Tưởng “phát tướng” vì tay chân to, mũi nở, không ngờ bệnh nguy hiểm
Chân tay phát triển bề ngang, mũi to dần nhưng người bệnh cho rằng đó là tướng may mắn. Khi tình trạng trở nặng, đến bệnh viện, bác sĩ xác định bệnh nhân bị u tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng.
Đó là trường hợp của bà T.B.N. (58 tuổi, quê Đồng Tháp). Khoảng 4 năm qua, người nhà và bản thân bà B.N. bệnh đều nhận thấy tay của bà bắt đầu to ra theo bề ngang, phải thay đổi kích cỡ dép để mua cho phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh cho rằng sự thay đổi trên là do bà làm công việc chân tay nặng nhọc.
Bên cạnh đó, trên khuôn mặt cũng có một số thay đổi như mũi to ra, hàm dưới to và đưa ra khiến chức năng cắn và nhai thức ăn trở nên khó khăn. Song người bệnh lại quan niệm sự thay đổi tướng mạo này là điều may mắn nên không đi khám bệnh.
Chây tay bệnh nhân to ngang bất thường so với độ tuổi và giới tính
Trước khi nhập viện, người bệnh được phát hiện tình trạng tăng huyết áp. Khi đi kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ chuyên khoa Nội Tim mạch phát hiện kích thước bàn tay, bàn chân của người bệnh to bất thường nên chuyển đến khoa Nội tiết. Tại đây, qua thăm khám bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân có mũi to, môi dày, hàm dưới to bạnh ra, các ngón tay, ngón chân kích thước to bất thường theo bề ngang so với người cùng lứa tuổi, cùng giới tính.
Các bác sĩ tiến hành thử nghiệm dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán tăng hormon tăng trưởng cho kết quả dương tính cao. Cộng hưởng từ sọ não có tiêm cản từ cho thấy người bệnh có khối u tuyến yên kích thước 5×7mm. Sau hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị u tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng (bệnh to đầu chi). Bệnh nhân được chuyển đến khoa Ung bướu và Y học hạt nhân điều trị bằng Gamma knife lấy trọn phần u tuyến yên gây tăng hormon tăng trưởng. Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân đã bình phục tốt.
BS Võ Tuấn Khoa, khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân Dân 115 cho biết, tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở nền sọ ngang với gốc mũi, tiết ra các hormon (còn gọi là nội tiết tố) rất quan trọng. Trong đó, hormon tăng trưởng ( Growth hormon) có vai trò điều hòa và thúc đẩy phát triển thể chất theo cơ chế, khi được tiết ra Growth hormon vào máu đến gan để kích thích gan tạo ra một hormon insulin-like growth-factor 1 kích thích phát triển xương và mô mềm.
Video đang HOT
Khi tuyến yên tiết ra quá mức hormon tăng trưởng dẫn đến tạo quá nhiều hormon insulin-like growth-factor 1, dẫn đến phát triển bất thường của xương và mô mềm gây ra những triệu chứng đặc trưng của bệnh. Tình trạng trên gây ra 2 bệnh lý hiếm gặp là bệnh to đầu chi khi cơ thể tăng tiết hormon tăng trưởng xảy ra sau tuổi dậy thì và bệnh khổng lồ nếu tình trạng tăng tiết hormon tăng trưởng xảy ra trong thời kỳ niên thiếu trước tuổi dậy thì.
Mũi to, cằm lớn, bệnh nhân nghĩ là phát tướng không ngờ mắc bệnh nguy hiểm
Bệnh to đầu chi là bệnh rất hiếm gặp với tỷ lệ từ 2,8 đến 13,7 người bệnh tính trên 100.000 dân. Thời điểm chẩn đoán bệnh thường trễ, khi người bệnh trong độ tuổi 50 bởi vì bệnh thường diễn tiến rất chậm, ngay cả người thân và bản thân người bệnh cũng rất khó nhận biết các thay đổi hình thể này.
Người mắc bệnh to đầu chi phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao như: tăng huyết áp; bệnh cơ tim phì đại, suy tim; đái tháo đường; thoái hóa khớp; u đại tràng tiền ung thư; ngưng thở lúc ngủ; hội chứng ống cổ tay.
Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo người dân khi cơ thể có những biểu hiện bất thường cần đến bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời. Với những trường hợp cằm to bất thường, có nhu cầu phẫu thuật gọt cằm, bệnh nhân cần được chẩn đoán loại trừ bệnh lý to đầu chi để tránh nguy cơ nhầm lẫn, chậm trễ việc can thiệp, điều trị (nếu mắc bệnh) dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Phẫu thuật thành công 2 ca ung thư dương vật
Ung thư dương vật thường gặp ở nam giới từ 50 - 70 tuổi. Hẹp bao quy đầu, hút thuốc lá và nhiễm HPV nhóm nguy cơ cao là những yếu tố nguy cơ gây ung thư dương vật.
Các bác sĩ phẫu thuật cho một bệnh nhân - ẢNH: BVCC
Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị thành công 2 trường hợp ung thư dương vật phát hiện ở giai đoạn sớm, giúp bảo tồn một phần dương vật sau phẫu thuật.
2 trường hợp ung thư mà không biết
Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân 67 tuổi.
Bệnh nhân cho biết cách nhập viện khoảng 1 tháng thì phát biện khối sùi đầu dương vật, tự mua thuốc uống nhưng không giảm. Khối sùi càng phát triển, thỉnh thoảng rỉ máu. Bệnh nhân đã đi khám và được sinh thiết 2 lần nhưng đều cho kết quả "viêm da mạn tính".
Bệnh nhân nhập Bệnh viện Nhân dân 115 là do u sùi đầu dương vật. Qua hội chẩn chuyên môn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt trọn tổn thương dương vật, quy đầu và niệu đạo được tạo hình thẩm mỹ nhằm bảo tồn chức năng tiểu tiện và hình thái dương vật.
Kết quả giải phẫu bệnh đoạn đầu dương vật cắt bỏ ghi nhận bệnh nhân bị ung thư tế bào gai, biệt hóa rõ, chưa thấy u ở mô niệu đạo và mô thể hang.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân 87 tuổi. Cách nhập viện 7 tháng, bệnh nhân bị hẹp và dài da quy đầu gây viêm quy đầu mạn tính.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt da quy đầu tại một cơ sở y tế. Sau phẫu thuật, vết mổ lành tốt nhưng mảng viêm ở quy đầu thành vết loét sùi ngày càng lan rộng. Bệnh nhân được điều trị thuốc uống nhưng không giảm.
Bệnh nhân đến khám tại Khoa Ngoại niệu - Ghép thận (Bệnh viện Nhân dân 115) vì loét sùi ở quy đầu nên đã được sinh thiết xét nghiệm. Kết quả giải phẫu bệnh lý cho thấy bệnh nhân mắc ung thư tế bào gai - ung thư dương vật. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bán phần dương vật và nạo hạch bẹn 2 bên.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dương vật
Theo các bác sĩ, ung thư dương vật phần lớn là tình trạng ung thư biểu mô tế bào vảy tiến triển từ lớp da của quy đầu hay da mặt trong bao quy đầu. Đây là một bệnh lý tương đối hiếm gặp. Ở châu Âu và Bắc Mỹ (ước khoảng 1 người mắc/100.000 người/năm). Ở một số nước đang phát triển ở Trung và Nam Mỹ, châu Á, châu Phi thì tỉ lệ này cao hơn hẳn (Brazil 6 - 8 ca/100.000 người). Tại một số vùng nông thôn Ấn Độ, ung thư dương vật chiếm đến 6% trong các bệnh lý ung thư ở nam giới
Ung thư dương vật thường gặp ở nam giới từ 50-70 tuổi. Một vài yếu tố nguy cơ gây ung thư dương vật gồm: hẹp bao quy đầu, hút thuốc lá và nhiễm HPV nhóm nguy cơ cao.
Theo bác sĩ, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, tình trạng hẹp bao quy đầu không được phẫu thuật thời niên thiếu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dương vật thể xâm lấn (khoảng 35%). Việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dương vật thể xâm lấn lên 4,5 lần. 69,1% khối u dương tính với HPV16.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư dương vật
Qua những trường hợp trên, các bác sĩ khuyến nghị khi phát hiện những bất thường ở dương vật, như: u sùi dương vật, viêm loét dương vật, điểm thay đổi sắc tố bất thường ở dương vật, tình trạng dài hay hẹp bao quy đầu, viêm nhiễm dương vật điều trị lâu ngày không khỏi... thì nên đến khám tại phòng khám nam để được tư vấn và điều trị phù hợp nếu bị ung thư dương vật.
Bỗng nhiên bị sùi đầu dương vật, coi chừng ung thư Hai bệnh nhân trước khi can thiệp đều được chẩn đoán bị viêm da mạn tính ở bộ phận dương vật. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, sinh thiết bệnh phẩm xác định người bệnh bị ung thư. Nam bệnh nhân (67 tuổi), đến Bệnh viện Nhân Dân 115, TP HCM thăm khám và nhập viện do u sùi đầu dương vật. Qua khai...