Tướng Trà và kỷ niệm 2 lần ‘tranh cãi’ với Đại tướng Lê Đức Anh
Khi thảo luận trận đánh, có 2 lần tôi cãi ông. Lúc đầu cũng ngại, tưởng ông không nghe, nhưng ông đã nghe, Đại tướng Phạm Văn Trà chia sẻ về Đại tướng Lê Đức Anh.
Nhắc tới Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, bao kỷ niệm ùa về trong tâm trí của Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà về những ngày tham gia cách mạng.
Đại tướng Phạm Văn Trà kể, năm 1969, ông Lê Đức Anh được cấp trên giao nhiệm vụ làm Tư lệnh Quân khu 9 trong lúc chiến trường diễn biến ác liệt và khó khăn nhất. Sau đó, ông Võ Văn Kiệt được điều làm Bí thư Khu uỷ.
Ông Lê Đức Anh lấy bí danh là “Chín Hoà”, ông Kiệt là “Tám Thuận”. Khi ráp tên 2 người thành cặp “Hòa Thuận”, một sự trùng hợp ngẫu nhiên như có lương duyên trong suốt quá trình công tác với nhau. Đặc biệt, cặp “Hoà Thuận” đi đến đâu thì chỉ mấy năm cả vùng đó đã thay đổi và phát triển tốt hơn.
Khi địch đánh mạnh, Khu uỷ di chuyển về Năm Căn (mũi Cà Mau), nhưng ông Lê Đức Anh không về mà vẫn bám chiến trường để nắm bắt tình hình về người dân, bộ đội và có những chỉ đạo sát hơn.
Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà
Ông Phạm Văn Trà nhớ lại, khi thảo luận về một trận đánh hay một chiến dịch, ông Lê Đức Anh đều cho mọi người phát biểu, có gì bất đồng thì có thể “cãi” đến cùng, ban đầu ông kiên quyết nhưng sau cũng nghe.
“Có 2 trận đánh, tôi cãi ông (ông Trà cười). Lúc đầu cũng ngại, tưởng ông không nghe, nhưng cuối cùng ông cũng nghe.
Trong đó, lần cãi gay gắt nhất vào đầu năm 1978 tại trận đánh của Sư đoàn 330 diệt Pol Pot ở núi Phú Cường (An Giang). Lúc đầu, cách đánh, bao vây, hay tiến công của ông khác. Nhưng chúng tôi ở đó quen rồi, bảo làm như thế thì khó, anh em không đánh được.
Ban đầu ông không chịu, cãi mãi ông bảo không đánh thì thôi. Lúc đó tôi bảo đánh là do anh, quyết thì chúng tôi làm. Cuối cùng ông nghe phương án của chúng tôi. Nhờ đánh trận ấy, Sư 330 chúng tôi đi đến đâu là Pol Pot bỏ chạy.
Video đang HOT
Lần tranh luận gay gắt khác là trong cuộc chiến chống Mỹ vào năm 1972, trước khi bước vào một chiến dịch, đơn vị của ta bị B52 càn cả 1 ngày. Một tiểu đoàn hy sinh hơn 660 người, gần như hết lực lượng. Đến hôm sau vào chiến dịch buộc phải đánh điểm đó, ông vẫn quyết đánh nhưng chúng tôi bảo là không đánh được, vì lực lượng không củng cố được. Cuối cùng ông quyết lùi lại mấy ngày”, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà chia sẻ.
Người dám quyết, dám chịu trách nhiệm
Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, ông Lê Đức Anh là người dám quyết, dám chịu trách nhiệm. Sau khi Mỹ ký Hiệp định Paris năm 1973, qua theo dõi các động thái, ta càng thấy rõ âm mưu phá hoại hiệp định của địch. Chính vì vậy, khi các nơi không đánh dẫn tới bị o ép, lấn chiếm gây ra tình cảnh khó khăn thì Quân khu 9 vẫn đánh, mà càng đánh thì vùng căn cứ càng mở rộng hơn.
“Điều này khiến tôi nghĩ chắc là anh Lê Đức Anh nắm được ý của Tổng bí thư Lê Duẩn. Chúng tôi thấy đánh là đúng, chính đánh để thăm dò Mỹ xem có trở lại hay không”, ông Trà nói.
Ông Lê Đức Anh là người chỉ huy dự đoán được sớm, nắm chắc được tình hình, trong lúc khó khăn nhất ông luôn vững vàng.
Hoà bình lập lại, cấp trên có lệnh giải trừ quân bị, đưa anh em về. Riêng ông Lê Đức Anh, ở Quân khu 9 giữ lại 3 trung đoàn và ít cho ai về, nhất là sĩ quan. Ông chọn toàn bộ trung đoàn mạnh của Quân khu 8 và 9 thành lập Sư đoàn 330, trong khi các địa phương khác gần như cho về hết. Khi Pol Pot đánh Việt Nam, chỉ có Quân khu 9 đánh còn Quân khu 7 lại gặp nhiều khó khăn.
Trung tướng Lê Đức Anh – Tư lệnh Quân khu 9 thăm và động viên các chiến sĩ của Tiểu đoàn tăng – thiết giáp, Quân khu 9, tháng 5/1976. Ảnh tư liệu
Việc thực hiện giảm quân số năm 1993 cũng thể hiện được sự dám chịu trách nhiệm của Đại tướng Lê Đức Anh. Đó là một quốc sách rất đúng vì giảm quân số sẽ tăng ngân sách cho nhà nước, giảm khó khăn cho đất nước.
Năm 2001, Đại tướng Lê Đức Anh chính thức nghỉ hưu. Trong cuộc sống gia đình, ông không bao giờ can dự vào vị trí công việc của các con mà để họ tự phát triển theo năng lực của bản thân.
Những lúc rảnh, ông Phạm Văn Trà lại đến thăm và được nguyên Chủ tịch nước nhắc nhở là khi đã về đời thường thì làm sao phải giữ được phẩm chất cho tốt, đặc biệt là gia đình.
Đại tướng Lê Đức Anh cũng nhắc nhở phải luôn quan tâm đến quân đội vì quân đội đã đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến, trong hoà bình cũng cần cố gắng để bộ đội giữ được truyền thống, phẩm chất tốt.
Đại tướng Phạm Văn Trà chia sẻ, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh là một tướng lĩnh giỏi, có bản lĩnh, có tầm nhìn sâu, luôn đoán được trước tình hình, là một người mẫu mực, khiêm tốn, không bao giờ tư lợi cho riêng mình.
Theo Vietnamnet
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên qua lời kể của nguyên Bộ trưởng Phạm Văn Trà
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà chia sẻ, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là người cương quyết, kiên định, dám chịu trách nhiệm.
Đại tướng Phạm Văn Trà buồn bã cho biết, hơn 1 tiếng trước khi Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng từ trần, ông đã vào viện thăm người anh của mình.
Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Quốc phòng. Ảnh: Hương Quỳnh
Ông kể, ông Đồng Sỹ Nguyên là một trong những người có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và trong chiến tranh biên giới.
Không có nhiều dịp gặp gỡ, song Đại tướng Phạm Văn Trà vẫn nhớ những ngày chiến tranh chống Mỹ, trong suốt quá trình hình thành và phát triển tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã trực tiếp chỉ huy hoàn thành tuyến đường vận chuyển quân lương, vũ khí, khí tài chiến tranh để chi viện cho chiến trường lớn miền Nam.
"Anh Đồng Sỹ Nguyên là người có tâm huyết. Công lớn của anh là chỉ huy, chỉ đạo và lãnh đạo giải quyết tuyến đường 559 để tiếp tế lương thực, thực phẩm và nhân lực vào chiến trường miền Nam", Đại tướng Phạm Văn Trà nói.
Theo nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, ông Đồng Sỹ Nguyên là một vị tướng tài, cái hay của ông là làm gì thì rất cương quyết, kiên định, dám chịu trách nhiệm. Điều đó đã thể hiện bản lĩnh của người chỉ huy.
Chính vì vậy, mặc dù đường Trường Sơn diễn biến ác liệt nhưng ông vẫn kiên quyết thực hiện thật tốt những đường dây, giữ được liên lạc tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam.
Lời nhắc giá trị
Ông Phạm Văn Trà chia sẻ, ở con người Tướng Đồng Sỹ Nguyên có một điểm là hơi nóng tính. Ví dụ như khi cấp dưới làm không được, không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ "vất vả" với ông.
"Anh ấy sẽ nói thẳng, nói thật. Có thể khiển trách, cách chức, vì ở đó là chiến trường, nếu không làm thế thì không được. Khi thấy ai không làm được thì anh kiên quyết chuyển tới vị trí khác ngay", ông Trà kể.
Dù đã nghỉ hưu nhưng khi thấy những điều người dân đang bức xúc, Trung tướng có những góp ý tâm huyết với Bộ Chính trị.
Ông Đồng Sỹ Nguyên luôn tâm niệm và cũng nhắc nhở cấp dưới là phải giữ vững truyền thống của người lính, không được làm gì sai trái.
"Anh vẫn nói, trong chiến tranh, quân đội làm được nhiều việc chính là nhờ nhân dân, quân đội hoàn thành nhiệm vụ cũng do được sự giúp đỡ của nhân dân, nên không được kiêu căng.
Công lao chính là dân, nhân dân là trên hết. Phải luôn tôn trọng nhân dân, không được làm sai", nguyên Bộ trưởng Quốc phòng nhắc lại lời dặn của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Hương Quỳnh
Theo Vietnamnet
Vị Đại tướng có dự cảm đặc biệt về cuộc chiến biên giới Tây Nam Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, thủ trưởng của ông - Đại tướng Lê Đức Anh, đã có dự cảm chính xác về tình hình Campuchia. Lúc đó trên cương vị là Tư lệnh Quân khu 9, ông Lê Đức Anh không cho bộ đội ra quân nhiều, đồng thời thành lập thêm một...