Tướng Rinh kịch liệt phản đối đóng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự
Theo tướng Nguyễn Văn Rinh, với địa chính trị, với truyền thống dân tộc Việt Nam, chúng ta không nên đặt vấn đề có thể dùng tiền để thay thế nghĩa vụ quân sự.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Liên quan đến đề xuất đóng tiền có thể thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – ĐB Quốc hội tỉnh Hải Dương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về vấn đề này.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho hay: “Ý tưởng này muốn triển khai thì phải dựa vào Hiến pháp. Nhưng bây giờ Hiến pháp đã không đề cập nữa. Mỗi người có ý kiến riêng của mình. Tuy nhiên, theo tôi, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Mọi công dân phải có trách nhiệm trước nghĩa vụ đó. Vì vậy không thể có ai làm thay ai và tiền cũng không thể thay thế được”.
Video đang HOT
Theo tướng Rinh, khi đất nước có giặc, mọi người đều phải tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Muốn vậy, Việt Nam phải có chính sách huấn luyện quân sự dù trong thời bình không phải ai cũng thực hiện nhiệm vụ nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc. Và để có thể huấn luyện quân sự được nhiều người thì luật Nghĩa vụ quân sự sau này có thể quy định thời gian làm nghĩa vụ 6 tháng hoặc 1 năm.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho rằng, trong thời bình, số thanh niên nhiều hơn quân số được tuyển hàng năm nhưng để nhiều người có thể thực hiện được nghĩa vụ thiêng liêng này với Tổ quốc thì hoàn toàn có thể quy định kéo dài tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
“Tôi phản đối quan điểm có thể dùng tiền để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu có quy định có thể dùng tiền để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ quân sự (dù trong những trường hợp đặc biệt), những người có tiền mà không muốn thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng sẽ tìm mọi cách để lách luật, để được đóng tiền chứ không đi nghĩa vụ quân sự”, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nói.
Tướng Rinh giải thích: “Với địa chính trị, với truyền thống dân tộc Việt Nam, chúng ta không nên đặt vấn đề có thể đóng một khoản tiền là thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Không có gì có thể thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là không thể dùng tiền. Nếu công dân chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự thì coi là chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với Tổ quốc chứ không thể dùng tiền thay thế để rồi có thể gọi việc dùng tiền đó là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Có nhiều trường hợp trúng cả nghĩa vụ quân sự và trúng cả đại học thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trước rồi về học đại học sau”.
Nói về nghĩa vụ thay thế việc thực hiện nghĩa vụ quân sự trước đây, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho hay: “Ngày trước, luật Nghĩa vụ quân sự có quy định nghĩa vụ lao động thay thế và đó thực sự là lao động chứ không phải là có thể bỏ tiền ra để thuê người khác lao động cho mình. Trên những công trường lao động thủ công, những người tham gia lao động thay thế việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được tổ chức thành trung đoàn, có bộ đội chỉ huy làm những công việc thực sự vất vả. Đó là sự kết hợp lao động và luyện tập… Nếu có lệnh gọi nhập ngũ mà chống đối, không thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ phải bị xử lý theo pháp luật”.
Theo Xahoi
Hà Nội ưu tiên công dân trình độ đại học tham gia quân đội
Năm 2014, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có trên 30% tân binh lên đường bảo vệ Tổ quốc đạt trình độ đại học và cao đẳng, nhằm bổ sung cho lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam đảm bảo sức khỏe cũng như tri thức.
Thông tin này được Trung tướng Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014, diễn ra chiều 25/11.
Theo đánh giá của Hội đồng nghĩa vụ thành phố Hà Nội, việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2013 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chất lượng công dân giao cho các đơn vị có sức khỏe, phẩm chất đạo đức đạt tỷ lệ cao hơn năm trước. Trong đó, công dân có trình độ đại học tăng 8% so với năm trước, tuổi đời từ 18 đến 20 tuổi chiếm tỷ lệ khá, đạt trên 35% tổng số quân giao cho các đơn vị.
Chỉ huy đơn vị luyện tập ke tay, đội hình đội ngũ cho chiến sỹ mới nhập ngũ đợt 2 năm 2012.
Năm 2014, thành phố Hà Nội được giao chỉ tiêu gọi nhập ngũ 3.800 công dân lên đường bảo vệ Tổ quốc. Để hoàn thành kế hoạch, thành phố Hà Nội thực hiện một số giải pháp như coi trọng công tác giáo dục pháp luật gắn với tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành, thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự; tổ chức rà soát nắm chắc số lượng, chất lượng nam công nhân trong độ tuổi nhập ngũ, trong đó ưu tiêu tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; tổ chức đón tiếp quân nhân xuất ngũ trở về địa phương, làm tốt công tác hậu phương quân đội...
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhấn mạnh để hoàn thành nhiệm vụ giao nhận quân năm 2014 và phấn đấu Thủ đô đi đầu cả nước về chất lượng tân binh, đảm bảo xây dựng, bảo vệ đất nước trong tình hình mới, thành phố Hà Nội sẽ tăng tỷ lệ con em cán bộ đảng viên tham gia nhập ngũ.
Mặt khác, từng thành viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự thành phố nâng cao vai trò, trách nhiệm làm tốt công tác tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tại mỗi địa phương.
Chủ tịch thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị được giao nhiệm vụ tuyển chọn công dân nhập ngũ đi khám sức khỏe phải đảm bảo không quá 3 người trên 1 chỉ tiêu giao quân; thực hiện tốt công tác dân chủ, công khai, minh bạch, giữ vững ổn định trong nhân dân tại mỗi địa phương có công dân lên đường nhập ngũ
Theo Vietnam
Đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự: Chỉ nhà nghèo nhập ngũ? Nói về việc có thể một số trường hợp sẽ được đóng tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS), ĐBQH tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Chiến cho rằng việc này sẽ tạo ra sự thiếu công bằng trong xã hội và dễ dẫn đến tiêu cực. "Nếu không người giàu sẽ đóng tiền để con không phải đi bộ...