Tưởng tăng cân, đi khám phát hiện khối u trong bụng to bằng thai 9 tháng
Chị T.T.L (46 tuổi, ở quận 4, TP.HCM) bị mù từ năm 15 tuổi, hai năm gần đây chị cảm nhận bụng ngày càng căng tròn hơn nhưng nghĩ mình tăng cân nên không chú ý.
Ngày 26.6, bác sĩ Bùi Văn Hoàng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) cho biết khối u của chị L. rất to, chiếm toàn bộ ổ bụng, đến mũi xương ức.
Kích thước khối u đo được qua thành bụng từ bề trên khớp vệ đến đáy tử cung là 33 cm tương đương với một người phụ nữ mang thai đủ tháng (9 tháng 10 ngày).
Kết quả siêu âm ghi nhận tử cung không quan sát rõ, từ vùng hạ vị kéo đến thượng vị có khối echo hỗn hợp kích thước 360 x 208 x 300 mm tăng sinh mạch máu ít. Kết quả MRI ghi nhận là một u xơ tử cung to chiếm toàn bộ ổ bụng và đa nhân xơ trong cơ tử cung. Khối u to chèn ép các tạng trong ổ bụng và vùng chậu.
Khối u có kích thước to bằng thai 9 tháng 10 ngày. Ảnh BVCC
Khai thác bệnh sử, chị L. cho biết 2 năm qua chị thấy bụng mình ngày càng căng tròn hơn nhưng cứ nghĩ do mình mập. Hai tháng gần đây những người hàng xóm nhìn thấy bụng chị to một cách bất thường nên khuyên chị đi khám.
Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ nhanh chóng tiến hành hội chẩn và lên kế hoạch mổ cho chị L. vào sáng 21.6.
Bác sĩ Bùi Văn Hoàng, Trưởng ê kíp phẫu thuật, cho biết đây là ca mổ khá đặc biệt vì khối u rất to làm biến dạng các cấu trúc giải phẫu thông thường của ổ bụng và nguy cơ lớn nhất là chạm thương vào niệu quản, ruột, mạch máu vùng chậu.
Sau mổ 2 ngày, sức khỏe chị L. ổn định, tươi tỉnh, ăn uống, đi lại hoàn toàn bình thường.
Video đang HOT
Ung thư bàng quang và tiên lượng
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính, đứng thứ hai trong các loại ung thư tiết niệu. Hầu hết người mắc bệnh ung thư bàng quang đều ở độ tuổi trên 40.
1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục - đây là các cơ quan bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo....
Nguyên nhân mắc ung thư bàng quang có nhiều. Các nghiên cứu cho thấy, yếu tố nguy cơ là người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao gấp 4 lần người không hút. Những tác nhân gây ung thư có trong các hóa chất thuộc da, sơn, nhuộm... khiến những người làm nghề nghiệp liên quan (tiếp xúc với thuốc nhuộm anyline và các amine thơm...) cũng có nguy cơ cao mắc bệnh... Do đó, bệnh có tính chất nghề nghiệp.
Viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn, sử dụng ống thông đường tiểu lâu dài... có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang tế bào vảy. Ung thư biểu mô tế bào vảy có liên quan đến viêm bàng quang mạn tính do nhiễm ký sinh trùng sán máng.
Ngoài ra, một số người bệnh có tiền sử điều trị ung thư trước đó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Nguy cơ cao mắc bệnh nếu một hoặc nhiều thân nhân có tiền sử ung thư bàng quang, mặc dù bệnh ung thư bàng quang gia đình rất hiếm gặp.
Ung thư bàng quang đứng thứ hai trong các loại ung thư tiết niệu về tỷ lệ mắc.
2. Triệu chứng của ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh cao. Triệu chứng của ung thư bàng quang là tình trạng người bệnh tiểu tiện ra máu, tiểu ra máu toàn bãi (từ đầu đến cuối bãi đi tiểu), có thể kèm theo máu cục, nhưng lại không đau buốt có thể là biểu hiện duy nhất của bệnh ở giai đoạn sớm. Đôi khi khối u trong bàng quang lại được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe.
Khi khối u phát triển đến giai đoạn muộn, người bệnh có thể bị đái máu thường xuyên, đái khó do khối u to chèn ép, người gầy sụt cân, nổi hạch bẹn 2 bên...
3. Các giai đoạn của ung thư bàng quang
- Giai đoạn gợi ý vị trí liên quan đến niêm mạc bên trong bàng quang. Sau đây là các giai đoạn chính:
T0: Không có khối u
TA: nhú khối u mà không xâm lược thành bàng quang
TIS (CIS): Ung thư biểu mô tại chỗ
T1: Khối u xâm nhập các liên kết mô dưới niêm mạc bề mặt
T2: Khối u xâm nhập các lớp cơ
T3: Khối u xuyên qua thành bàng quang và xâm lấn lớp mỡ xung quanh
T4: Khối u xâm lấn các cơ quan khác (tuyến tiền liệt, tử cung, âm đạo, thành chậu).
- Các giai đoạn ung thư bàng quang được chia ra dựa trên mức độ di căn. Bệnh được chia làm giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn I: Ung thư ở giai đoạn này xảy ra trong lớp nội mạc của bàng quang, nhưng chưa xâm chiếm lớp cơ của thành bàng quang.
Giai đoạn II: Ở giai đoạn này, ung thư đã xâm nhập vào thành bàng quang, nhưng vẫn còn giới hạn ở bàng quang.
Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã lây lan xuyên qua thành bàng quang để xâm lấn mô xung quanh. Chúng có thể lan đến tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc tử cung hay âm đạo ở phụ nữ.
Giai đoạn IV: Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, di căn đến các cơ quan khác, như phổi, xương hoặc gan.
4. Tiên lượng ung thư bàng quang
Các yếu tố tiên lượng chính là giai đoạn của u tại thời điểm chẩn đoán và mức độ biệt hóa. Tỷ lệ sống trong 5 năm của bệnh nhân ung thư bàng quang không xâm lấn cơ là 95%, xâm lấn cơ là 50%, di căn xa là 6%.
Tỷ lệ sống trung bình của bệnh nhân ung thư bàng quang không xâm lấn cơ là 10 năm với quá trình tiến triển tự nhiên với tái phát là không xâm lấn cơ hoặc xâm lấn cơ.
Tỷ lệ tái phát của khối u không xâm lấn cơ là 60%-70% các ca, khoảng 1/3 tiến triển đến giai đoạn cao hơn. Tiên lượng sống đối với ung thư đường niệu di căn xa được điều trị đầu tiên bằng hóa chất có sự thay đổi đáng kể.
Một nghiên cứu tại Mỹ đã phát triển mô hình sử dụng 2 yếu tố trước điều trị là hiệu suất tình trạng ít hơn 80% hoặc sự hiện diện của di căn ( gan, phổi, xương). Nghiên cứu này cho thấy cần dựa vào 4 yếu tố di căn nội tạng, tình trạng bệnh, albumin và hemoglobin. Bốn yếu tố tiên lượng này được sử dụng cho bệnh nhân ung thư biểu mô đường tiết niệu có di căn xa có ý nghĩa về mặt thống kê trong tiên lượng sống bệnh nhân di căn xa, các mô hình tiên lượng có thể dự đoán khả năng sống 1-2,5 năm và tiên lượng sống trung bình của bệnh nhân ung thư biểu mô đường tiết niệu di căn xa.
Tóm lại: Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính của cơ quan tiết niệu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, hay gặp ở nam hơn ở nữ, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao có thể phòng ngừa được bằng cách bỏ thuốc lá, có thể phát hiện sớm bằng những phương tiện chẩn đoán phổ biến hiện nay như siêu âm, chụp CT-Scan, nội soi bàng quang chẩn đoán; tỷ lệ khỏi bệnh cao khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.
Mổ lấy khối u xơ tử cung 'khủng' gần 6 kg Bệnh nhân tại Bình Phước nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, bụng to giống người mang thai 8 tháng. Sau ca phẫu thuật, khối u xơ tử cung khổng lồ nặng gần 6 kg trong bụng bệnh nhân đã được lấy ra thành công. Ngày 25.1, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước cho biết vừa phẫu thuật thành công, lấy...