Tưởng phần nào của gà cũng sạch nhưng 5 chỗ này cần nghĩ kỹ trước khi ăn
Nhiều người thích ăn những bộ phận này mà không hề biết nó rất bẩn.
Gà là thực phẩm bổ dưỡng, có thể chế biến được thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Thịt gà được yêu thích như vậy nên thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình. Tuy hay chế biến gà nhưng nhiều người vẫn không hề biết rằng, có nhiều bộ phận của gà lại độc hại. Chẳng hạn như cổ gà, phao câu, da gà, phổi gà, cánh gà. Chị em nội trợ có thể tham khảo thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết.
Cổ gà
Đây là bộ phận được rất nhiều người ưa thích mặc dù không có nhiều thịt. Cổ gà thường được luộc hoặc rang để nhâm nhi. Tuy nhiên, phần lớn trong chúng ta đều không hề biết rằng, phần dưới da của cổ gà có chứa các tuyến dịch bạch huyết.
Nếu ăn cổ gà nhiều, các tuyến đó sẽ đi vào đường tiêu hóa rồi gây nên những bệnh nguy hiểm. Do đó chúng ta nên hạn chế ăn phần cổ gà.
Nếu vẫn thích ăn, bạn nên lọc bỏ da và các hạch bạch huyết ở cổ gà rồi chế biến thành các món yêu thích.
Da gà
Rất nhiều người thích ăn da gà, vì da gà vốn mềm, béo, hơi giòn dai. Tuy nhiên đây lại là bộ phận chứa nhiều cholesterol có hại. Nhất là với món gà quay thì lượng cholesterol chứa trong đó sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe khi chúng bị chuyển hóa thành các chất gây bệnh nhờ sự xúc tác của nhiệt độ cao.
Không chỉ thế, phần da gà là mặt tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một loại độc tố hòa tan… vì thế rất khó rửa sạch bằng nước thường.
Do đó, chúng ta nên bỏ phần da khi ăn thịt gà. Ngoài ra, cũng không nên lọc da gà riêng rồi đem chế biến thành món ăn khác.
Cánh gà
Đây cũng là một bộ phận không chỉ cánh mày râu mà các chị em đều thích. Cánh gà rất thơm ngon, thịt ngọt, thích hợp để nhâm nhi. Tuy nhiên, cánh gà là chủ yếu là da và là bộ phận tích tụ khá lớn lượng mỡ dư thừa của gà. Khi ăn cánh gà vô tình bạn đã nạp một lượng lớn chất béo vào cơ thể, mà lượng chất béo này không tốt cho cơ thể.
Đặc biệt, người ta thường tiêm các loại thuốc, kháng sinh thậm chí là thuốc tăng trưởng dành cho gà ở phần cánh. Vì thế, bạn không nên ăn cánh gà. Nếu thích, nên ăn có chừng mực và mua ở nơi uy tín.
Phao câu
Phao câu vốn có vị béo ngậy, hơi gây nhưng lại có nhiều người thích. Thế nhưng, phao câu là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Khả năng ăn vi khuẩn của tế bào này rất lớn, tuy nhiên lại không thể tiêu hóa được những vi khuẩn, độc tố này. Điều này cho thấy, phao câu giống như một kho chứa vi khuẩn. Nếu ăn phao câu, sau khi đi vào cơ thể, vi khuẩn và độc tố có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
Không những thế, bộ phận này tích tụ mỡ và cholesterol nhiều trong cơ thể gà, ăn vào không tốt cho cơ thể.
Phổi gà
Chuyên gia dinh dưỡng Wang Xingguo, Giám đốc điều hành hội Dinh dưỡng Đại Liên, hiện đang làm việc tại Bệnh viện trung tâm Đại Liên, Trung Quốc, khuyên mọi người không nên ăn phổi gà. Lý do là bởi gà sau khi bị giết mổ, phổi vẫn bám lại, vi khuẩn và đặc biệt là những vi khuẩn nhiệt đới như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt… vẫn còn, ngay cả nhiệt cao lúc nấu cũng không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn.
Việc ăn phải chúng có thể là một mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ con người.
Do đó, khi mổ gà hoặc mua gà đã mổ sẵn, cần moi sạch phổi, rửa lại gà với nước muối rồi mới chế biến.
Video đang HOT
Lưu ý cách sơ chế gà cho sạch
- Sau khi làm lông và mổ gà, cần rửa sạch gà.
- Tiếp đó, dùng muối sát vào những ngóc ngách trên gà như miệng, cổ. Đặc biệt phải bỏ cuống họng, diều gà và phổi.
- Dùng muốn sát trên toàn bộ cơ thể của gà. Sau đó, rửa lại sạch sẽ dưới vòi nước chảy.
- Cần phải nấu chín thịt gà trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe và an toàn thực phẩm
THAM KHẢO MỘT SỐ MÓN VỀ GÀ
1. Ức gà chiên giòn
Nguyên liệu:
- 200 gr thịt ức gà.
- 50 gr tinh bột bắp hay bột năng, 1 quả trứng gà, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê dầu hào.
- Phần bột: 150 gr bột mì, 50 gr bột năng hay tinh bột bắp, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê bột ớt sừng (loại này không cay) trộn trong 1 cái tô.
Thực hiện:
Ức gà rửa sạch, lau khô, thái miếng nhỏ.
Thịt gà, trứng, bột nêm, dầu hào cho vào tô trộn đều.
Cho từng miếng gà vào tô bột, lăn qua lăn lại, nắm chặt tay cho bột bán dính dầy xung quanh miếng gà.
Bắc chảo dầu lên bếp. Dầu nóng, cho từng miếng ức gà tẩm bột vào chiên với lửa vừa. Chiên như thế cho đến khi miếng gà có lớp vỏ vàng giòn như ý thì vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu.
Trình bày: Gà cho ra dĩa có ít xà lách. Ức gà chiên giòn dùng nóng chấm với xốt tương ớt chua ngọt rất ngon và hợp vị.
2. Gà nướng than hoa
Nguyên liệu:
- Gà mái ta thả vườn 1 con 1,8kg
- Nghệ 1 củ giã lấy nước
- Hành củ 3 củ to
- Ớt 4 quả; hạt tiêu đập dập; 15g mì chính 10g; nước mắm 30ml; muối 3g; dầu ăn 40ml.
Cách làm:
Gà mổ phanh phần phía bụng rồi làm sạch. Sau đó gập gà về phần lưng cho gà phanh hẳn ra.
Lấy dao nhọn châm vào phần ức, đùi và các chỗ khác để cho gia vị ngấm vào trong hơn.
Tiếp đó ướp phần nước nghệ cho kín phần da và thịt để cho gà được vàng hơn.
Hành khô và ớt băm nhỏ trộn cùng nước mắm, mì chính, muối, hạt tiêu và dầu ăn sau đó bóp đều rồi xát lên gà, nhớ ướp thật đều lên gà, sau đó để nghỉ khoảng 30 phút – 1 tiếng.
Chuẩn bị 2 thanh tre tươi trẻ làm đôi, sau đó kẹp gà vào. Lấy dây thép quấn cho chặt.
Than hoa đốt sẵn cho hồng rồi cho gà vào nướng từ từ. Chú ý không để than hồng quá dẫn đến da ga cháy mà thịt vẫn sống.
Lưu ý lật liên tục cho các phần được chín đều. Nướng gà khoảng 2 tiếng 30 phút là chín.
Phần gia vị chấm các bạn lấy muối hạt rang khô cộng hạt tiêu, mì chính, quất, lá chanh và ớt.
Bày gà nướng vào mẹt có lót sẵn lá chuối là hợp nhất. Đây sẽ là món ăn hấp dẫn mà bất kỳ ai nhìn thấy cũng phải thèm!
Khi ăn, dùng dao xẻ thịt gà nướng than hoa ra rồi chấm với gia vị đã pha ở trên nhé!
Nhà dịch tễ học nổi tiếng Trung Quốc gợi ý 5 món ăn từ siêu thực phẩm rẻ tiền
Rau củ rất tốt cho cơ thể, nhưng tuỳ theo từng loại mà chúng có những công dụng khác nhau, cần phải lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Chung Nam Sơn là nhà dịch tễ học nổi tiếng nhất Trung Quốc, mặc dù đã 84 tuổi nhưng ông trông rất khoẻ mạnh và cơ thể rắn chắc nhờ chăm tập thể dục thường xuyên.
Trong một sự kiện về sức khoẻ, ông đã chia sẻ chế độ ăn của mình và khuyên mọi người nên thường xuyên ăn 10 loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khoẻ đó là bơ, tỏi, rau bina, socola đen, bông cải xanh, chanh, cá hồi, khoai tây, đậu và quả óc chó.
Ông cho biết 10 loại thực phẩm này là những thực phẩm siêu tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng và thể lực, phù hợp để ăn uống thường xuyên. Trong đó, bông cải xanh đặc biệt chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, các loại vitamin A và C rất dồi dào, lượng vitamin C gấp 6 lần cà chua.
Lượng chất béo trong bông cải xanh gần như bằng 0. Đối với người đang muốn giảm cân, nó không chỉ giúp no bụng mà còn làm sụt giảm cân nặng tự nhiên. Sau đây là 5 cách chế biến bông cải xanh đơn giản mà lại rất ngon miệng.
Cơm chiên bông cải xanh tôm
Nguyên liệu: Bông cải xanh, tỏi, tôm tươi, hạt tiêu, muối, dầu hào.
Cắt bông cải xanh thành từng miếng nhỏ, ngâm trong nước muối 10 phút, rửa sạch rồi luộc sơ qua sau đó vớt ra để nguội. Tôm lột bỏ vỏ, ướp với một chút hạt tiêu và muối. Cho dầu hào vào chảo, thêm tỏi đập dập, cho tôm vào xào chín. Tiếp tục thêm một chút dầu, cho cơm vào xào trong 1 phút, sau đó đổ bông cải xanh vào xào tiếp, rắc một chút muối và nêm nếm lại gia vị là xong.
Bánh khoai tây bông cải xanh chiên
Nguyên liệu: 1 bông cải xanh, 1 củ cà rốt, 1 củ khoai tây, 1 quả trứng, nửa muỗng cà phê muối, 2 muỗng bột mì, 1 muỗng dầu hào, 1/3 muỗng cà phê hạt tiêu.
Bông cải xanh cắt thành miếng nhỏ, ngâm trong nước muối pha loãng rồi đem luộc, nghiền nhỏ. Khoai gọt vỏ, cắt miếng nhỏ rồi hấp chín, nghiền mịn. Cà rốt gọt vỏ, băm nhỏ. Cho tất cả vào một bát lớn, khuấy đều. Phết một lớp dầu mỏng vào chảo chống dính, cho bột vào chiên cháy xém cả 2 mặt là được.
Bông cải xanh xào với ngô non
Nguyên liệu: 9 đọt ngô non, bông cải xanh, 1 củ cà rốt, 1 muỗng cà phê hạt tiêu,1 chút muối.
Ngô cắt làm đôi, cà rốt gọt vỏ cắt nhỏ. Bông cải xanh rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi cho vào nước sôi chần trong 2-3 phút, vớt ra xả dưới nước lạnh rồi để ráo. Ngô và cà rốt cũng chần sơ qua với nước sôi. Phi thơm tỏi, cho tất cả vào xào cùng một lúc, thêm dầu hào, nước tương, gia vị, nêm nếm lại rồi dọn ra đĩa.
Bông cải xanh xào với cà rốt, tôm
Nguyên liệu: 1 bông cải xanh, 1 củ cà rốt, 250 gr tôm tươi, 1 muỗng dầu hào, 1 muỗng nước tương, 1 muỗng rượu nấu ăn, 1 ít hạt tiêu, 1 tép tỏi
Bông cải xanh cắt miếng nhỏ, ngâm trong nước muối. Cà rốt gọt vỏ, cắt lát mỏng. Cho 1 lượng nước thích hợp vào một cái nồi nhỏ, thêm vài giọt dầu sau khi đun sôi, thêm 1 chút muối, sau đó cho bông cải xanh vào và nấu trong 1 phút. Tôm tươi rửa sạch, cắt đầu, bỏ vỏ, rút chỉ, thấm nước bằng giấy ăn rồi ướp với nước tương, nấu rượu và hạt tiêu trong 5 phút.
Phi thơm tỏi sau đó đổ tôm và xào cho đến khi chúng chuyển sang màu đỏ thì cho bông cải xanh và cà rốt vào xào tiếp. Tiếp theo cho dầu hào, một ít nước, gia vị vào xào trên lửa lớn trong 1 phút để rau củ hấp thụ gia vị.
Ức gà chiên với bông cải xanh
Nguyên liệu: bông cải xanh, củ cà rốt, 200 gr ức gà, 2 muỗng nước tương, dầu mè, hạt tiêu đen, 1 muỗng dầu hào.
Sau khi gọt vỏ cà rốt, cắt nó thành những lát hình thoi mỏng, cắt bông cải xanh thành miếng nhỏ và ngâm nước muối trong 10 phút. Cắt ức gà thành miếng nhỏ, ướp với gia vị trong 15 phút. Cho 1 giọt dầu và chút muối vào nồi nước sôi, thêm bông cải xanh, cà rốt vào chần sơ qua. Phi thơm tỏi, cho ức gà vào xào chín trước, sau đó cho bông cải xanh và cà rốt vào đảo đều, nêm nếm lại gia vị là xong.
Phan Hằng
Những bộ phận của con vịt không được giữ lại, mới có thể khử sạch mùi hôi hiệu quả Dưới đây là những bộ phận của con vịt không được giữ lại, mới có thể khử sạch mùi hôi hiệu quả, đảm bảo hương vị khi chế biến. 1. Máu thừa của vịt: Muốn loại bỏ mùi tanh của vịt hiệu quả, trước tiên ta cần hiểu tại sao thịt vịt lại có mùi tanh. Nguyên nhân vịt bị hôi là do...