Tượng sống Trump xuất hiện ở Manhattan
Người dân New York đi dạo qua công viên Battery bất ngờ khi nhìn thấy một bức tượng sống bằng vàng mô phỏng Trump.
Tác phẩm mô phỏng Tổng thống Mỹ Donald Trump lái xe đánh golf đâm thẳng vào dãy bia mộ theo chủ đề Covid-19, được đặt tên là “Cú huých cuối cùng”, đặt gần trung tâm Manhattan, do nhóm nghệ sĩ “Sáng kiến tượng Trump” thực hiện.
Dự án dựng tượng sống bằng vàng, mô tả Trump vừa lái xe vừa chỉ gậy đánh golf như một thanh kiếm, phía sau xe là Sean Hannity và Laura Ingraham, hai người dẫn chương trình của Fox News theo cánh hữu, đang đẩy xe. Bên cạnh là một người quay phim đang quỳ gối ghi lại cảnh hỗn loạn.
Tác phẩm sắp đặt của nhóm nghệ sĩ Sáng kiến tượng Trump tại công viên Battery ở New York hôm 8/9. Ảnh: New York Daily News
4 trong số bia mộ ghi chữ “Tưởng nhớ Thảm kịch: Chuyện phải vậy thôi”, nhắc tới bình luận nổi tiếng mà Tổng thống nói tháng trước về số người chết do Covid-19 ở Mỹ, đã vượt 190.000 người hôm 8/9.
Bia mộ thứ năm và cũng là bia mộ cuối cùng ghi chữ “Tưởng nhớ thảm kịch: Đám bại trận”, nhắc tới nhận xét mang tính công kích mà Tổng thống Trump được cho là đã phát biểu về những người lính Mỹ tử trận ở Pháp.
Dưới chân bức tượng là dòng chữ “Donald Trump, Kẻ hủy diệt Quyền Dân sự và Tự do, 2016 – 2020″.
Video đang HOT
Bryan Buckley, người phụ trách dự án ở Los Angeles, cho hay nhóm của mình đã thực hiện các tác phẩm tương tự ở thủ đô Washington và ở thành phố Portland hồi đầu mùa hè, với mục đích “để người Mỹ chậm lại”.
“Vòng tin tức hiện nay diễn ra quá nhanh. Thậm chí cả tin “đám bại trận” chỉ ba, bốn ngày là bị đẩy khỏi tin tiêu điểm”, Buckley nói. “Tôi coi đây là cơ hội để khiến người dân Mỹ chậm lại, khiến cử tri suy nghĩ về khoảnh khắc này và tự hỏi ‘Lúc này mình có thực sự ổn không?’ Nếu không, hãy sử dụng lá phiếu để đưa Tổng thống rời khỏi nhiệm kỳ”.
Các nghệ sĩ trò chuyện với người qua đường trong công viên hôm 8/9. Ảnh: New York Daily News
Buckley cho hay các nghệ sĩ cũng trò chuyện với người qua đường về bỏ phiếu.
“Nói chung mọi thứ diễn ra tích cực”, anh nói. “Dù thỉnh thoảng lại có người hét lên vào mặt chúng tôi”.
Buckley cho hay có thể sẽ tiếp tục thực hiện các tác phẩm theo chủ đề Trump, nhưng chưa có ý tưởng nào rõ ràng cho dự án tới.
“Nó phụ thuộc vào việc Trump sẽ nói gì, làm gì”, anh bày tỏ.
Người New York cảm thấy bị hắt hủi
Nhiều người dân New York cảm thấy bị coi như biểu tượng của Covid-19 tại Mỹ, không được chào đón ở nơi khác dù không có triệu chứng.
"Chuyện này sao có thể công bằng được chứ, nhưng nó đang xuất hiện ở mọi nơi", Michelle Chu, nhà chuyên gia đồ họa 44 tuổi sống ở Manhattan, New York cho biết, trong bối cảnh các địa phương khác tại Mỹ dường như đang "cuộn thảm đỏ" với cư dân bang này.
Một đại lộ tại Manhattan hôm 27/3. Ảnh: AFP.
Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 104.000 ca nhiễm nCoV và hơn 1.700 người chết. Tuy nhiên, không có nơi nào trên đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề như New York, bang đã ghi nhận hơn 44.600 ca dương tính và hơn 500 người chết.
"Tôi biết mọi người đang lo lắng, nhưng điều đó nên dựa trên cơ sở bạn có bệnh hay không. Không loại trừ khả năng tất cả đã bị phơi nhiễm. Tôi nghĩ việc lo lắng không có tác dụng gì", Chu nêu ý kiến, thêm rằng nơi sinh sống đáng lẽ không nên trở thành lý do khiến cô cảm thấy bị hắt hủi.
Thống đốc bang Florida Ron DeSantis hồi đầu tuần ban sắc lệnh yêu cầu người dân New York, cũng như những hành khách từ New York đến các sân bay ở Florida phải tự cách ly 14 ngày. Chưa rõ sắc lệnh này sẽ có hiệu lực trong bao lâu.
Thống đốc bang Tây Virginia Jim Justice hôm 17/3 cho biết một số người đang đến địa phương này "nhằm trốn tránh vấn đề thực sự nghiêm trọng tại nơi họ sinh sống". Ông nói thêm rằng bất cứ ai đến bang Tây Virginia, "đặc biệt là những người từ New York", đều cần cách ly 14 ngày.
Những biện pháp nghiêm ngặt nhất được triển khai tại bang Rhode Island, khi chính quyền địa phương điều lính đến biên giới bang để chặn những xe mang biển số New York. Thống đốc Rhode Island Gina Raimondo cũng yêu cầu bất cứ ai từ New York có ý định ở lại bang này phải tự cách ly 14 ngày, kể cả khi họ khỏe mạnh.
"Tôi biết đây là biện pháp cực đoan", Raimondo phát biểu trong một cuộc họp báo, thêm rằng New York đang là "điểm nóng" của đại dịch. Cảnh sát Rhode Island và Vệ binh Quốc gia còn sàng lọc những người đến sân bay T.F. Green tại thành phố Warwick, yêu cầu họ cung cấp thông tin về kế hoạch di chuyển.
Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của chính quyền địa phương, Larry Sullivan, cư dân thành phố Pawtucket, bang Rhode Island, cho biết chúng không giúp ông cảm thấy an toàn hơn chút nào.
"Sáng nay tôi nhìn thấy các binh sĩ xuất hiện trên đại lộ I-95. Tôi đang ở bang Connecticut, nhưng giả sử tôi từng đến New York thì sao? Họ sẽ không ngăn tôi lại, trong khi tôi cũng không kém phần nguy hiểm", người đàn ông 55 tuổi giải thích.
Betsy Ashton, cụ bà 75 tuổi sống tại quận Queens, New York cho rằng cách ứng phó đại dịch mà một số bang đang triển khai là không công bằng. "Thật xúc phạm khi nói rằng chúng tôi có khả năng mang mầm bệnh chỉ bởi vì chúng tôi sống ở đây. Chúng tôi không nhiễm bệnh", bà nói.
'Kẻ thù' khiến New York vỡ trận 100 Trump thử 'ngoại giao thảm họa' thời Covid-19 Chuyên gia: Covid-19 ở Mỹ sẽ tồi tệ hơn 49
Ánh Ngọc
Tranh cãi về đề cử Nobel Hòa bình cho Trump Phe bảo thủ ca ngợi việc Trump được đề cử giải Nobel Hòa Bình, trong khi nhiều người phản đối, cho rằng ông không xứng đáng. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/9 được nghị sĩ Na Uy Christian Tybring-Gjedde, chủ tịch phái đoàn Na Uy tại Hội đồng Nghị viện NATO, đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2021. Trong thư đề...