Tường thuật của phóng viên CNN: Vũ điệu nguy hiểm trên Biển Đông
Phóng viên Euan McKirdy của CNN đã có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 8003 ra khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và có bài phản ánh về diễn biến ở khu vực này. Dưới đây là nội dung lược dịch bài viết.
Phải mất rất nhiều thời gian kể cả trên bờ và trên biển, thì đoàn phóng viên 40 người chúng tôi mới tới được khu vực nóng bỏng nhất thế giới. Chúng tôi xuất phát, lên một tàu tuần duyên nhỏ vào một buổi tối ngày thứ Hai từ Đà Nẵng, tiến đến vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa.
Việc Trung Quốc cắm một giàn khoan tại vùng nước này hồi đầu tháng 5 đã khiến dư luận phản đối, cùng với đó là những tuyên bố của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, yêu cầu Việt Nam và Trung Quốc giải quyết vấn đề nhanh chóng và không gây đổ máu.
Các sĩ quan trên tàu Cảnh sát biển 8003 quan sát hướng di chuyển của tàu Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Ít nhất là một bên nhất trí như vậy. “Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam cam kết giải quyết vấn đề bằng phương cách hòa bình”, ông Hoàng Tuấn Anh, thuyền trưởng con tàu hỗ trợ mà chúng tôi đi cho biết.
Con tàu khá chắc chắn chở chúng tôi có một khẩu pháo 125 mm phía trên mũi và hai khẩu 14,5 mm ở đuôi. Nó thuộc loại tàu hậu cần mà lực lượng tuần duyên nào cũng cần có, và chứa được khá nhiều thứ: 10 thùng nước uống chai nhựa, khoang bếp chất đầy rau xanh, một đàn gà sống bên dưới cầu thang phía ngoài – những thứ sẽ rất cần thiết cho thủy thủ đoàn, cũng như các đồng đội của họ ở tiền tuyến.
Video đang HOT
Giữa hải trình, chúng tôi được chuyển sang tàu cảnh sát biển mang số hiệu 8003 – con tàu đã đợi chúng tôi giữa trùng khơi từ buổi trưa. Và rồi chúng tôi cũng đã đến khu vực nơi Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan. Xung quanh chỉ là mênh mông biển cả, không phao hiệu, không bãi nổi, dù phía Trung Quốc vẫn lớn tiếng khẳng định bên dưới là một mỏ dầu lớn.
Khi đến nơi, chúng tôi được tin giàn khoan thuộc quyền quản lý của Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOCC) đã di chuyển. Quá trình di chuyển giàn khoan bắt đầu từ sáng 26/5 và hoàn thành lúc 23h30 cùng ngày, trước khi đoàn chúng tôi đến đây. Chúng tôi cuối cùng cũng đến được nơi cần đến. Những chấm đen lúc trước ở đường chân trời giờ đã hiện rõ là những con tàu của cả Việt Nam và Trung Quốc.
Hành động hung hăng
Trong một buổi chiều đầy nắng và yên bình giữa biển vang lên giọng nói bình tĩnh của phía Việt Nam thông báo rằng Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế, còn bên kia đáp lại bằng tiếng còi báo hiệu, còi rú đầy hiếu chiến.
“Tôi đã đến vùng biển này nhiều lần nhưng gần đây Trung Quốc ngày càng hung hăng với Việt Nam”, thuyền trưởng Hoàng nói và khẳng định “Tôi tự hào được bảo vệ đất nước”.
Chỉ trước đó vài giờ, tàu của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một chiếc tàu đã bị đánh chìm trong giai đoạn căng thẳng giữa quan hệ hai nước láng giềng.
Chiều xuống, một tàu hải cảnh to lớn của Trung Quốc tiến về phía chúng tôi, gầm gừ như dọa nạt. Không ai trên tàu 8003 tỏ ra quá lo lắng. Ở phía mạn phải con tàu chúng tôi, hai tàu khác của Trung Quốc đang quấy phá một tàu cá nhỏ hơn của Việt Nam.
Theo HT
Báo tin tức/Maritimesecurity
Trung Quốc di chuyển giàn khoan
Tại cuộc họp báo chiều 27.5, ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư VN cho biết lúc 5 giờ 30 ngày 27.5, giàn khoan Hải Dương-981 di chuyển được 3 đến 4 hải lý, với vận tốc 4,5 hải lý/giờ về phía đông - đông bắc.
Lúc 10 giờ ngày 27.5, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 đến địa điểm cách vị trí cũ 23 hải lý - Đồ họa: Toby Quốc
Đến 10 giờ cùng ngày, Trung Quốc đã neo giàn khoan tại vị trí có tọa độ 15033,38' vĩ bắc - 111034,62' kinh đông, cách đảo Tri Tôn về hướng đông - đông nam 25 hải lý, cách vị trí cũ 23 hải lý theo hướng đông - đông bắc, cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý.
Phía VN vẫn duy trì lực lượng và hoạt động đấu tranh với cường độ cao cách giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 5 đến 6 hải lý.
Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng tàu như hôm 26.5 nhưng hoạt động với cường độ cao hơn; có sự hoạt động của 2 máy bay quanh khu vực giàn khoan. Trung Quốc đã tăng cường lực lượng quân sự, tàu hải giám, hải tuần bằng cách sử dụng những tàu lớn, công suất cao hơn. Tàu Trung Quốc đã chủ động tấn công, uy hiếp các tàu VN ngay từ xa dưới các hình thức vây ép, húc đẩy, đâm va, phun vòi rồng. Sau đó, co cụm lại quanh khu vực giàn khoan, kiên quyết đẩy các tàu VN ra xa giàn khoan bằng cách tổ chức thành nhóm vây ráp, chèn ép đe dọa tàu VN. Tàu hải cảnh, hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhiều nhóm áp sát các tàu chấp pháp của VN trong quá trình tiếp cận giàn khoan nhằm vây ép, đẩy phạm vi hoạt động từ 5 đến 6 hải lý ra ngoài 10 hải lý. Tàu cá Trung Quốc dàn thành hàng ngang cản trở, ép, đe dọa đẩy tàu cá của ngư dân VN hoạt động ở phạm vi cách giàn khoan 15 đến 17 hải lý, ngoài ra còn có hành vi húc đẩy nguy hiểm. Tàu chiến Trung Quốc đã tăng cường hoạt động áp sát các tàu kiểm ngư hơn và thường xuyên có hành động mở bạt che súng và chĩa súng vào các tàu kiểm ngư khi tới gần.
Ông Hà Lê cũng cho biết về việc 16 giờ ngày 26.5, tàu vỏ sắt Trung Quốc có số hiệu 11209 đã chủ động đâm tàu cá vỏ gỗ có số hiệu ĐNa 90152 TS của ngư dân VN đang hoạt động sản xuất tại khu vực có tọa độ 15016,42' vĩ bắc - 111001,30' kinh đông - ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN, làm tàu cá VN bị chìm. Ngư dân có mặt trên tàu đã được các tàu kiểm ngư cứu an toàn và tiếp tục tham gia sản xuất cùng những tàu cá khác. Tàu cá bị chìm đang được kéo vào bờ. Đáng lên án là tàu Trung Quốc lại có hành động cản trở, ngăn chặn tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển VN trong quá trình thực hiện cứu hộ tàu cá bị chìm tại khu vực giàn khoan. "Hiện tinh thần các kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư vẫn rất tốt và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là mặc dù bị tàu cá Trung Quốc xua đuổi, cản trở song các ngư dân vẫn hăng hái tham gia bám biển, sản xuất trên khu vực", ông Hà Lê nhấn mạnh.
Trước việc Cục Hải sự Trung Quốc ra thông báo ngày 27.5 về việc di chuyển giàn khoan dầu khí Hải Dương-981 của Trung Quốc từ vị trí 15029,58' vĩ bắc - 111012,06' kinh đông đến vị trí 15033,38' vĩ bắc - 111034,62' kinh đông, ngày 27.5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình khẳng định:
"Vị trí mới mà giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc được di chuyển tới theo thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 27.5 nằm hoàn toàn trên thềm lục địa của VN; hoạt động của giàn khoan ở vị trí này vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN.
VN kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt hoạt động, rút giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống, tàu dịch vụ ra khỏi vùng biển của VN, đồng thời không để tái diễn các hành vi tương tự".
Ngang ngược thông báo cấm tàu Ngày 27.5, Cục Hải sự Trung Quốc ra Thông báo số 14040 bằng tiếng Trung và tiếng Anh, với nội dung giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) di chuyến từ vị trí có tọa độ 15029,58' vĩ bắc và 111012,06' kinh đông đến vị trí có tọa độ 15033,38' vĩ bắc và 111034,62' kinh đông vào lúc 10 giờ sáng cùng ngày. Sau đó, Cục Hải sự Trung Quốc ngang ngược ra tiếp Thông báo số 14041 cấm tàu thuyền vào khu vực có bán kính 3 hải lý (5,56 km) tính từ vị trí mới của giàn khoan từ ngày 27.5 đến ngày 15.8. Đây là hoạt động thăm dò giai đoạn 2 của giàn khoan Hải Dương-981 sau khi nó hoàn tất giai đoạn 1 vào ngày 27.5, theo Nhân Dân nhật báo.
Theo TNO
Biết rút lui đúng lúc là sự sáng suốt Một số trang báo hôm nay đưa tấm ảnh Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh ngồi bên cạnh Chủ tịch Ủy ban Olympic châu Á ( OCA) - ông Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah - tại trụ sở OCA ở Kuwait. Ông Hoàng Tuấn Anh có nụ cười rất tình cảm với ngài Chủ tịch, bởi...