơi xảy ra vụ việc nữ sinh cắt tay bằng dao lam vì bức xúc với giáo viên.
Lúc này tôi mới lấy sổ ghi điểm cá nhân từ trong cặp ra, vừa đặt lên bàn thì tôi nghe tiếng học sinh thét lên. Tôi đi xuống, nhìn thấy em bị thương. Tôi đã yêu cầu lớp trưởng, bí thư chạy lên báo với BGH, cán bộ y tế. Bản thân tôi đã kịp thời cấp cứu cho em để hạn chế tối đa việc mất máu.
Em T.Y. hiện vẫn đang nằm viện
Từ khi tôi bước vào lớp cho đến khi xảy ra sự việc chỉ khoảng 5 phút. Tôi thật sự bất ngờ về hành động của học sinh nữ mang theo dao lam đến trường và tồi tự cắt tay mình. Việc làm này của em tôi hoàn toàn không giải thích được, không thể biết được…”.
Cách ứng xử sư phạm của cô E. chưa phù hợp
Sáng 17/10, lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Ngãi đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Trần Kỳ Phong về vụ nữ sinh T.T.T.Y. dùng dao lam cắt tay phản đối cô giáo N.T.E.
Ông Trần Hữu Tháp, phó giám đốc sở, cho biết sự việc xảy ra cho đến thời điểm này vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân cuối cùng. Hiện sở đã chỉ đạo cho trường khẩn trương ổn định tình hình để các em yên tâm học tập, đặc biệt là với lớp em Y.
Đồng thời, sở yêu cầu nhà trường phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân xảy ra vụ việc. Trên cơ sở đó, nếu giáo viên bộ môn sai phạm về đạo đức, nghiệp vụ sẽ tiến hành xử lý. Còn học sinh sai sẽ có biện pháp giáo dục phù hợp.
Video đang HOT
“Dù chưa có nguyên nhân đúng sai, nhưng qua sự việc, cách ứng xử sư phạm của cô E. ở đây chưa phù hợp. Nếu cô E. ứng xử sư phạm tốt, sẽ không xảy ra vụ việc đáng tiếc như trên” – ông Tháp nói.
Thầy Ngô Quang Vinh – hiệu trưởng nhà trường, cho phóng viên Báo Người Lao Động biết, lớp em Y. là lớp chọn, học sinh khá giỏi trở lên, bản thân em Y. cũng đạt học sinh giỏi trong năm lớp 10. Tính tình Y. ngoan hiền nhưng rất thẳng thắn, đôi khi cương quyết.
Hiện cô E. vẫn đi dạy bình thường. Còn riêng em Y. đang nằm bệnh viện để tiếp tục điều trị.
Trong bản tường trình của một học sinh lớp em Y. gửi ban giám hiệu nhà trường, vụ việc cụ thể bắt nguồn từ tiết học môn sinh của cô E. ở tuần học thứ 5.
Lúc đó, T.T.T.Y đã góp ý về cách dạy của cô giáo E. nhưng thái độ nặng lời khiến cô E. khó chịu. Sau đó, cô E. nói sẽ không dạy thêm môn sinh với lớp nữa. Sau đó, nhiều lần T.T.T.Y đã xin cô giáo tiếp tục dạy nhưng cô E. không thay đổi ý kiến.
“Đến sáng 16/10, T.T.T.Y đứng lên xin phát biểu ý kiến “Việc bạn gây ra thì một mình bạn chịu trách nhiệm, mong cô E. không vì chuyện cũ mà làm ảnh hưởng đến các bạn trong lớp”. Thế nhưng, cô E. nói: “Muốn nói chuyện riêng phải ở ngoài giờ học, không được làm phiền đến giờ dạy của cô”… và sau đó T.T.T.Y đã dùng dao lam cắt cổ tay mình như đã xảy ra”.
Theo 24h
5 tiết học 'không thể không yêu' ở trường Ams
Bất kỳ ngôi trường nào cũng sở hữu những tiết học không thể cool hơn và trường Ams cũng không ngoại lệ.
Là một ngôi trường nổi danh với thành tích học tập thuộc "hàng khủng", điều kiện cơ sở vật chất có 1 không 2 nhưng không vì thế mà các mặt khác của trường Ams kém hấp dẫn. Minh chứng rõ ràng cho việc này đó là bên cạnh vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài thì trường Ams còn ẩn chứa một vẻ đẹp bên trong - đó chính là tinh thần học tập của các bạn học sinh. Và người tạo ra tinh thần hào hứng ấy không ai khác chính là các thầy, cô giáo siêu thú vị cùng những giờ học hứng thú và bổ ích.
Tiết học Vật lý của thầy Đinh Trần Phương - không hề "vật" chút nào
Với một số bạn là thần dân khối D, C, Vật lý là một môn học khá nhó nhằn. Các lớp chuyên Lý thì không sao chứ với những lớp không chuyên thì Lý đúng là một rào cản khó vượt. Ấy vậy mà nỗi lo sợ ấy không hề hiện hữu trong những tiết học của thầy Phương. Chính thầy cũng tự nhận xét về môn Lý là "khó vãi chưởng" nên thầy luôn cố gắng sao cho truyền tải kiến thức đến học sinh nhẹ nhàng nhất.
Lớp học bao giờ cũng vui
Thầy Phương (đứng thứ 2 bên trái) cũng vô cùng thân thiện với các bạn học sinh
Hỏi thầy bí quyết làm thế nào để có được những tiết học hứng thú như vậy thì thầy chỉ bật mí có chút xíu. Đó là thỉnh thoảng trong giờ học thầy lại kể chuyện vui hay "trêu trêu học sinh tí chút để các bạn quên mất là nó khó" thôi. Chính vì phương pháp dạy học hiệu quả và hợp lí của thầy mà Amser nào cũng ao ước được học thầy lắm lắm. Các bạn còn đặt cho thầy nickname là Phương Japan nữa cơ. Chứng tỏ là thầy được yêu quí rất nhiều.
Với câu hỏi "Bạn yêu thích tiết học của giáo viên nào nhất?!" rất nhiều bạn Amsers đã bày tỏ là mình yêu quí thầy Phương
Tiết học Văn của cô Nguyễn Thị Thanh Thủy: Không chỉ là học văn
... mà chúng tớ còn được cô dạy cho cách làm người, cách sống và nhiều nhiều thứ khác nữa. Vì lớp tớ khá là nhiều con gái nên có lần cô bảo: "Tôi thấy con gái các em có ba điều không được làm ở nơi công cộng. Thứ nhất là ngáp ngủ, thứ hai là ngoáy tai, ngoáy mũi và cuối cùng là xỉa răng."
Biết là cô nói đúng nhưng cả lớp vẫn cứ lăn ra cười, khiến tiết học thoải mái hơn.
Cô Thanh Thủy
Cô có giọng văn cực kì truyền cảm, cách dạy dễ hiểu và bọn tớ phục nhất là những lần cô đọc thuộc nguyên cả một tác phẩm dài không sai một chữ.
Cô còn rất hay đùa với học sinh. Cô luôn tự nhận mình là sao, là người nổi tiếng nên những hôm nào cô bận việc cô đều bảo là phải đi diễn hoặc họp fan khiến học sinh không còn biết nói gì. Tuy vui tính là thế nhưng cô cũng rất nghiêm khắc trong chuyện học tập.
Cô còn là một thành viên trong hội "Ngũ Long Công Chúa" nổi tiếng toàn trường với khả năng nấu ăn siêu đỉnh.
Bánh sinh nhật học sinh làm tặng cô. Các bạn rất yêu quí cô nên gọi cô là "Umma Thủy"
Giờ công dân của cô Ninh Hạnh Quyên
Chắc hẳn ai cũng nghĩ công dân thì có gì mà học nhưng thực ra không phải thế. Trong các tiết công dân của cô Quyên, các bạn học sinh học lí thuyết rất ít mà thực hành nhiều hơn.
Sau mỗi bài học cô thường cho những ví dụ để thảo luận và hiểu bài hơn. Như đợt học về vấn đề phủ định biện chứng và phủ định siêu hình, cô cho làm ví dụ luôn là bài thơ "Hoa Huệ" của Bế Kiến Quốc khiến ai cũng đau đầu tranh luận mãi không biết ai sai ai đúng để giành được điểm 10 của cô. Nhờ có động não và bày tỏ quan điểm, tiết học không còn nhàm chán nữa.
Cô Hạnh Quyên
Đặc biệt bài thi học kỳ năm lớp 10 của chúng tôi không phải là kiểm tra trên giấy như bình thường mà là chia thành 4 nhóm, cô giao cho 3 nhóm mỗi nhóm một vấn đề xã hội đang gặp phải và một nhóm chịu trách nhiệm phản biện và nhận xét 3 nhóm kia. Việc này vừa nâng cao khả năng làm việc nhóm lại vừa bắt buộc mọi người phải nghe bài thật kỹ để còn nhận xét.
Nhờ cô mà môn công dân đã không còn nhàm chán hay vô vị nữa!
Tiết học công dân của cô Trần Thị Thu Hương
Tự nhận mình là "đồ đệ" của cô Quyên, cô Hương cũng là một cô giáo được nhiều học sinh yêu mến. Cách giảng bài của cô có phần sôi động hơn cô Quyên một chút xíu. Nhiều lúc cả cô và trò mải bàn luận về bài mà ... lạc đề lúc nào không biết. Từ một vấn đề rất nhỏ nhưng cô đã giải thích rất kỹ và liên hệ ra cuộc sống rộng hơn.
Như hôm trước chúng tớ học về khái niệm "hàng hóa", cô đã đặt ra một câu hỏi là: Vậy con người có phải là hàng hóa không?. Bạn thì bảo đúng, bạn bảo sai và cuối cùng cô đã giải thích rất rõ ràng rằng: Con người không phải là hàng hóa. Họ không tự bán chính mình, họ chỉ bán sức lao động của mình mà thôi. Từ đấy mà không ai còn phải lăn tăn về khái niệm này nữa. Vì cả tuần mới có một tiết công dân nên bạn nào cũng mong chờ đến tiết cô để được "đàm đạo" như các chính trị gia vậy.
Giờ sử của cô Nguyễn Thu Hương
Những năm gần đây, vấn đề học môn sử đang rất được quan tâm. Số người thi khối C cũng như say mê môn sử đang ngày càng khan hiếm. Nhưng lớp chúng tôi thì là một ngoại lệ.
Cứ đến giờ sử của cô Hương là bọn tớ lại vô cùng hào hứng. Cô ít khi kiểm tra 15' mà thay vào đó là lấy điểm tích cực xung phong của các tổ rồi khi nào được 9 hay 10 thì cô mới lấy vào sổ. Cách tính điểm này rất mới lạ và làm cho lớp tớ lúc nào cũng trong tình trạng quá nhiều người giơ tay khiến cô không biết chọn ai. Những nhân nào lười biếng cũng phải giơ hết tay lên để lấy điểm cho tổ của mình.
Bên cạnh đó, với một số bài dài hoặc hay thì cô phân công cho mỗi tổ về làm một phần để hôm sau diễn kịch hoặc thuyết trình trước lớp. Chính vì thế mà lớp tớ mới ra đời nhiều vở kịch bất hủ và những bài thuyết trình có 1 không 2. Những phương pháp dạy của cô Hương khiến học trò tiếp thu môn sử một cách rất nhẹ nhàng và... tự nguyện.
Đó là một số những tiết học vô cùng ấn tượng của trường Ams mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Mong rằng sẽ ngày càng có nhiều những tiết học bổ ích và thú vị như thế này để những giờ học không còn "buồn ngủ" nữa!
Theo Hoa Học Trò
Thầy giáo của "môn học sống còn" Không thể bước tiếp vì tiếng xe ầm ào trước mặt, còi xe đe dọa sau lưng, tiếng chuyển động từ tứ phía đổ tới, vỉa hè mấp mô bị choán bởi cột điện, xe hàng rong, biển hiệu... Thầy Hùng dạy môn "định hướng giao thông" trên bản đồ nổi - Ảnh: Tự Trung Ấy vậy mà đã nhiều năm nay, những...