Tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói F-35 không tàng hình được trước S-400
Tướng Eslen nói F-35 không tàng hình được trước S-400 Nga, cảnh báo Ankara sẽ dùng tên lửa này đối phó nếu Athens mua tiêm kích Mỹ.
“Nếu Hy Lạp mua tiêm kích F-35, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dùng hệ thống S-400 chống lại chúng. Cả thế giới biết rằng những chiến đấu cơ đó không tàng hình được trước hệ thống phòng không do Nga chế tạo. Đây chính là điều Mỹ đang lo ngại”, Nejat Eslen, tướng về hưu của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nói trên truyền hình hôm 18/11.
Phát biểu được đưa ra sau khi truyền thông Hy Lạp công bố thư đề nghị (LOR) được Bộ Quốc phòng nước này gửi đến Lầu Năm Góc, trong đó nêu đề xuất đặt mua 18-24 tiêm kích tàng hình F-35 mới hoặc đã qua sử dụng trong biên chế không quân Mỹ và đặt thời hạn tiếp nhận chiếc đầu tiên trong năm 2021.
Radar nhìn vòng của hệ thống S-400 Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hồi năm 2019. Ảnh: AP .
Video đang HOT
Tướng Eslen cho rằng Washington cần suy nghĩ kỹ trước khi tăng cường sức mạnh quân sự cho Athens. “Sự ủng hộ Hy Lạp ở biển Aegean và đông Địa Trung Hải sẽ không phục vụ lợi ích của Mỹ. Vị trí địa chính trị và năng lực quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò rất quan trọng với Mỹ và NATO. Washington cần tính đến cân bằng chiến lược giữa Ankara và Athens”, ông nói thêm.
Eslen khẳng định hệ thống S-400 sẽ hạn chế đáng kể hiệu quả hoạt động của tiêm kích F-35, cảnh báo việc triển khai tên lửa S-400 ở biển Aegean và đông Địa Trung Hải sẽ giúp Ankara chiếm ưu thế lớn trước các nước láng giềng.
Hy Lạp đang muốn hiện đại hóa toàn diện lực lượng không quân, nhằm đối phó với nỗ lực tăng cường hiện diện và đẩy mạnh hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở đông Địa Trung Hải. “Hệ thống S-400 của Thổ có thể gây nhiều vấn đề với hoạt động bình thường của không quân Hy Lạp. Kế hoạch mua gấp F-35 có thể là một nỗ lực nhằm đối phó điều này”, tờ Proto Thema của Hy Lạp cho hay.
Căng thẳng Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ leo thang từ tháng 8, khi Ankara cử chiến hạm hộ tống tàu thăm dò tới khảo sát địa chấn ở vùng biển mà Athens tuyên bố chủ quyền. Hy Lạp điều chiến hạm đối phó đội tàu của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời tổ chức các cuộc diễn tập với đồng minh EU và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) để phô trương sức mạnh.
Athens và Ankara cũng tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Aegean nằm giữa hai nước. Tiêm kích hai bên đã vờn nhau tới 16 lần trên vùng trời tranh chấp ở biển Aegean chỉ trong ngày 17/12/2019.
Tàu chiến Hy Lạp từng áp sát, cắt mặt tàu hộ vệ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc tập trận lớn nhất của Ankara hồi tháng 5/2019. Tiêm kích Mirage 2000 Hy Lạp hồi cuối năm 2018 cũng mang tên lửa diệt hạm khóa mục tiêu vào tàu hộ vệ lớp Barbaros của Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Aegean nhằm phô trương sức mạnh, răn đe đối phương.
Mỹ cân nhắc "xuất xưởng" 50 tiêm kích F-35 cho UAE, dự kiến thu về 10 tỉ USD
Sau khi được thông báo chính thức, Quốc hội Mỹ có thể đồng thuận hoặc ngăn chặn việc mua bán này.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa tuyên bố chấp thuận thương vụ bán 50 chiếc máy bay tiêm kích F-35 cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đồng thời cho biết sẽ cố gắng đảm bảo duy trì lợi thế quân sự cho Israel. Thỏa thuận này có giá trị lên đến 10 tỉ USD.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Enge xác nhận một thông báo không chính thức đã được gửi tới Quốc hội vào hôm 30-10. "Khi Quốc hội xem xét thương vụ này, cần phải chắc chắn rằng những thay đổi mới sẽ không khiến lợi thế quân sự của Israel gặp rủi ro" - ông tiết lộ.
Tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Reuters
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đặt ra mục tiêu để đưa ra thông báo chính thức về thỏa thuận với UAE trong những ngày tới. Sau khi được thông báo chính thức, Quốc hội Mỹ có thể đồng thuận hoặc ngăn chặn việc mua bán này.
Thông thường, quy trình thông qua giao dịch mua bán mặt hàng phức tạp như máy bay F-35 sẽ mất khoảng 40 ngày, nhưng chính quyền Washington đang cố gắng để rút ngắn thời gian xuống chỉ còn vài ngày nhằm đáp ứng mục tiêu đạt được thỏa thuận trước ngày Quốc khánh của UAE.
Trước đó, vào tháng 9, Mỹ và UAE đã bày tỏ mong muốn đạt được thỏa thuận cho thương vụ mua bán máy bay tiêm kích tàng hình F-35 vào đúng ngày Quốc khánh của UAE, được tổ chức vào ngày 2-12 hằng năm.
Trong khi đó, bất kỳ thỏa thuận bán vũ khí nào giữa Mỹ với các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông khác đều phải đáp ứng thỏa thuận lâu dài với Israel rằng thương vụ ấy không làm suy giảm lợi thế quân sự của Israel. Israel ban đầu tỏ ra dè dặt trước thương vụ này cho đến tuần trước, chính quyền nước này đã rút lại những phản đối của mình sau khi chắc chắn rằng Mỹ sẽ đảm bảo duy trì ưu thế quân sự của Tel Aviv.
Theo đó, Washington phải đảm bảo rằng loại vũ khí Mỹ cung cấp cho Israel "có chất lượng vượt trội" so với vũ khí được bán cho các nước láng giềng.
Mỹ cho đồng minh ruột nếm trái đắng không ngờ Mỹ quyết định bán máy bay chiến đấu F-35 dành cho Thổ Nhĩ Kỳ cho đối thủ của họ là Hy Lạp. Tin được đăng trên trang Greek City Times dựa theo các nguồn báo chí địa phương. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bay tới Athens để thảo luận về vấn đề này. Tổng cộng, họ có kế hoạch bán cho nước...