Tường tận hành trình bay siêu tên lửa SM-3 Block IIA Mỹ
Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA của Mỹ đạt tầm phóng lên tới 2.500km, độ cao đánh chặn mục tiêu tới 1.500km.
Sau khi thử thành công tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA tại bãi thử Point Mugu ngoài khơi Bang Clifornia vào ngày 6/6/2015. Các chuyên gia quân sự Mỹ đã ghi lại hành trình đánh chặn của loại vũ khí được xem là con át chủ bài trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. SM-3 Block IIA là phiên bản mới nhất của “gia đình” tên lửa đánh chặn SM-3 trong hệ thống tác chiến Aegis do Mỹ và Nhật Bản hợp tác phát triển để đối phó với nguy cơ tiến công bằng tên lửa đường đạn. Dự kiến đến năm 2018 mới đưa vào sử dụng trên các tàu khu trục trang bị hệ thống tác chiến Aegis của Hải quân Mỹ. Đây là tên lửa đánh chặn với thiết kế 4 tầng sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Tên lửa có trọng lượng 1,5 tấn, chiều dài 6,55m, sải cánh 1,53m. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến với động cơ tăng tốc hành trình cỡ lớn cho phép bay với tốc độ tối đa 15.25 mach (khoảng 5,6km/giây) và tiến công mục tiêu ở cự li lên tới 2.500km. Tầng khởi động lúc bắt đầu phóng của tên lửa SM-3 Block IIA sử dụng động cơ khởi động nhiên liệu rắn MK-72. Tầng thứ 2 của tên lửa sử dụng động cơ tăng tốc hành trình 2 chế độ MK-104. Khi hệ thống radar Aegis SPY-1 trên tàu phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo và bắt đầu theo dõi mục tiêu. Radar Aegis SPY-1 tiếp tục bám mục tiêu để cung cấp dữ liệu cho hệ thống tác chiến Aegis. Hệ thống tác chiến Aegis trên tàu khu trục dựa vào các thông số cần thiết như tốc độ mục tiêu, quỹ đạo bay để tính toán giải pháp đánh chặn, sau đó hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu. SM-3 Block IIA rời bệ phóng thẳng đứng MK41 bằng động cơ khởi động nhiên liệu rắn MK-72. Giai đoạn rời bệ phóng, tên lửa chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống quán tính. Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách tầng MK-72 và kích hoạt động cơ tăng tốc hành trình hai chế độ MK-104. Giai đoạn này, tên lửa được dẫn hướng thông qua radar Aegis SPY-1 bố trí trên tàu phóng. Với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS, sau khi tách tầng đẩy MK-104, động cơ đẩy tăng cường MK-136 bắt đầu hoạt động. MK-136 hoạt động trong 30 giây sẽ kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển. Khi tầng đẩy MK-136 hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách lần cuối cùng và kết cấu tự dẫn sẽ đi vào hoạt động. Kết cấu tầng tự dẫn lead nặng 23kg được kích hoạt để kiểm soát mục tiêu. Mục tiêu lúc này nằm trong vòng kiểm soát của kết cấu tự dẫn lead và không thể thoát ra khỏi đó. Kết quả tất yếu là tên lửa mục tiêu sẽ bị tiêu diệt. Qúa trình thử nghiệm sẽ diễn ra trong 3 năm (từ nay đến 2017) trước khi đưa tên lửa SM-3 Block IIA vào sử dụng trên các tàu khu trục mang hệ thống tác chiến Aegis của Hải quân Mỹ và tàu khu trục lớp Atago của Nhật Bản vào năm 2018.
Sau khi thử thành công tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA tại bãi thử Point Mugu ngoài khơi Bang Clifornia vào ngày 6/6/2015. Các chuyên gia quân sự Mỹ đã ghi lại hành trình đánh chặn của loại vũ khí được xem là con át chủ bài trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
SM-3 Block IIA là phiên bản mới nhất của “gia đình” tên lửa đánh chặn SM-3 trong hệ thống tác chiến Aegis do Mỹ và Nhật Bản hợp tác phát triển để đối phó với nguy cơ tiến công bằng tên lửa đường đạn. Dự kiến đến năm 2018 mới đưa vào sử dụng trên các tàu khu trục trang bị hệ thống tác chiến Aegis của Hải quân Mỹ.
Đây là tên lửa đánh chặn với thiết kế 4 tầng sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Tên lửa có trọng lượng 1,5 tấn, chiều dài 6,55m, sải cánh 1,53m.
Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến với động cơ tăng tốc hành trình cỡ lớn cho phép bay với tốc độ tối đa 15.25 mach (khoảng 5,6km/giây) và tiến công mục tiêu ở cự li lên tới 2.500km.
Tầng khởi động lúc bắt đầu phóng của tên lửa SM-3 Block IIA sử dụng động cơ khởi động nhiên liệu rắn MK-72.
Video đang HOT
Tầng thứ 2 của tên lửa sử dụng động cơ tăng tốc hành trình 2 chế độ MK-104.
Khi hệ thống radar Aegis SPY-1 trên tàu phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo và bắt đầu theo dõi mục tiêu.
Radar Aegis SPY-1 tiếp tục bám mục tiêu để cung cấp dữ liệu cho hệ thống tác chiến Aegis.
Hệ thống tác chiến Aegis trên tàu khu trục dựa vào các thông số cần thiết như tốc độ mục tiêu, quỹ đạo bay để tính toán giải pháp đánh chặn, sau đó hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu.
SM-3 Block IIA rời bệ phóng thẳng đứng MK41 bằng động cơ khởi động nhiên liệu rắn MK-72.
Giai đoạn rời bệ phóng, tên lửa chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống quán tính.
Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách tầng MK-72 và kích hoạt động cơ tăng tốc hành trình hai chế độ MK-104. Giai đoạn này, tên lửa được dẫn hướng thông qua radar Aegis SPY-1 bố trí trên tàu phóng.
Với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS, sau khi tách tầng đẩy MK-104, động cơ đẩy tăng cường MK-136 bắt đầu hoạt động.
MK-136 hoạt động trong 30 giây sẽ kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển.
Khi tầng đẩy MK-136 hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách lần cuối cùng và kết cấu tự dẫn sẽ đi vào hoạt động.
Kết cấu tầng tự dẫn lead nặng 23kg được kích hoạt để kiểm soát mục tiêu.
Mục tiêu lúc này nằm trong vòng kiểm soát của kết cấu tự dẫn lead và không thể thoát ra khỏi đó.
Kết quả tất yếu là tên lửa mục tiêu sẽ bị tiêu diệt. Qúa trình thử nghiệm sẽ diễn ra trong 3 năm (từ nay đến 2017) trước khi đưa tên lửa SM-3 Block IIA vào sử dụng trên các tàu khu trục mang hệ thống tác chiến Aegis của Hải quân Mỹ và tàu khu trục lớp Atago của Nhật Bản vào năm 2018.
Theo_Kiến Thức
Chết khiếp tên lửa hành trình La-350 của Liên Xô
Tên lửa hành trình La-350 Burya là một trong những thứ vũ khí đáng sợ nhất mà Liên Xô từng tạo ra, đạt tầm bắn đến 6.000km.
Tên lửa hành trình La-350 Burya là một trong những thứ vũ khí đáng sợ nhất mà Liên Xô từng tạo ra, đạt tầm bắn đến 6.000km.
Thực hiện yêu cầu từ chính phủ Liên Xô đầu những năm 1950 nhằm tìm kiếm loại vũ khí mang đầu đạn hạt nhân vươn tới lãnh thổ Mỹ, Cục thiết kế Lavochkin đã nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình La-350 Burya có khả năng đạt tầm phóng hàng nghìn km.
La-350 Burya được thiết kế như một tên lửa đạn đạo với hai tầng động cơ gồm: tầng khởi tốc trang bị hai động cơ đẩy S2.1150, dài 18,9m, đường kính thân 1,45m; tầng hành trình trang bị một động cơ đẩy ramjet RD-012U, dài 18m, đường kính 2,20m, sải cánh 7,75m. Tầng thứ hai của tên lửa có thể mang phần chiến đấu nặng 2,19 tấn (đầu đạn nhiệt hạch), tầm bay đạt 8.500km với tốc độ bay tối đa Mach 3,1-3,2.
Đồ sộ tên lửa hành trình liên lục địa La-350 trên bệ phóng.
Tầng khởi tốc La-350 đang kích hoạt đưa quả đạn nặng 96 tấn rời bệ phóng.
Tổng trọng lượng của tên lửa hành trình liên lục địa La-350 đạt 96 tấn, được phóng theo phương thẳng đứng từ bệ phóng cố định. Với tầng một, La-350 sẽ được đưa lên độ cao cần thiết để có thể kích hoạt động cơ đẩy ramjets của tầng hai.
Cục thiết kế Lavochkin thực hiện lần phóng tên lửa La-350 đầu tiên vào ngày 1/7/1957, lần cuối cùng là vào ngày 16/12/1960 với tổng cộng 14 cuộc bắn (ba cuộc không thành công).
Dù vậy, dự án này đã nhận "trát" hủy bỏ trong khi còn đang thực hiện thử nghiệm. Sau cùng, dự án tên lửa hành trình La-350 chỉ phục vụ thử nghiệm các công nghệ mới. Nhà thiết kế đã ít nhất chứng minh được rằng La-350 đạt tầm bắn tới 6.000km với đầu đạn nhiệt hành cùng tốc độ hơn Mach 3.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Ukraine giúp Iran sở hữu tên lửa vươn tới châu Âu Tên lửa hành trình Soumar được phát triển dựa trên tên lửa Kh-55 của Ukraine giúp Iran đạt mục tiêu vươn tới phần lớn châu Âu. Nhờ sở hữu các tên lửa hành trình Kh-55 mua từ Ukraine vào năm 2001, Iran có thể dễ dàng phát triển tên lửa Soumar có thể chạm tới phần lớn châu Âu. Hôm 8/3, Iran chính...