Tượng Phật khổng lồ cao bằng tòa nhà 20 tầng ở Thái Lan
Bức tượng Phật khổng lồ cao bằng tòa nhà 20 tầng (khoảng 69 mét) nằm bên một con kênh ở quận Thon Buri, Bangkok, Thái Lan.
1001 thắc mắc: Chuối khổng lồ quả nặng đến 3kg mọc ở đâu, vì sao ngày càng hiếm?
Giống chuối khổng lồ có tên là Musa Ingens, cao 20-25 mét tương đương với một tòa nhà 6 tầng, quả chuối nặng từ 1,5-3 kg.
Giống chuối khổng lồ này có tên là Musa Ingens, chỉ trồng được trên cao nguyên nhiệt đới ở Papua New Guinea (quốc gia nằm gần đường xích đạo về phía Đông Nam của châu Á).
Mặc dù nhiều quốc gia muốn trồng loại chuối này nhưng vì điều kiện thổ nhưỡng không phù hợp nên quả chuối không được to như mong muốn. Chỉ có quốc đảo ở Thái Bình Dương này mới có đủ điều kiện để chuối Musa Ingens sinh trưởng.
Chiều cao trung bình của chuối Musa Ingens là từ 20-25 mét, tương đương với một tòa nhà 6 tầng, cao gấp 5 lần so với giống chuối thông thường. Toàn bộ thân cây được bọc trong lớp vỏ chồng chéo rất chặt chẽ, có kích thước rất lớn, thậm chí người trưởng thành cũng không thể ôm hết được.
Là cây chuối lớn nhất thế giới nên quả của chúng cũng không thể nhỏ được. Quả của chuối Musa Ingens rất to, to bằng cánh tay của người trưởng thành, dài tới 30cm, nặng trung bình từ 1.5-3kg. Về màu sắc và mùi vị không khác nhiều so với chuối thông thường, nó chỉ có khác mỗi kích thước và trọng lượng. Một quả chuối Musa Ingens có thể cần khoảng 4 người mới ăn hết.
Quả của chuối Musa Ingens to bằng cánh tay của người trưởng thành, dài tới 30cm, nặng trung bình từ 1.5-3kg.
Chuối Musa Ingens là loại trái cây quan trọng nhất ở Papua New Guinea. Ngoài việc ăn trực tiếp, người dân cũng chế biến chúng thành bột chuối hoặc chuối sấy. Ruột chuối được sử dụng trực tiếp như một món ăn nhẹ, bột chuối là nguồn thực phẩm chính của người dân địa phương. Đồng thời vỏ chuối được dùng cho lợn ăn, hoa chuối được xem như một loại rau và thân chuối có thể dệt làm bao hoặc vải.
Vì vậy, có thể nói rằng chuối Musa Ingens là một kho báu đối với người Papua New Guinea.
Ngày nay, chuối khổng lồ còn lại rất ít trong tự nhiên vì hạt của chúng rất khó kiếm. Hơn thế, quá trình nảy mầm của hạt có thể lên đến 1 năm hoặc hơn. Vì vậy, chuối khổng lồ hiện rất hiếm và được nhiều người yêu thực vật trên thế giới lùng sục.
Vì sao quả chuối lại cong?
Chuối là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng quen thuộc với chúng ta. Nhưng hình dáng của nó bất kì là loại chuối nào thì đều cong chứ không thẳng.
Thông qua quá trình phân chia tế bào, cây chuối sẽ mọc ra búp (bắp chuối) và từ đó nảy nở thành nải chuối. Đầu tiên, búp chuối sẽ hình thành ở gần gốc cây, sau đó di chuyển từ từ ra giữa thân và hình thành búp đầy đủ ở ngọn. Búp chuối có hình chóp nhọn với trọng lượng khá nặng khiến nó bị trĩu xuống mặt đất.
Các quả chuối trải qua một quá trình khá thú vị có tên "phát triển ngược so với trọng lực Trái Đất" (Negative Geotropism). Thay vì mọc trĩu xuống như những loại trái cây khác, những quả chuối mọc ra lại theo hướng ánh Mặt Trời, khiến nó bị cong tự nhiên.
Nhưng tại sao lại thế? Từ thuở xưa khi chuối vẫn là một loài thực vật hoang dã, nó phát triển ở tầng giữa của rừng, nơi đón rất ít ánh Mặt Trời. Nếu trái của cây mọc theo hướng trọng lực của Trái Đất (hay quả chuối trở nên thẳng), cây sẽ mất thăng bằng do quá nặng và sẽ bị gãy đổ.
Cho nên, loài chuối đã tìm cách mọc trái theo hướng ngược trọng lực Trái Đất để giữ thăng bằng cho cây, đồng thời nhận được nhiều ánh Mặt Trời hơn. Vì thế, quả chuối sẽ cong lên như chúng ta vẫn thấy ngày nay.
Vì sao quả chuối lại hay bị thâm?
Theo các nhà khoa học, chuối hay các loại trái cây khác đều sản sinh và phản ứng với hormone trong không khí gọi là etylen. Chất này sẽ giúp báo hiệu quá trình hoa quả chín hay không.
Khi chưa chín, trái cây thường có màu xanh, cứng và khá chua. Khi tiếp xúc với etylen, axit trong trái cây bắt đầu phân hủy, khiến trái cây trở nên mềm hơn.
Các sắc tố diệp lục trong quả (biểu hiện bằng màu xanh) sẽ dần bị bẻ gãy và thay thế, quả chuối sẽ dần có màu vàng.
Việc mất đi vị chua và phần thịt quả không còn cứng nữa là dấu hiệu của việc trái cây sẽ ngọt hơn, ngon hơn, mềm hơn. Đó là thời điểm mà bạn có thể thưởng thức chúng.
Tuy nhiên, không giống các loại trái cây khác chỉ sản sinh 1 lượng etylen nhỏ khi chín, chuối sản sinh 1 lượng lớn khí này.
Do lượng khí etylen tiếp tục sản sinh nữa nên các sắc tố vàng trong chuối phân rã thành đốm nâu đặc trưng - hay còn gọi là hóa nâu do enzyme. Và sự quá trình hóa nâu này được thể hiện bằng việc chuối bị thâm nâu rõ rệt.
Chuối càng bị thâm hay bị sứt sẹo, hoặc đang bị bóc dở càng sản sinh ra etylen 1 lượng cao hơn và đương nhiên nó càng nhanh thâm hơn so với bình thường.
Vì sao không nên bảo quản chuối trong tủ lạnh?
Trong chuối có tới 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự tạo ra với 11 loại khoảng chất và 6 loại vitamin quan trọng. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều thyroxine, một tiền chất có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch nhất là đối với trẻ nhỏ.
Tuy có nhiều tác dụng như vậy nhưng chuối lại rất phổ biến ở nước ta với giá thành khá rẻ nên chúng ta thường có thói quen mua thật nhiều về và cất trữ trong tủ lạnh để dùng dần. Thế nhưng, theo các chuyên gia đây là một thói quen không nên duy trì. Lý do vì ngăn mát tủ lạnh thường có nhiệt độ dao động khoảng từ 4 tới 8 độ C. Ở mức nhiệt độ này, chuối rất dễ bị thâm đen, biến chất, thậm chí đông cứng và hư thối.
Nên mua chuối vừa chín tới, cuống còn xanh, không có vết thâm và bảo quản chuối ở nơi thoáng khí với nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C. Tránh để chuối tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc hơi nóng từ bếp.
Không bảo quản chuối chung với các loại trái cây và rau củ khác có thể dẫn đến việc làm chuối chín nhanh hơn, mau hư hơn.
Bạn cũng không nên bảo quản chuối trong túi kín vì chuối sẽ nhanh chóng chuyển sang màu nâu đen do lượng khí etylen mà chuối sinh ra sẽ không thể thoát ra ngoài.
Nếu chuối đã chín đều và bạn lại thích ăn chuối lạnh, hãy bọc trong giấy báo, gói kín từng quả lại và để vào ngăn mát của tủ lạnh. Cách này có thể giữ chuối được khoảng 6 tới 8 ngày.
Thái Lan: Hoảng hồn phát hiện hổ mang chúa dài 4m kịch chiến với trăn ở sau nhà Một người đàn ông sống ở Pattaya, Thái Lan, gần đây đã phải tìm kiếm sự trợ giúp khi một con hổ mang chúa khổng lồ kịch chiến với trăn ngay sau nhà. Hổ mang chúa dài 4 mét bị khống chế. Theo Pattaya Mail, Surapong Chompupruk, 59 tuổi, đang ở nhà thì nghe thấy tiếng động lạ từ khu vườn sau nhà....