Tường thuật từ Hoàng Sa: Trinh sát vị trí hạ đặt ban đầu của giàn khoan Hải Dương-981
Từ Hoàng Sa, phóng viên Trung Hiếu cho biết vào sáng 30.5, tàu cảnh sát biển (CSB) 2016 của Việt Nam đã tiến hành trinh sát vị trí mà Trung Quốc lần đầu hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển Việt Nam.
Lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ, đẩy đuổi giàn khoan trái phép Hải Dương-981, bất chấp sự bao vây hung hãn của các tàu Trung Quốc
Tàu CSB 2016 đã tổ chức nhóm trinh sát, dùng ống nhòm tìm kiếm các vật thể khả nghi trên mặt biển, có thể phía Trung Quốc đã cài đặt trước khi di dời giàn khoan.
Thượng úy Quản Đình Dương – Thuyền trưởng tàu CSB 2016 đề nghị nhóm trinh sát quan sát kỹ tại vùng biển này. Trong quá trình trinh sát, tàu CSB Việt Nam liên tục bị các tàu Trung Quốc áp sát, khiêu khích và đe dọa.
Video đang HOT
Trước đó vào ngày 27.5, Trung Quốc đã di dời giàn khoan trên ra xa 22 hải lý so với vị trí ban đầu.
Theo Thanh Niên
Nhật ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông
Chúng tôi ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đối thoại - Thủ tướng Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tối 30/5
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13
Đối thoại Shangri-La tối 30/5 mở màn bằng phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, khẳng định Tokyo sẽ hỗ trợ tối đa các quốc gia Đông Nam Á - một số nước trong đó có tranh chấp hàng hải với TQ - bảo vệ vùng biển.
Trước các quan chức an ninh cấp cao và chuyên gia đến từ khắp châu Á, ông Abe còn nhấn mạnh đến tính cần thiết cho các nước trong tôn trọng luật pháp quốc tế - kiểu diễn đạt thường để chỉ trích lập trường quân sự gây hấn của TQ.
"Nhật sẽ cung cấp sự ủng hộ hết mình cho các nỗ lực của các nước ASEAN đảm bảo an toàn tại các vùng biển, vùng trời và triệt để duy trì tự do hàng hải, tự do hàng không, ông nói.
Phát biểu của ông Abe - bài phát biểu đầu tiên tại Đối thoại của một lãnh đạo Nhật Bản, trùng khớp với thời điểm ông đẩy mạnh chiến dịch kêu gọi cải tổ hiến pháp hòa bình thời hậu chiến, nới lỏng các hạn chế với quân đội.
"Nhật có ý định đóng vai trò lớn hơn và chủ động hơn trong việc để hòa bình châu Á và thế giới trở nên chắc chắn hơn, Thủ tướng Nhật tuyên bố.
"Chính phủ của tôi ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Philippines khi kêu gọi một giải pháp cho tranh chấp Biển Đông", ông Abe phát biểu. "Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề thông qua đối thoại".
Đối thoại Shangri-la 2014 - diễn đàn an ninh quan trọng và có uy tín nhất ở châu Á diễn ra từ ngày 30/5 đến 1/6 với sự tham gia của các đại biểu, quan chức đến từ nhiều quốc gia.
Hội nghị này là nơi để Bộ trưởng Quốc phòng, quan chức quốc phòng và quân sự cấp cao của các nước tại khu vực châu Á - TBD và một số cường quốc khác thảo luận, đối thoại những vấn đề thời sự quan trọng nhất liên quan tới an ninh khu vực.
Những năm gần đây, Đối thoại Shangri-la đã trở thành sự kiện hàng năm của các nhà hoạch định chính sách quốc phòng chủ chốt của 27 nước châu Á - TBD.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc là bậc thầy dàn dựng đổi trắng thay đen Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam rồi lu loa rằng tàu của ta tự lật. Không dừng ở đó, nước này còn giở mọi thủ đoạn "bẫy" tàu Việt Nam. Từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, những hành vi của phía tàu...