Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau ‘hồi sinh’ để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp
Sau 700 năm, Mông Sơn Đại Phật một lần nữa “ hồi sinh” thần kỳ, trở thành bức tượng Phật tạc bằng đá lớn được xây dựng sớm nhất thế giới.
Nói đến những ngôi tượng phật khổng lồ, nhiều người hẳn sẽ nhớ ngay đến Sơn Đông Đại Phật và Vân Phong Thạch Quật Đại Phật của Trung Quốc, hay tượng Phật Bamyan ở Afghanistan. Những tượng phật này nổi tiếng và cao nhất nhì thế giới, chứa đựng vết tích cổ đại mang tín ngưỡng thiêng liêng và giá trị lịch sử to lớn.
Thế nhưng trên thực tế, tượng Phật Bamyan còn phải “nghiêng mình” trước một pho tượng ở Thái Nguyên ( Sơn Tây, Trung Quốc), đó chính là Mông Sơn Đại Phật có chiều sâu 17,5 mét và chiều rộng 25 mét, toàn thân cao 66 mét.
Mông Sơn Đại Phật từng trải qua nhiều sóng gió biến động thời đại nên chiều cao thật sự của pho tượng còn phải căn cứ vào sử sách.
Nhà Đường đã ghi chép Mông Sơn Đại Phật có chiều cao “200 tấc”, cũng tức là 63 mét tính theo đơn vị đo lường chuẩn của thời nay. Mà tượng Phật Bamyan cao 53 mét, kém Mông Sơn Đại Phật đến 10 mét.
Tuy nhiên, Mông Sơn Đại Phật không phải là tượng Phật cao nhất thế giới. Với kỹ thuật phát triển của thời nay, việc kiến tạo một pho tượng cao hơn trăm mét không phải là chuyện không thể. Tượng Phật cao nhất thế giới hiện nay chính là Trung Nguyên Đại Phật ở Hà Nam với 153 mét (bao gồm 25 mét bệ và 20 mét ngai vàng).
Tuy nhiên, Trung Nguyên Đại Phật được khởi công xây dựng vào năm 2002 và khánh thành năm 2007, nên nếu so tính lịch sử với Mông Sơn Đại Phật được xây dựng từ thời Nam Bắc triều thì thua xa.
Video đang HOT
Trong “Vĩnh Lạc Đại Điển” có ghi chép, Mông Sơn Đại Phật được khởi công vào năm thứ 2 của Bắc Tề Thiên Bảo (559), cùng niên đại với Khai Hoa Tự. Mông Sơn Đại Phật được khắc dựa vào núi phía sau chùa, cao lớn hùng vĩ.
Phật giáo phát triển mạnh nhất vào thời Tùy Đường. Năm đầu của Tùy triều Nhân Thọ (601), Khai Hoa Tự chuyên kiến tạo Phật các để bảo vệ Đại Phật, đồng thời đổi tên thành Tịnh Minh Tự. Vũ Đức năm thứ 3 (620), Đường Cao Tổ Lý Uyên đến bái Phật và đổi tên chùa về thành Khai Hoa Tự.
Sự hiện diện của Lý Uyên mang lại trọng vọng và danh tiếng to lớn đối với Mông Sơn Đại Phật, từ đó lan truyền trong dân chúng.
Đến Hiển Khánh năm thứ 2 (657), Đường Cao Tông Lý Trị và Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cùng giá lâm đến Khai Hoa Tự và cung cấp rất nhiều tài bảo, từ đó chùa càng trở nên lớn mạnh và nổi tiếng hơn.
Mông Sơn Đại Phật đã gặp phải sóng gió ở đời của Đường Vũ Tông. Ông thực hiện kế hoạch đàn áp Phật giáo, Khai Hoa Tự bị phá hủy, và tượng Phật khổng lồ cũng chìm vào quên lãng.
Đến năm 945, Lưu Tri Viễn, Hoàng đế của triều đại Hậu Hán đã trùng tu các tượng Phật.
Vào cuối thời nhà Nguyên, chùa Khai Hoa lại bị thiêu rụi, từ đây dấu vết của Mông Sơn Đại Phật biến mất khỏi sử sách, nhiều thông tin cho rằng tượng Phật đã bị phá hủy trong thời gian này.
Năm 1385, nhà Minh cho xây dựng lại Khai Hoa Tự, nhưng Mông Sơn Đại Phật đã bị bỏ quên.
Mãi cho đến năm 1983, một nhân viên hành chính đã phát hiện đống đổ nát bên núi có hình dạng của một vị Phật, đầu và dưới ngực bị chôn vùi trong đất và đá.
Năm 2006, chính quyền địa phương đã sửa chữa và tạo hình đầu của Mông Sơn Đại Phật. Sau 700 năm, Mông Sơn Đại Phật một lần nữa “hồi sinh” thần kỳ, trở thành bức tượng Phật tạc bằng đá lớn được xây dựng sớm nhất thế giới.
'Hồi sinh' loài nhện lớn nhất ở Anh
Những con nhện có kích thước bằng lòng bàn tay của người trưởng thành đang trỗi dậy ở Anh.
Theo Tổ chức Động vật hoang dã Suffolk và Sussex, đây là loài nhện bè khổng lồ, từng đứng trên bờ vực tuyệt chủng nhưng nhờ các nhà bảo tồn, chúng đã xuất hiện trở lại.
'Hồi sinh' loài nhện lớn nhất ở Anh
Với nhiều người, ngoại hình xù xì, to lớn của nhện sẽ khiến bạn khiếp sợ. Nhưng vì nhện bè khổng lồ không có nọc độc nên các nhà khoa học cho rằng chúng hoàn toàn không đáng sợ.
Chúng thường phát triển chiều dài lên tới 20mm và sải chân dài 70mm. Mặc dù nhện bè khổng lồ là cơn ác mộng tồi tệ nhất của loài nhện và một số con mồi nhỏ nhưng may mắn khi chúng không gây hại cho con người.
Theo các chuyên gia, nhện bè khổng lồ có thân màu sẫm và sọc màu kem ở bên hông. Đây là loài nhện lớn nhất trong số 660 loài nhện ở Anh.
Người dân tại thị trấn Cheshire, Anh khá lo lắng và hoảng sợ khi thấy sự xuất hiện của những con nhện khổng lồ. Chúng có chân rất dài, dễ khiến những người nhìn thấy lần đầu phải sợ hãi. Thậm chí, một số con nhện có kích thước lớn như chuột.
Nhện bè khổng lồ nuôi con non trong những chiếc mạng giống như pha lê. Chúng sống trong môi trường mương rãnh giúp ích cho việc tạo mạng nuôi con và nguồn con mồi dồi dào.
Tim Strudwick, chuyên gia tại Hiệp hội bảo vệ động vật hoàng gia cho biết: "Đây là một trong những động vật không xương sống hiếm nhất ở Anh. Chúng tôi thực sự tự hào khi thấy nhện đang trong quá trình hồi sinh.
Những con cái có kích thước ấn tượng, thanh lịch và khá đẹp. Loài nhện thường xuất hiện trong các mương đầm lầy và khá nhút nhát. Dễ tìm thấy chúng từ tháng 6 đến tháng 9 khi con cái trưởng thành có con nhỏ".
Tính đến năm 2010, chỉ có ba quần thể nhện bè khổng lồ xuất hiện ở Anh. Năm 2012, các nhà khoa học thả nhện vào khu bảo tồn tại Strumpshaw Fen ở Norfolk Broads với hy vọng rằng chúng sẽ phát triển mạnh.
Tuy nhiên, phải đến vài năm sau, họ mới nhận thấy sự thay đổi và nhện xuất hiện nhiều hơn. Trong suốt mùa vụ từ tháng 7 đến tháng 10/2014, số lượng mạng lưới vườn ươm chỉ là 184.
Bí ẩn 'kinh thiên động địa' về tỷ phú giàu thứ 3 thế giới: Rơi thẳng từ máy bay xuống không một ai biết, hé lộ sự thật trần trụi của giới siêu giàu Nhà tài chính người Bỉ Alfred Loewenstein là người giàu thứ 3 trên thế giới khi ông được cho là rơi khỏi máy bay riêng vào ngày 4 tháng 7 năm 1928, trong một "tai nạn" vô cùng kỳ lạ khiến các chuyên gia hàng không bối rối đến tận ngày nay. Sự biến mất của ngài tỷ phủ Alfred Loewenstein đến nay...