Tướng Thái Lan cảnh báo sẽ ngăn chặn các cuộc biểu tình sau bầu cử
Tư lệnh lục quân Thái Lan, Tướng Apirat Kongsompong khẳng định quân đội không tham gia chính trị nhưng sẽ không cho phép lặp lại các cuộc biểu tình lớn trên đường phố như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha (trái) và Tư lệnh lục quân Thái Lan, Tướng Apirat Kongsompong (phải) tại cuộc diễn tập đối phó với tình trạng khẩn cấp ở Lopburi, Thái Lan ngày 14/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tư lệnh lục quân Thái Lan, Tướng Apirat Kongsompong ngày 2/4 cảnh báo sẽ ngăn chặn bất kỳ động thái nào đe dọa đến nền quân chủ lập hiến.
Phát biểu với báo giới, Tướng Apirat khẳng định quân đội vẫn giữ trung lập và không tham gia chính trị.
Ông nhấn mạnh quân đội vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình đó là bảo vệ, duy trì các thể chế nhà nước, tôn giáo và nền quân chủ.
Do đó, quân đội sẽ không cho phép lặp lại các cuộc biểu tình lớn trên đường phố như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Cũng theo Tướng Apirat, dù kết quả của cuộc tổng tuyển cử như thế nào, các phe phái cần tranh luận và giải quyết bất đồng tại quốc hội.
Hiện Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC) chưa công bố kết quả chính thức của cuộc tổng tuyển cử, diễn ra vào ngày 24/3 vừa qua.
Video đang HOT
Theo EC, kết quả cuộc bầu cử sẽ chưa được phê chuẩn cho tới ngày 9/5 vì cơ quan bầu cử cần thời gian xử lý các khiếu kiện liên quan, theo đó, cơ quan này đã nhận được tới 186 khiếu nại về cuộc bầu cử./.
Theo Vietnam
Ai sẽ là thủ tướng tiếp theo của Thái Lan?
Ủy Ban bầu cử Thái Lan hôm 28-3 đã bất ngờ công bố kết quả kiểm phiếu của cuộc bầu cử này.
Theo đó, đảng Quyền lực nhà nước nhân dân (PPRP) ủng hộ đương kim Thủ tướng Prayuth Chanocha liên nhiệm là đảng giành nhiều phiếu bầu nhất trong khi Peau Thai, đảng giành nhiều ghế hạ nghị sĩ theo khu vực nhất, về thứ hai.
Thủ tướng đương nhiệm Prayut Chan-o-cha phát biểu trước những người ủng hộ tại Bangkok hôm 22-3. Ảnh: Diplomat
Và sau khi công bố kết quả, Thủ tướng sẽ được chọn trong một cuộc bỏ phiếu chung của các thành viên của cả Hạ viện và Thượng viện, trong đó 250 thành viên sẽ được bổ nhiệm bởi chính quyền sau cuộc tổng tuyển cử. Đã có những gương mặt ứng viên hàng đầu được nhắm đến cho chiếc ghế quyền lực này.
Thủ tướng đương nhiệm Prayut Chan-o-cha
Ông Prayut, 65 tuổi, người đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp quân sự vào năm 2010, khi ông được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh quân đội. Chiếc ghế này đưa ông vào một vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực lâu dài và giữa những người ủng hộ và đối thủ, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006.
Ông Prayut lãnh đạo chính phủ sau cuộc đảo chính tháng 5-2014 chống lại chính phủ của bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin. Tiếp quản chức vụ chỉ huy quân đội kiêm thủ tướng chính phủ, ông Prayut nắm giữ quyền lực tuyệt đối. Kể từ đó, ông tìm cách ngăn chặn sự trở lại của ông Thaksin, chủ yếu bằng cách thông qua hiến pháp mới, làm suy yếu các đảng chính trị khác. Trong năm qua, ông Prayut đã nỗ lực xây dựng hình ảnh một chính trị gia ôn hòa hơn. Nhưng tính cách cộc cằn, sắc sảo và tính tình nóng nảy của ông khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng ông hướng đất nước đi theo con đường dân chủ hơn.
Ông Prayut là ứng cử viên của đảng PPRP, được coi là một đảng ủng hộ chính quyền quân sự. Lợi thế lớn nhất của ông là sự ủng hộ của những nghị sĩ Thượng viện, những người mà ông sẽ bổ nhiệm.
Bà Sudarat Keyuraphan
Bà Sudarat, 57 tuổi, là người mới nhất lãnh đạo một đảng được ông Thaksin ủng hộ.
Là con gái của một cựu thành viên Quốc hội đến từ khu vực đông bắc, bà Sudarat được học tập tại các trường hàng đầu của Bangkok. Bà gia nhập chính trường vào năm 1991, giành được một ghế nghị sĩ tại Bangkok, đại diện cho đảng Palang Dharma. Năm 1994, bà trở thành Phó Bộ trưởng giao thông trong một chính phủ liên minh do Đảng Dân chủ lãnh đạo. Năm 1998, bà đã giúp ông Thaksin thành lập Đảng Thai Rak Thai, trong đó bà giữ vị trí phó chủ tịch. Khi ông Thaksin lãnh đạo đảng của mình giành chiến thắng vào năm 2001, bà được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế công cộng, và năm 2006, bà trở thành Bộ trưởng Nông nghiệp. Sau cuộc đảo chính, bà là một trong 111 thành viên đảng Thai Rak Thai bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm, sau khi một tòa án phán quyết giải tán đảng này vì vi phạm luật bầu cử.
Bà Sudarat đang giữ lợi thế lớn khi là ứng viên của đảng Peau Thai ủng hộ ông Thaksin. Các đảng liên quan đến ông Thaksin đều giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử quốc gia kể từ năm 2001.
Cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva
Ông Abhisit, 54 tuổi, là một cựu thủ tướng có số phận đã đan xen với biến động chính trị của đất nước. Sinh ra ở Anh và được học tại Eton và Oxford, ông gia nhập đảng Dân chủ, đảng lâu đời nhất Thái Lan, vào năm 1992 và đảm nhận vai trò lãnh đạo đảng vào năm 2005.
Đảng Dân chủ, được ủng hộ ở Bangkok và các thành trì chính trị phía nam, là đảng đối lập chính của ông Thaksin. Đảng Dân chủ có thể đạt được thành công tại một số cuộc bầu cử toàn quốc, và thay vì cạnh tranh với ông Thaksin tại thùng phiếu, trong 13 năm qua, đảng Dân chủ đã hai lần chọn cách tẩy chay bầu cử. Tuy nhiên, ông Abhisit đã có thể leo lên vị trí thủ tướng trong một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội năm 2008, theo sau quyết định của tòa án giải tán đảng cầm quyền do ông Thaksin hậu thuẫn. Thời gian đương chức của ông Abhisit được nhớ đến nhiều nhất là các cuộc biểu tình trên đường phố năm 2010, trong đó những người ủng hộ ông Thaksin chiếm trung tâm Bangkok yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử mới. Trong nhiều tuần, bạo lực gia tăng đã nhấn chìm các cuộc biểu tình khi chính quyền cố gắng kiềm chế họ. Cuối cùng, quân đội đã phát động cuộc tấn công vũ trang toàn diện để chấm dứt các cuộc biểu tình. Động thái này khiến 91 người chết và hơn 2.000 người bị thương, hầu hết là dân thường. Ông Abhisit và đảng Dân chủ đã thua trong cuộc bầu cử tiếp theo trước đảng Peau Thai.
Ông Abhisit tham gia cuộc bầu cử lần này với mong muốn thu hút những người không muốn quân đội hoặc một đảng khác được ông Thaksin hậu thuẫn tiếp tục cai trị.
Ông Anutin Charnvirakul
Ông Anutin, 52 tuổi, là người ít ý thức hệ nhất trong số các ứng cử viên lớn, đứng đầu đảng Bhumjai Thai, nhận được sự ủng hộ ở khu nông thôn đông bắc đất nước.
Ông Anutin có bằng kỹ sư của Đại học Hofstra (Mỹ). Ông là người thừa kế của một Cty xây dựng lớn, theo bước chân của cha mình trong việc nắm trong tay cả thế giới kinh doanh và chính trị. Tập đoàn gia đình, Kỹ thuật và Xây dựng Sino-Thai PCL, chuyên ký các hợp đồng lâu dài cho các dự án lớn của chính phủ như Sân bay Suvarnabhumi của Bangkok. Bhumjai Thai là một nhánh của một đảng được ủng hộ bởi ông Thaksin trước đây, được thành lập bởi một nhóm các chính trị gia thay đổi liên minh sau bất ổn chính trị năm 2008 đưa ông Abhisit lên làm thủ tướng. Đảng Bhumjai Thai thu hút cử tri trong cả nước với lời hứa tự do hóa luật cần sa, hợp pháp hóa dịch vụ chia sẻ xe và nới lỏng các điều khoản trả nợ cho các khoản vay của sinh viên. Bhumjai Thai về thứ ba trong cuộc bầu cử năm 2011, nhưng đảng này luôn là trung tâm của các thỏa thuận chính trị trong quá khứ, điều khiến ông Anutin trở thành một ứng viên bí ẩn.
Tỷ phú Thanathorn Juangroongruangkit
Ông Thanathorn, 40 tuổi, đứng đầu đảng Tương lai mới, được thành lập hồi năm ngoái, là lựa chọn của những người phản đối sự cai trị của quân đội.
Ông Thanathorn là một doanh nhân giàu có, sinh ra và lớn lên ở Bangkok. Trước khi tham gia chính trường, ông đã điều hành doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô-tô. Hầu hết các nhà lãnh đạo của đảng Tương lai mới đều đến từ cộng đồng các tổ chức phi chính phủ, ở độ tuổi 20-30, đã mang lại cho đảng một lượng lớn cử tri trẻ. Ông Thanathorn có thể thúc đẩy bất kỳ liên minh nào cố gắng ngăn chặn ông Prayut.
AN BÌNH
Theo Baocongan
Ủy ban bầu cử Thái Lan công bố kết quả kiểm phiếu toàn quốc Ủy ban bầu cử Thái Lan công bố kết quả kiểm phiếu toàn quốc, theo đó đảng thân quân đội Palang Pracharat giành chiến thắng với 8,4 triệu phiếu bầu... Uttama Savanayana (giữa), lãnh đạo đảng Palang Pracharat tổ chức họp báo sau cuộc bầu cử - Ảnh: Reuters. Ngày 28/3, Ủy ban bầu cử Thái Lan công bố kết quả kiểm phiếu...