Tường thuật “nóng” từ Hoàng Sa sáng 18/5: Thêm 2 tàu của Việt Nam bị tấn công trực diện
Sáng nay (18/5), Trung Quốc tăng cường thêm tàu để bảo vệ giàn khoan. Thêm 2 tàu của Việt Nam bị tấn công trực diện.
Tàu Trung Quốc tấn công trực diện vào tàu của cảnh sát biển Việt Nam
Hôm nay, biên đội tàu cảnh sát biển Việt Nam không chia thành đội hình tác chiến độc lập mà hòa vào các biên đội tàu kiểm ngư lẫn với các tàu cá của ngư dân miền Trung để thực hiện quyền chấp pháp.
7h sáng, đài chỉ hủy nóng ra vì nhận được tin tàu của chúng ta bị tấn công. Quan sát từ sa, phía trước, tàu đầu kéo biển mang biển hiệu 952 của Việt Nam đang bị tàu Trung Quốc dùng vòi rồng phun trắng xóa mặc dù tàu 952 của Việt Nam còn cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 10 hải lý.
Đến khoảng 8h sáng, tàu cảnh sát biển Việt Nam 2013 lại bị 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc áp sát. Sau một hồi rượt đuổi nghẹt thở, 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc đã liều lĩnh đâm và phía sau tàu cảnh sát biển 2013 khiến toàn bộ lan can mạn phải của tàu bị gãy đổ, hư hỏng rất nặng. Rất may, không có người nào bị thương vong.
Từ chiều đến tối hôm qua, mặt biển trở nên kín đặc tàu, thuyền Trung Quốc. Ngoài 4 tàu quân sự mang tên lửa tấn công nhanh thay nhau tuần tiễu quanh giàn khoan Hải Dương 981, còn có khoảng 80 tàu hải cảnh, hải giám của Trung Quốc chạy như mắc cửi. Về phía hướng Nam của giàn khoan Hải Dương 981, có đến trăm tàu cá Trung Quốc giả dạng.
Khi tàu cảnh sát biển Việt Nam đi tuần tra về hướng Đông Nam, các tàu Trung Quốc đứng san sát như một pháo đài sắt. Có đoạn, tàu Trung Quốc sắp hàng ngang, mỗi tàu chỉ cách nhau 80 – 100 m chĩa mũi về phía tàu của Việt Nam.
Điều đáng nói, bộ dạng bên ngoài là tàu đánh cá nhưng các tàu này to gấp 2 – 3 lần tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam, đèn pha chiếu sáng rực cả một vùng biển đen.
Đêm qua, khi tàu cảnh sát biển Việt Nam lùi ra xa nghỉ ngơi, ăn tối thì bất ngờ hàng chục tàu hải cảnh Trung Quốc bám sát rọi đèn pha, xua đuổi, buộc đoàn tàu Việt Nam phải rời xa giàn khoan Hải Dương 981 hơn nữa.
Video đang HOT
Chưa bao giờ cái cảm giác tức giận, uất nghẹn lại nhanh, ngập lòng chúng tôi như hôm nay khi bị tàu Trung Quốc ức hiếp, xua đuổi ngay trên vùng biển của mình.
Tuy nhiên, tinh thần chung của Việt Nam là giữ hòa khí, tránh xung đột, đối đầu trực diện, nên biên đội tàu Việt Nam vẫn tỉnh táo không bị mắc mưu.
Sáng 18/5, Lệnh của Sở chỉ huy tiền phương từ đất liền thông báo, các biên đội tàu khẩn trương lựa chọn, giới thiệu các chiến sĩ trẻ, có thành tích tốt để kết nạp Đảng. Không khí bỗng nhiên thay đổi, rộn ràng vui, khi tàu chúng tôi 4033 cũng giới thiệu được một đồng chí tên Long, làm cán bộ thông tin. Đoàn tàu đang vui và đang làm lễ kết nạp giữa biển Hoàng Sa, ngay trên tiền tuyến.
Theo Thanh Hải (từ Hoàng Sa)
Báo Lao động
Những nỗi đau tột cùng mang tên "dã ngoại"
Chúng ta vừa trải qua một năm đầy khó khăn. Tuy phía trước, năm 2014 vẫn được dự báo là còn nhiều thử thách, nhưng những tin buồn liên tiếp được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng những ngày gần đây càng khiến người ta mong muốn cho năm "xui xẻo" này qua mau.
Dư luận ngày nay hẳn vẫn còn đang sốc trước vụ việc 7 em học sinh cấp II - những đứa trẻ đang ở độ tuổi tràn đầy ước mơ và tương lai phía trước, bỗng chốc bị sóng dữ cuốn đi trong một chuyến thăm quan dã ngoại. Những cái chết bất ngờ của các em không chỉ khiến cho cha mẹ, người thân của các em đau đớn mà rất, rất nhiều người khi biết thông tin đã rơi nước mắt thương xót cho những trái tim đã phải ngừng đập quá sớm.
Dã ngoại là một hoạt động vừa hấp dẫn, vừa bổ ích, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh. Cha mẹ, dù khó khăn về kinh tế vẫn cố gáng để các con được hưởng những giờ phút vui vẻ. Tuy nhiên, những cái chết thương tâm trong các chuyến dã ngoại đang khiến nhiều người lo lắng. Những vụ việc dù chỉ là tai nạn bất ngờ, nhưng nó cũng đặt ra một câu hỏi về trách nhiệm của những người tổ chức ra các buổi thăm quan dã ngoại đang ngày càng trở nên phổ biến tại các trường học.
Chi phí dã ngoại không nhỏ
Những năm gần đây, trái ngược với tình trạng kinh tế khó khăn, nhiều bậc cha mẹ phải "thắt lưng buộc bụng" để có tiền cho con đóng học phí, đi học thêm, luyện thi... thì dường như dịch vụ tổ chức thăm quan dã ngoại lại làm ăn phát đạt bởi tần suất các chuyến dã ngoại của các trường học lại tăng thêm.
Khảo sát của PV cho thấy, kinh phí cho mỗi buổi đi dã ngoại của các con không hề nhỏ. Theo lời một phụ huynh học sinh có con học tiểu học ngay tại nội thành Hà Nội thì con chị tham gia một chuyến thăm quan Lăng Bác cũng phải nộp tới 160.000đ/học sinh (không bao gồm ăn trưa).
Trong khi đó, một phụ huynh khác cho biết, con chị học tại một trường tiểu học tại quận Ba Đình, mới đây có tham gia đi dã ngoại do nhà trường tổ chức tại một trang trại tại Gia Lâm bằng phương tiện ô tô. Khi đi, các con phải tự mang theo đồ ăn thức uống, sáng đi lúc 8h và chiều về lúc 3h30 nhưng đã phải chi phí tới hơn 200.000 đồng.
Điều đáng nói, việc đi dã ngoại do nhà trường tổ chức tuy là tự nguyện, nhưng vì giáo viên dùng mọi cách để vừa khuyến khích, vừa "nhắc khéo" về "ý thức tập thể" nên nhiều gia đình hoặc không dư giả về kinh tế, hoặc lo lắng cho sự an toàn của con nhưng vẫn phải bấm bụng cho con đi dã ngoại với nhà trường. Trong khi đó, thậm chí có trường, các cô còn tuyên bố thẳng là phụ huynh không được đi theo lớp trong các chuyến dã ngoại. Lý do thực sự của việc ngăn cản này thì không ai biết, nhưng một số phụ huynh rỉ tai nhau rằng, các cô không muốn phụ huynh chứng kiến tình trạng các con ăn đồ tự mang theo, còn giáo viên thì được Ban tổ chức chiêu đãi tiệc đàng hoàng (?!)
Về chất lượng các chuyến đi dã ngoại cũng là việc cần phải bàn. Một số phụ huynh cho biết, có trường đến mấy năm liền cho các con đi xem xiếc, có trường lại nhiều lần tổ chức đi đến một điểm thăm quan quen thuộc khiến các con nhàm chán. Hơn nữa, không phải chuyến dã ngoại nào cũng có được nhiều hoạt động bổ ích. Có cháu bé cho biết, mang tiếng đi trang trại nhưng lại câu cá bằng... nhựa trong chậu, trồng cây trong... cốc, khiến các con thất vọng.
Không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau mất con
Tiễn con đi chơi, đón con ở... nhà xác
Ngày nay, việc tạo điều kiện cho các con đi thăm quan, dã ngoại, được tiếp xúc với thiên nhiên và tham gia các hoạt động ngoài trời là điều rất nên làm. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc tổ chức thăm quan mỗi năm đến 2-3 đợt, mỗi đợt đều có chi phí lên vài trăm ngàn/học sinh cũng là điều các trường nên cân nhắc. Nhưng quan trọng hơn chính là vấn đề đảm bảo an toàn cho các con trong khi đi thăm quan. Thực tế, đã có rất nhiều cái chết thương tâm xảy ra trong các chuyến thăm quan đó.
Cùng ngày 7 học sinh thiệt mạng trên biển Cần Giờ trong chuyến dã ngoại thì cũng có một em học sinh lớp 6 tại Bến Tre bị sóng biển cuốn trôi khi đi dã ngoại cùng trường. Thi thể của em đã đước tìm thấy vào hôm qua 30/12/2013.
Đó là em Hồ Kim Trọng, 11 tuổi, học sinh lớp 6 Trường THCS Thới Lai, Huyện Bình Đại. Trọng là một thành viên trong đoàn gần 200 học sinh được nhà trường tổ chức đi tắm biển.
Khoảng 13 giờ ngày 29/12, khi cả đoàn đang tắm và vui chơi ở bãi biển Thạnh Hải (xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú) thì gió thổi mạnh, sóng biển dâng cao nên các thầy cô yêu cầu các em lên bờ, không cho tắm nữa.
Tuy nhiên, Trọng và một bạn học cùng lớp do ham chơi nên vẫn tắm biển, và mặc dù có phao nhưng do sóng lớn nên Trọng bị cuốn trôi. Chiều 30/12, lực lượng cứu hộ đã vớt được thi thể em Trọng sau hơn một ngày tìm kiếm.
Trước đó, hôm 4/11, trường THCS Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) tổ chức cho hơn 500 học sinh, bao gồm cả bốn khối đi dã ngoại tại khu du lịch sinh thái Tây Thiên, Vĩnh Phúc. Khoảng 12h30 cùng ngày, sau khi ăn trưa, một nhóm rủ nhau tới khu suối của khu du lịch để vui chơi, sau đó năm nam sinh xuống tắm mát. Bơi lội một lúc, cả nhóm lên bờ, riêng Nguyễn Linh Quang, học sinh lớp 9D xuống tắm tiếp.
Thấy bàn tay chới với và có tiếng kêu cứu, nhóm bạn tưởng Quang trêu đùa, vì trước đó Quang vẫn bơi bình thường nên không ai để ý. "Nhưng sau đó thấy Quang chìm hẳn, mọi người vội hô hoán, đưa lên bờ nhưng không kịp", một người chứng kiến kể lại sự việc. Giáo viên chủ nhiệm cùng hướng dẫn viên đã có mặt dùng mọi biện pháp để sơ cứu, tuy nhiên Quang đã ngừng thở
Năm 2008, hôm 13/9, ba học sinh lớp 6 của trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) đã bị tử nạn tại khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà. Điều đáng nói là cả ba học sinh lại bị chết đuối trong một chiếc hồ rộng chưa đến 30m2, trước sự có mặt của rất nhiều người lớn.
Trên đây chỉ là ít trong số những vụ tai nạn đau lòng cướp đi sinh mạng của nhiều em học sinh trong các chuyến dã ngoại. Điều đó cho thấy, công tác tổ chức thăm quan, dã ngoại cần phải được quan tâm hơn nữa, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh. Ngoài ra, nhiều người cho rằng, ở độ tuổi ngịch ngợm của các em, không thể hoàn toàn giao phó cho các thầy cô và một số hướng dẫn viên của các công ty du lịch.
Trước sự việc đau lòng về 7 học sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) chết đuối trong buổi dã ngoại tại biển Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), ngày 30/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương đã có văn bản khẩn chấn chỉnh các trường tổ chức việc tham quan, dã ngoại cho học sinh.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường phải dừng ngay việc tổ chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại cho đến hết năm học
Ngọc Quỳnh
Theo_VnMedia
Công bố hàng loạt luật "sát sườn" với cuộc sống Sang năm 2014, một số quy định quan trọng liên quan trực tiếp đến cuộc sống sẽ có hiệu lực, trong đó, Luật Đất đai năm 2013, thu hẹp các trường hợp Nhà nước thu hồi đất; Luật tiết kiệm, chống lãng phí quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu... Ngày 12/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công...