Tướng TQ chứng minh lưỡi bò từ… thời cổ đại 1947
Để chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền từ thời cổ đại”, Trương Triệu Trung cho hay, năm 1947 chính quyền Tưởng Giới Thạch, tức Trung Hoa Dân quốc tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông bằng bản đồ 11 nét đứt.
Ngày 8/6 tờ Nhân Dân nhật báo đưa tin, Trương Triệu Trung (một học giả đeo lon Thiếu tướng quân đội Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan) lại tiếp tục lên đài truyền hình Bắc Kinh cáo buộc Philippines “khiêu khích” Trung Quốc ở Biển Đông.
Để chứng minh cho cái gọi là hành động “thách thức” Trung Quốc của Philippines ở Biển Đông, Trương Triệu Trung lại lấy sự kiện (Trung Quốc đánh chiếm trái phép) Đá Vành Khăn năm 1995, 1998 ra phân tích.
Nhà giàn hình bát giác trên cột thép Trung Quốc xây dựng trái phép tại Đá Vành Khăn năm 1995
Đá Vành Khăn là một rặng san hô hình vòng thuộc cụm Bình Nguyên nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện đang là đối tượng tranh chấp của Trung Quốc, Đài Loan, Philippines khi các bên này đều tuyên bố “chủ quyền” tại đây.
Tháng 2/1995 Trung Quốc điều 7 tàu ra Đá Vành Khăn, bắt giữ và trục xuất các ngư dân Philippines khỏi khu vực này và bắt đầu xây dựng trái phép nhà dàn đa giác trên cọc thép và cắm cờ Trung Quốc.
Tháng 11/1998 Trung Quốc tiếp tục điều 7 con tàu chở theo rất nhiều nhân công xây dựng ra Đá Vành Khăn xây dựng trái phép nhà nổi công sự kiên cố với cái cớ “làm nơi trú ẩn cho ngư dân”, nhưng thực tế là công sự đồn trú trái phép của lính Trung Quốc hòng âm mưu chiếm đoạt lâu dài Đá Vành Khăn và mở rộng bành trướng thực địa ở Trường Sa.
Sự thực lịch sử này bị Trương Triệu Trung bóp méo thành việc Philippines 2 lần “khiêu khích”, “thách thức” Trung Quốc ở Biển Đông – Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Với khẳng định hết sức phi lý, phi pháp Trung Quốc có chủ quyền từ thời cổ đại (1947) đối với Đá Vành Khăn cũng như quần đảo Trường Sa.
Để chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền từ thời cổ đại”, Trương Triệu Trung cho hay, năm 1947 chính quyền Tưởng Giới Thạch, tức Trung Hoa Dân quốc tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông bằng bản đồ 11 nét đứt (đến năm 1953 Trung Quốc xóa 2 nét đứt ở vịnh Bắc Bộ thành đường 9 đoạn, còn gọi là đường chữ U, đường lưỡi bò).
Video đang HOT
Cũng trong năm 1947, Trung Hoa Dân quốc mới cố tình đặt tên cho các đảo, đá ở Trường Sa, trong đó có Đá Vành Khăn là hòn Mỹ Tế. Năm 1983, giới chức Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) mới công bố tên gọi của Đá Vành Khăn mà họ nhận xằng chủ quyền là hòn Mỹ Tế.
Kết thúc bài “phân tích”, Trương Triệu Trung kết luận: “Nói lý lẽ với Philippines vô ích, họ sẽ không nghe đâu. Philippines sợ nhất là Trung Quốc động tay chân, gồm cả 2 phương diện là thủ đoạn quân sự và cấm vận kinh tế”.
Trước đó, Trương Triệu Trung đã lên đài truyền hình Bắc Kinh tuyên truyền cho cái gọi là “chiến lược cải bắp” hòng nuốt trọn các bãi ngầm, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Triển khai hội nghị học tập Tập Cận Bình
Cùng ngày, Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc đã triển khai hội nghị học tập và lĩnh hội quyết tâm cũng như ý đồ của ông Tập Cận Bình nhằm thực hiện “ giấc mơ Trung Hoa“.
Ông Hứa Kỳ Lượng – Thượng tướng, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 khẳng định: “Mục tiêu của hội nghị lần này là tăng cường công tác xây dựng tư tưởng chính trị trong quân đội. Bởi vì, đó là nguồn gốc của sức chiến đấu cũng như các tố chất cơ bản của quân đội Trung Quốc”.
Ông Hứa Kỳ Lượng tham dự một cuộc hội thảo của quân đội Trung Quốc
Trang Strategy, ngày 7/6 đăng tải nhận định của giới quan sát quân sự Mỹ cho hay, Hải quân Trung Quốc đang hiện diện ngày càng thường xuyên hơn ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, đặc biệt trong nửa đầu năm nay Trung Quốc tiến hành tập trận ở Tây Thái Bình Dương ít nhất 1 tháng 1 lần.
Không chỉ tàu chiến mà cả máy bay trinh sát và lực lượng thủy quân lục chiến dàn dựng các cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm các đảo không người ở.
Chính những hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên thực địa ở các khu vực tranh chấp lãnh thổ với láng giềng cộng với “thói quen” sử dụng các cuộc đàm phán ngoại giao để tuyên truyền cho cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc thay vì nghiêm túc tìm kiếm một giải pháp đã khiến nhiều nước mất niềm tin vào thiện chí mà Trung Quốc vẫn rêu rao giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua phán hòa bình.
Theo vietbao
Mưu toan "cướp đất" lớn nhất Thế kỷ 21 ở Biển Đông
Theo nhật báo Mỹ, bản đồ "đường lưỡi bò" chính là mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lớn nhất kể từ khi Thế chiến 2 kết thúc đến nay.
Biển Đông trước mưu toan cướp lãnh thổ lớn nhất từ Thế chiến 2 đến nay.
Mới đây, cơ quan in ấn bản đồ Trung Quốc đã phát hành một bản đồ mới, trong đ ó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc.
Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh và gọi đây là "mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lớn nhất kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt".
Theo New York Times, tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore, nhiều nhà ngoại giao của các nước đồng minh của Mỹ ở Á châu đã bày tỏ quan ngại về tấm bản đồ mới về Biển Đông mà cơ quan in ấn bản đồ của Trung Quốc phát hành gần đây.
Theo các nhà ngoại giao đã xem tấm bản đồ mới của Nhà Xuất bản Địa đồ Trung Quốc, "đường 9 chín đoạn đứt khúc" (thường được gọi là "đường lưỡi bò") đã được chính phủ Trung Quốc xác định lại là đường ranh giới quốc gia.
"Đường lưỡi bò" bao trùm khoảng 80% diện tích Biển Đông không được bất kỳ nước nào khác trên thế giới, ngoài Trung Quốc, nhưng cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc đều cho rằng những hòn đảo nhỏ và những bãi cạn bên trong đường này là thuộc về Trung Quốc.
Trong bản phúc trình nộp cho Quốc hội hồi tháng 5 vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là công ước mà Trung Quốc đã ký kết năm 1996.
Bài viết đăng trên tờ New York Times dẫn lời các nhà ngoại giao Châu Á cho biết bản đồ mới này đã in xong hồi cuối năm 2012 nhưng việc công bố được hoãn lại để chờ sự phê duyệt chính thức của lãnh đạo cấp cao.
Bài báo cũng trích lời ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, nói rằng bản đồ mới không có mục đích chứng tỏ ranh giới quốc gia mà chỉ thể hiện những đường cơ sở mới xung quanh những hòn đảo mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông.
Các nhà quan sát cho rằng việc in bản đồ mới với "đường lưỡi bò" là một bước tiến nữa trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Các nhà quan sát cho rằng việc in bản đồ mới với đường lưỡi bò là ranh giới quốc gia, sau khi đã cho in đường này trong hộ chiếu hồi năm ngoái, là một bước tiến nữa trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Trong bài viết đăng ngày 4/6 trên trang mạng Forbes.com, ông Trương Gia Đôn (Gordon Chang), một nhà phân tích tình hình Trung Quốc, nói rằng đây là âm mưu chiếm đoạt lãnh thổ lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tác giả cuốn "Sự sụp đổ sắp diễn ra của Trung Quốc" (The Coming Collapse of China) nói: "... Bản đồ mới của Bắc Kinh loại bỏ bất kỳ sự mơ hồ nào về việc chuyển đổi những đường đứt khúc này thành một đường ranh giới quốc gia. Tất cả những hòn đảo và những vùng biển bên trong lằn ranh... là thuộc về Trung Quốc, ít nhất là theo quan điểm của Trung Quốc."
Ông Trương Gia Đôn cho rằng tuy yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển bên trong "đường lưỡi bò" không nhất thiết có nghĩa là họ sẽ ngăn cấm hoạt động thương mại quốc tế ở Biển Đông, nhưng đó sẽ là bước kế tiếp. Ông nói thêm rằng Trung Quốc sẽ đòi hỏi tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển này phải xin phép trước và sẽ có đòi hỏi tương tự đối với máy bay ngang qua.
Theo vietbao
Tướng Trung Quốc lộ mưu chiếm dần Biển Đông Một vị tướng của Trung Quốc mới đây đã tiết lộ chiến lược mà nước này sử dụng để chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Ông này còn ngang ngược tuyên bố, chiến lược đó có thể được áp dụng để chiếm dần các khu vực khác ở Biển Đông. Thiếu tướng Trương Triệu Trung Tờ China Daily Mail đưa tin, trong...