Tương quan sức mạnh quân sự Mỹ – Nga – Trung
Dựa trên 4 tiêu chí gồm tiêm kích tàng hình, xe tăng, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, chuyên gia quân sự Logan Nye của WATM đánh giá sức mạnh ba lực lượng quân sự hùng hậu nhất thế giới hiện nay.
Tiêm kích tàng hình
Mỹ hiện là nước duy nhất trên thế giới trang bị tiêm kích tàng hình thế hệ 5, nhưng Nga và Trung Quốc cũng đang cố gắng bắt kịp. Mỹ chỉ có 187 tiêm kích F-22 trong khi tiêm kích F-35 vẫn đang gặp một số vấn đề trong giai đoạn thử nghiệm. Trong ảnh, một tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: USAF.
Trung Quốc có thể đang phát triển 4 loại tiêm kích tàng hình. Tiêm kích J-31 ra mắt trong triển lãm hàng không năm 2014 có vẻ ngoài giống F-35, còn tiêm kích J-20 vừa ra mắt sáng nay tại triển lãm Chu Hải được cho là có uy lực tương đương F-22 Mỹ. Hai thiết kế mới nhất gồm J-23 và J-25 cho đến nay mới chỉ là tin đồn. Trong ảnh, một nguyên mẫu tiêm kích J-31 Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Nga đang phát triển dự án tiêm kích tàng hình T-50 với các tính năng tương đương F-22 Mỹ và dự kiến được biên chế vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Dù không có độ tàng hình bằng F22 , khả năng cơ động linh hoạt hơn khiến T-50 là một đối thủ đáng gờm. Trong ảnh, tiêm kích T-50 Nga. Ảnh: Rulexip.
Xe tăng
Video đang HOT
Từ khi được biên chế năm 1980, tăng chiến đấu chủ lực M-1 Abrams Mỹ đã trải qua nhiều lần nâng cấp lớp giáp, hệ thống lái và vũ khí. Hiện xe tăng này có một pháo chủ lực 120 mm, hệ thống điện tử tối tân, khoang vũ khí điều khiển từ xa và một cấu hình giáp tích hợp urani, sợi tổng hợp Kevlar, giáp phản ứng nổ và giáp Chobham. Ảnh: US Army.
Nga đang phát triển tăng siêu tăng T-14 Armata, và sở hữu một lượng lớn tăng chiến đấu chủ lực T-90A rất đáng gờm với cơ chế nạp đạn tự động, giáp phản ứng nổ, súng máy điều khiển từ xa và pháo 125 mm có thể khai hỏa tên lửa chống tăng. Ảnh: Vitaly Kuzmin.
Trung Quốc sở hữu tăng chiến đấu chủ lực Type 99, trang bị pháo nòng trơn 125 mm có thể khai hỏa tên lửa và được nâng cấp lớp giáp phản ứng nổ được cho là có thể sống sót trước các đối thủ tăng Nga hoặc phương Tây. Tuy nhiên, lực lượng tăng thiết giáp Nga và Trung Quốc chưa được trải qua các tình huống thực chiến như của Mỹ. Ảnh: Max Smith.
Tàu chiến
Mỹ là nước có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với lực lượng nòng cốt là 10 tàu sân bay và 9 tàu trực thăng đổ bộ. Tuy nhiên, những ưu thế công nghệ và quy mô hạm đội này có lẽ chưa đủ để vượt qua các mối đe dọa từ tên lửa Trung Quốc hoặc các tàu ngầm diesel Nga nếu phải tham chiến trên vùng biển đối phương. Trong ảnh, khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Lassen. Ảnh : US Navy.
Việc phóng tên lửa hành trình Kalibr diệt các mục tiêu khủng bố ở chiến trường Syria gần đây cho thấy Nga đã tìm ra cách biến các tàu chiến cỡ nhỏ thành một lực lượng tấn công uy lực. Một biến thể diệt hạm của dòng tên lửa này được cho đủ sức vượt qua các lớp phòng thủ tầm gần Phalanx của tàu chiến Mỹ.
Nga cũng trang bị hệ thống tên lửa Club-K, một hệ thống tên lửa hành trình diệt hạm và tấn công mặt đất có thể giấu trên các tàu chở container. Trong ảnh, tuần dương hạm Moskva đề án 1164 của Nga. Ảnh: George Chernilevsky.
Hải quân Trung Quốc sở hữu hàng trăm tàu mặt nước trang bị tên lửa và vũ khí cảm biến hiện đại. Trong ảnh, một khu trục hạm Trung Quốc ghé thăm Trân Châu Cảng, Hawaii năm 2006. Ảnh: US Navy.
Tàu ngầm
Hải quân Mỹ hiện có 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang tổng cộng 280 tên lửa hạt nhân; 4 tàu ngầm tên lửa dẫn đường, mỗi tàu trang bị 154 tên lửa hành trình Tomahawk, và 54 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Tất cả đều là các tàu ngầm sở hữu công nghệ tàng hình hiện đại. Trong ảnh, một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia. Ảnh: US Navy.
Nga chỉ có 60 tàu ngầm nhưng sở hữu hệ thống vũ khí rất uy lực. Các tàu ngầm hạt nhân Nga mạnh ngang đối thủ phương Tây ở công nghệ tàng hình, trong khi tàu ngầm diesel-điện của Nga có độ ồn thấp nhất thế giới. Moscow cũng đang phát triển các vũ khí mới trang bị cho tàu ngầm gồm ngư lôi hạt nhân sức công phá 100 mega tấn cùng đội ngũ thủy thủ chất lượng và ngày càng hoàn thiện hơn. Ảnh: Sputnik.
Trung Quốc chỉ sở hữu 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 53 tàu ngầm tấn công diesel – điện và 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo và đang phát triển thêm. Các tàu ngầm của Bắc Kinh có độ ồn lớn, dễ bị các cảm biến thủy âm hiện đại của đối phương phát hiện. Ảnh: Asia News.
Duy Sơn
Theo VNE
Mỹ phát triển máy bay tiếp dầu cho tiêm kích tàng hình
Không quân Mỹ lên kế hoạch phát triển máy bay tiếp dầu có khả năng tàng hình để tiếp nhiên liệu trên không cho các tiêm kích thế hệ 5 như F-35, F-22.
Tiêm kích tàng hình F-35 được tiếp dầu trên không. Ảnh: AFP
Máy bay tiếp dầu tương lai của không quân Mỹ dự kiến mang tên KC-Z, có khả năng hoạt động cùng các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 như F-22, F-35 xâm nhập vào sâu trong lãnh thổ đối phương, theo Defense News.
Theo tướng Carlton Everhart, tư lệnh Bộ chỉ huy lực lượng cơ động thuộc không quân Mỹ, tất cả các máy bay tiếp dầu trên thế giới hiện nay đều được sản xuất dựa trên thiết kế máy bay chở khách cỡ lớn, không có khả năng tàng hình trước radar đối phương.
Bởi vậy khi tham chiến, máy bay tiếp dầu phải hoạt động xa lãnh thổ của đối phương, không thể tiếp nhiên liệu cho các tiêm kích tàng hình thực hiện nhiệm vụ thọc sâu.
Máy bay tiếp dầu mới KC-Z sẽ được thiết kế để tăng tối đa khả năng tàng hình, có khả năng vượt qua lưới lửa phòng không trong môi trường chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực của đối phương.
Để vượt qua thách thức lớn nhất là tạo ra khả năng tàng hình trước sóng radar, KC-Z có thể sử dụng thiết kế thân cánh (cánh và thân hợp làm một) hoặc cánh bay tương tự như máy bay ném bom B-2. Chiếc máy bay này cũng phải đáp ứng yêu cầu quan trọng nhất là đơn giản hóa và tự động hóa quá trình tiếp liệu trên không cho tiêm kích tàng hình.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tranh cãi về khả năng không chiến của F-35 trước tiêm kích đời cũ Do tập trung vào công nghệ tàng hình, F-35 không thể cơ động nhanh và mang nhiều vũ khí như Su-35 và Typhoon, khiến khả năng không chiến bị hạn chế. Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Ảnh: USAF Sau một cuộc diễn tập tập kích được thực hiện gần đây ở căn cứ không quân bang Vermont, Mỹ, các phi công...