Tượng Phật sập đổ ở chùa Sóc chưa có giấy phép xây dựng
Liên quan đến vụ sập tượng Phật ở Thái Bình vào tối 7.7, sáng 8.7, ông Phạm Quang Duật, Phó ban Tôn giáo, Sở Nội vụ Thái Bình cho biết chùa Sóc được UBND tỉnh Thái Bình cấp gần 5.000 m2 đất để xây dựng nhưng việc xây dựng tượng chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép.
Toàn cảnh vụ sập tượng Phật Thích Ca tại Thái Bình – Ảnh: Hoàng Long
Theo ghi nhận của chúng tôi tại hiện trường sáng nay 8.7, tượng Phật Thích Ca kể trên đặt tại chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm (thường gọi là chùa Sóc), thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Chiều cao của tượng tính từ mặt đất đến đầu tượng cao trên 32 m, trong đó, phần bệ tượng cao hơn 10 m cũng là nhà chánh điện phục vụ công việc hành lễ, trên là bức tượng Phật cao hơn 20m. Toàn bộ bức tượng đã bị đổ về phía trước. Một phần đầu của tượng rơi xuống nền đất ngổn ngang bê tông cốt thép. Do hiếu kỳ, hàng trăm người dân ở đã kéo về xem.
Hiện lực lượng Công an xã An Mỹ đã bảo vệ hiện trường; ngăn người dân tiếp cận đống đổ nát, tránh nguy hiểm. Cơ quan có trách nhiệm của tỉnh Thái Bình và huyện Quỳnh Phụ đang điều tra nguyên nhân sập tượng.
Đáng nói là việc xây dựng tượng Phật này chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Theo ông Phạm Quang Duật, Phó ban Tôn giáo, Sở Nội vụ Thái Bình thì chùa Sóc được UBND tỉnh Thái Bình cấp gần 5.000 m2 đất để xây dựng. Nhưng “khi tượng đổ chúng tôi mới biết ở đây xây tượng Phật, nhà chùa chưa hề nói gì trước đó”, ông Duật nói.
Tương tự, Phó giám đốc Sở Xây dựng Thái Bình Phạm Công Thành cũng khẳng định đến nay mới biết chùa Sóc xây tượng. “Theo quy định, sau khi được Ban Tôn giáo, UBND tỉnh đồng ý chủ trương, chúng tôi phải kiểm tra hồ sơ thì việc xây dựng mới được triển khai”, ông Thành nói. Ông Thanh cũng cho biết, sáng nay (8.7) đã cử cán bộ xuống hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.
Phần chân bức tượng sau khi bị sập – Ảnh: Hoàng Long
Video đang HOT
Bức tượng bị sập đổ về phía trước – Ảnh: Hoàng Long
Người dân đổ về xem tượng sập – Ảnh: Hoàng Long
Bức tượng trước khi bị sập – Ảnh do người dân xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình cung cấp
Hoàng Long
Theo Thanhnien
Tháo dỡ nhà xây sai phép để cứu cây xanh
Sở Giao thông vận tải TPHCM vừa có văn bản kiến nghị UBND TPHCM chỉ đạo cơ quan chức năng buộc chủ một số căn nhà trên đường Lê Hồng Phong (quận 10) tháo dỡ phần xây dựng trái phép làm ảnh hưởng đến các cây Dầu cổ thụ trên tuyến đường này.
Cây Dầu mã số 159 bị bao lơn ngôi nhà 396 bọc sát thân
Động thái trên của Sở GTVT TP xuất phát từ việc ông Cao Hoàng Chí có đơn đề nghị đốn hạ cây Dầu (mã số 159) tại địa chỉ 396 Lê Hồng Phong (phường 1, quận 10) vì nó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình ông. Cây Dầu này cao 32m, có đường kính thân 0,8m.
Tuy nhiên, qua kiểm tra hiện trường, Sở GTVT xác định cây Dầu nằm trên vỉa hè, thẳng hàng với các cây xanh khác trên đường Lê Hồng Phong; không ảnh hưởng nhiều đến việc ra vào nhà số 396. Không những vậy, cây Dầu bị một phần bao lơn nhà bao dọc thân cây, phần bao lơn nhà có dấu hiệu vi phạm về xây dựng. Ngoài ra, cây Dầu này đã được trồng trên 50 năm, trước khi căn nhà 396 được xây dựng như hiện nay.
Hai ngôi nhà liền kề "chèn ép" cây Dầu 50 tuổi
Để có cơ sở xử lý chặt chẽ, Sở GTVT TP đã đề nghị UBND quận 10 cung cấp thông tin tình trạng pháp lý của ngôi nhà trên. Quá trình kiểm tra cho thấy, phần diện tích xây dựng bao quanh cây Dầu không nằm trong bản vẽ được cơ quan thẩm quyền cấp phép xây dựng.
Cụ thể, thửa đất nhà số 396 có chiều dài là 7,7m và được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng năm 1990 gồm: 1 trệt, 1 lửng, tầng 1 và tầng 2. Trong đó, riêng phần tầng 1 và 2 được phép xây dựng thêm bao lơn ra phía ngoài 1,2m.
Tuy nhiên, căn nhà hiện tại được xây dựng 1 trệt, 1 lửng, tầng 1, 2 và 3. Chiều dài xây dựng nhà lấn ra phạm vi bên ngoài 2,5m so với giấy phép xây dựng. Cụ thể, chiều dài xây dựng tầng trệt là 10,2m, các tầng trên là 11,3m (tính luôn phần bao lơn 1,1m). Hiện mặt tiền nhà cách gốc cây 0,2m và các bao lơn xây dựng dựng bao dọc sát thân cây Dầu.
Tầng 1,2 ngôi nhà 396 đã "vươn" ra ngoài cây Dầu cổ thụ
Một số cây Dầu cổ thụ khác trên đường Lê Hồng Phong đang bị các ngôi nhà "bóp nghẹt"
Tiếp tục khảo sát trên tuyến đường Lê Hồng Phong, Sở GTVT TP nhận thấy hiện có một số trường hợp tương tự nhà số 396 (một phần công trình bao sát thân các cây Dầu cổ thụ). Do đó, để đảm bảo không gian sống cho cây xanh - không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây, Sở GTVT kiến nghị UBND TP chỉ đạo UBND quận 10 có biện pháp buộc chủ sở hữu các căn nhà trên tháo dỡ các phần xây dựng vi phạm. Việc này cũng là để tránh việc phát triển của cây làm ảnh hưởng đến kết cấu nhà, đảm bảo an toàn cho người dân.
Quốc Anh
Theo Dantri
Hà Nội: Dự án khu vui chơi giải trí thành nhà hàng sang trọng trên bán đảo Bán đảo hồ Đống Đa thuộc phường Ô Chợ Dừa, (Đống Đa - Hà Nội) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm: "Cải tạo, nâng cấp thành khu vui chơi giải trí Bán đảo hồ Đống Đa" phục vụ lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, điểm nhấn của dự án này lại là khu nhà...