Tường tận máy bay cường kích A-6 Mỹ dùng trong CTVN (5)
Từ đầu những năm 1970, các máy bay cường kích A-6 đều được nâng cấp lên chuẩn A-6E hiện đại hơn.
Máy bay cường kích A-6 Intruder đã chứng minh nó là một phương tiện tấn công trong mọi thời tiết tốt nhất, nhưng hệ thống dẫn đường/ tấn công DIANE được dựa trên những công nghệ của những năm 1950 khiến cho chi phí bảo trì không nhỏ và khó khăn trong việc tìm kiếm phụ tùng thay thế, là cho khả năng sẵn sàng chiến đấu không cao. Cùng với việc hệ thống DIANE không thực sự đáng tin cậy trong một số tình huống khi chiến đấu.
Vì A-6 Intruder là máy bay tấn công duy nhất có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và ban đêm, nên vào những năm cuối thập kỷ 1960, Grumman và Hải quân Mỹ đã đưa ra chương trình nâng cấp cho A-6 Intruder.
Improved Intruder – A-6E Intruder ra đời
Bản thiết kế 128S được giới thiệu cho Hải quân Mỹ vào tháng 7/1967 và tiến hành chế tạo vào tháng 12/1969 dưới tên là A-6E. 128S có thông số và đặc tính tương tự A-6A, nhưng giảm khối lượng và thời gian bảo trì nhờ sử dụng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn. Ba thành phần chính về hệ thống điện tử hàng không được cải tiến trong bản thiết kế 128S là máy tính trên khoang IBM ASQ-133, radar đa chế độ AN/APQ-148 và bảng điều khiển vũ khí mới.
Nguyên mẫu A-6E được cải tiến từ A-6A (c/n155673) và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 27 tháng 2 năm 1970. Trong nguyên mẫu này chỉ mới lắp đặt máy tính trên khoang mới và bảng điều khiển vũ khí mới do lúc này radar AN/APQ-148 vẫn chưa hoàn thành. Không lâu sau chuyến bay đầu tiên này, radar AN/APQ-148 được chấp nhận vào trang bị.
Radar AN/APQ-148.
Radar AN/APQ-148 có thể thực hiện 3 chức năng cùng lúc: tìm kiếm, theo dõi và quét địa hình. Nó có thể phát hiện tàu chiến cỡ nhỏ ở khoảng cách 55km khi bay ở độ cao 60m so với mặt nước biển. Một phương thức giao thoa mới đã loại bỏ việc sử dụng nhiều loại radar riêng biệt để tính toán dữ liệu độ cao và phạm vi. Việc cài đặt radar AN/APQ-148 cùng với máy tính ASQ-133 mới giúp ném bom chính xác hơn gấp đôi so với A-6A. Khả năng bảo trì được cải thiện bằng cách sử dụng rộng rãi các thành phần trạng thái rắn.
A-6E và A- 6E CILOP
Mặc dù Hải Quân Mỹ rất ấn tượng với khả năng của A-6E nhưng do ngân sách hạn chế nên để cung cấp đủ số máy bay yêu cầu cho các hạm đội, Hải Quân Mỹ đã tiếp cận việc trang bị A-6E theo 2 hướng gồm: sản xuất mới 94 chiếc A-6E với tốc độ 12 chiếc mỗi năm (sau này tăng lên 318 chiếc sản xuất mới) và sử dụng 240 chiếc A-6A cũ nâng cấp thành A-6E. Những chiếc A-6A được chuyển đổi thành A-6E được gọi là A-6E CILOP (Convert In Lieu Of Procurement).
Chiếc máy bay cường kích A-6E sản xuất mới đầu tiên (c/n 158048) được chấp nhận vào hoạt động trong một buổi lễ của Hải quân Mỹ vào ngày 17 tháng 9 năm 1971. Ban đầu A-6E được giao cho phi đội VA-42 cho nhiệm vụ huấn luyện. Sau đó VA-85 là phi đội đầu tiên hoạt động với A-6E vào ngày 9 tháng 12 năm 1971. Các chuyến bay xuất kích đầu tiên được diễn ra 6 ngày sau đó.
2 chiếc A-6E (c/n 158531 và 158533) sản xuất mới
Chiếc A-6E CILOP đầu tiên (c/n 152907) được hoàn thành vào ngày 16 tháng 4 năm 1973, Grumman đã phải đối mặt với khó khăn và vào mùa hè năm 1973, các dây chuyền sản xuất đang chạy chậm tiến độ. Tình trạng này phần lớn do tài chính liên quan đến F-14A Tomcat mà đã đe dọa đến việc phá sản công ty. Điều này đã gây hậu quả tâm lý lên lực lượng lao động, ảnh hưởng đến cả chất lượng kiểm soát và phân phối lịch trình.
Video đang HOT
A- 6E CAINS
Vào cuối những năm 1970, tất cả những chiếc máy bay A-6E và A-6E CILOP được nâng cấp thành A-6E CAINS (Carrier Airborne Inertial Navigation System/ Hệ thống dẫn đường quán tính trên tàu sân bay).
A-6E CAINS sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính Litton AN/ASN-92 thay cho AN/ASN-31 được sử dụng trên A-6E. Nó có một ống hút không khí bổ sung trên thân máy bay, gần cánh đuôi đứng, giúp làm mát cho các thiết bị điện tử hàng không. Hệ thống AN/ASN-92 chính xác hơn và tốc đội xử lý nhanh hơn người tiền nhiệm của nó trong khi cung cấp cải thiện độ tin cậy và tính phổ biến với F-14, E-2C, và S-3.
Trước khi cất cánh, A-6E CAINS được liên kết bằng cách sử dụng một liên kết dữ liệu để giao tiếp với hệ thống dẫn đường quán tính của con tàu. Để hỗ trợ cho các phi công trong việc hạ cánh trên tàu sân bay, đặc biệt là vào ban đêm hoặc trong thời tiết xấu, một hệ thống điều khiển bay tự động AN/ASW-16 được lắp trên A-6E CAINS để cung cấp khả năng hoàn toàn tự động hạ cánh trên tàu sân bay.
A-6E CAINS, để ý phần ống hút không khí phía trước cánh đuôi đứng (khoanh đỏ). Chiếc A-6 này (c/n 155670) từng là A-6A, cải tiến thành A-6C TRIM rồi thành A-6E CILOP. Sau đó được nâng cấp thành A-6E CAINS và cuối cùng là A- 6E TRAM.
A-6E TRAM
Việc đánh giá thành công của máy bay A-6C TRIM vào năm 1970 đã chứng minh tiềm năng của việc sử dụng các thiết bị quang học tiên tiến trên các máy bay tấn công nhanh. Tuy nhiên, họ nhận ra rằng các cảm biến thế hệ trước rất thô sơ và điều này dẫn đến việc Không Quân và Hải Quân Mỹ tài trợ rất nhiều nghiên cứu về thiết bị quang học trong giai đoạn sau chiến tranh Việt Nam.
Vào năm 1976, A-6E được giới thiệu hệ thống TRAM (Trail and Road Attack Multisensor/ Hệ thống đa cảm biết tấn công các tuyến đường giao thông).
TRAM kết hợp một hệ thống quang học Hughes AN/AAS-33, bao gồm một thiết bị đo xa laser, máy chiếu xạ laser và cảm biến hồng ngoại FLIR gắn trong một khối cầu có đường kính 20 inch nhô ra ở phía dưới thân trước máy bay, ngay phía trước càng đáp trước.
Hệ thống này sử dụng không gian mà ban đầu chứa các bộ phận của radar thứ 2 được sử dụng trên A-6A. Khối cầu được trang bị con quay hồi chuyển ổn định với hệ thống laser đồng tuyến tính gắn trên FLIR để đảm bảo đường ngắm của laser với FLIR. khối cầu cung cấp vùng quan sát 360 độ ở phái dưới máy bay. Các laser cũng có khả năng phát hiện các mục tiêu được chiếu xạ bởi lính trinh sát dưới mặt đất hay máy bay khác. Sau này hệ thống TRAM được trang bị thêm IRVAT (Infrared Video Automated Tracking/ Hệ thống theo dõi video hồng ngoại tự động) của Northrop.
Hệ thống quang học AN/AAS-33, thành phần chính của hệ thống TRAM lắp trước mũi A-6E TRAM.
Trên A-6E TRAM cũng được trang bị các hệ thống điện tử hàng không khác bao gồm radar AN/APQ-156 thay thế AN/APQ-148 và trang bị máy tính trên khoang kỹ thuật số AN/ASQ-155 có khả năng cung cấp dữ liệu của mục tiêu cho tên lửa bắn – và – quên. Một hệ thống radio UHF AN/APX-72 và hệ thống dẫn đường chiến thuật AN/ARC-84 cũng được lắp.
A-6E TRAM của Hải Quân Mỹ.
Máy bay thử nghiệm hệ thống TRAM (c/n 155673) cất cánh lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 3 năm 1974 ở Grumman Calverton. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1978, chiếc A-6E (c/n 160995) cất cánh lần đầu tiên với đầy đủ các thành phần của hệ thống TRAM. Phi đội đầu tiên hoạt động A-6E là phi đội VA-165 triển khai trên tàu USS Constellation trong tháng 1 năm 1977. Tất cả những chiếc A-6E CAINS đều được nâng cấp thành A-6E TRAM.
Máy bay thử nghiệm hệ thống TRAM (c/n 155673)
A-6E/AWG-21
A-6E/AWG-21 (c/n 159579), trên chiếc này đã tháo hệ thống TRAM và được lắp tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM.
Trong những năm 1960, Mỹ sử dụng 2 loại tên lửa chống bức xạ là AGM-45 Shrike và AGM-78 Standard để đối phó với hệ thống tên lửa SAM-2 của QĐND Việt nam. Sau chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã phát triển một loại tên lửa chống bức xạ mới tên là AGM-88 HARM.
Cùng với sự phát triển của loại tên lửa này, 18 chiếc A-6E TRAM được lắp ăng ten AN/AWG-21 ngay phía dưới cửa hút khí bên phải. AN/AWG-21 cung cấp dữ liệu nhắm mục tiêu chính xác hơn cho AGM-78 Standard và AGM-88 HARM. Hệ thống mới cung cấp khả năng tự động phát hiện, xác định và hiển thị mối đe dọa từ các trạm radar, tên lửa phòng không và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Tri Năng
Theo_Kiến Thức
Ảnh dàn máy bay cường kích A-10 "mật phục" gần Nga
Dù Moscow nhiều lần lên tiếng cảnh báo nhưng Mỹ và Đồng minh vẫn ngày đêm tập kết vũ khí, trong đó có máy bay cường kích A-10 áp sát biên giới Nga.
Trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc vừa cho đăng tải phóng sự ảnh về phi đội máy bay cường kích A-10 của Không quân Mỹ đóng tại Estonia một trong những nước thành viên của khối quân sự NATO có đường biên giới chung với Nga.
Những chiếc máy bay A-10 trên thuộc phi đội máy bay chiến đấu 303 của Không quân Mỹ có trụ sở chính tại Căn cứ không quân Whiteman thuộc bang Missouri. Việc Mỹ triển khai các máy bay chiến đấu đến các nước Baltic trong đó có Estonia không phải là điều gì mới, nhưng với những chiếc A-10 lại là một vấn đề khác khi mẫu máy bay này chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Cụ thể hơn là A-10 có nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực cho lực lượng bộ binh đồng minh từ trên không trước các đơn vị bộ binh của đối phương bao gồm cả nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện cơ giới như xe bọc thép hay xe tăng đối phương.
Dù nhiều lần Không quân Mỹ muốn cho nghỉ hưu phi đội A-10 của nước này và thay thế bằng các loại máy bay chiến đấu khác hiện đại hơn. Nhưng thực tế chiến trường A-10 vẫn không có đối thủ khi những chiếc tiêm kích F-16, trực thăng tấn công AH-64D hay thậm chí cả "siêu" máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 không thể làm được những điều chỉ có A-10 mới có thể làm được.
Tất nhiên với các loại bom thông minh những chiếc F-15 và F-16 của Không quân Mỹ có thể tấn công chính xác các mục tiêu từ trên cao nhưng sẽ không hiệu quả bằng một chiếc A-10 bằng tầm thấp với khả năng xác định rõ mọi mục tiêu mặt đất của nó.
Được đưa vào trang bị từ năm 1976, sau gần 40 năm hoạt động A-10 cuối cùng cũng sẽ kết thúc vai trò của nó trong lực lượng Không quân Mỹ. Tuy nhiên đối với binh sĩ Mỹ A-10 còn hơn là một món vũ khí trên chiến trường. Với hàng trăm chiếc A-10 hiện tại Không quân Mỹ cũng có kế hoạch riêng dành cho chúng sau khi phi đội cường kích này chính thức nghỉ hưu.
Với những chiến trường phức tạp như Iraq hay Afghanistan, A-10 luôn có chỗ đứng của mình ngay cả sau khi nghỉ hưu. Và một phần phi đội A-10 hiện tại sẽ được Không quân Mỹ chuyển đổi thành các phương tiện bay chiến đấu không người lái QA-10 với khả năng tác chiến tương tự như những chiếc A-10 trước đây.
Trong ảnh là một chiếc cường kích A-10 của Không quân Mỹ dưới bầu trời đêm đang xảy ra hiện tượng cực quang huyền ảo.
Theo_Kiến Thức
Infographic: Máy bay Mỹ trong chiến dịch Linebacker II năm 1972 (3) Ngay trong đêm đầu tiên xâm nhập Hà Nội (18/12), máy bay cường kích A-7 đã bị "rồng lửa Thăng Long" SAM-2 bắn hạ. Ngay trong đêm đầu tiên xâm nhập Hà Nội (18/12), máy bay cường kích A-7 đã bị "rồng lửa Thăng Long" SAM-2 bắn hạ. Mời độc giả xem Infographic: Hầu như mọi máy bay Mỹ huy động trong chiến...