Tượng Nữ thần tự do ở Sa Pa sẽ sửa thành người H’Mông cầm khèn
Những ngày gần đây, dư luận đang dành sự quan tâm đặc biệt đến bức tượng Nữ thần tự do phiên bản “đột biến” ở Sa Pa. Sau nhiều ngày gây ồn ào, chủ nhân điểm du lịch có bức tượng này đã có những động thái chỉnh sửa.
Theo thông tin trên Vietnamnet, ông Nguyễn Ngọc Đông, chủ điểm du lịch có bức tượng Nữ thần tự do cho biết, đơn vị sẽ tiến hành sửa bức tượng theo hướng gần gũi hơn với văn hóa bản địa. Cụ thể, ý tưởng được đưa ra là chỉnh sửa thành hình ảnh người đàn ông H’Mông cầm khèn.
Bức tượng Nữ thần tự do gây ra nhiều tranh cãi. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Phần vương miện của bức tượng cũ sẽ được thay thế bởi chiếc mũ nồi đặc trưng của đàn ông H’Mông. Ngoài ra, đuốc trên tay Nữ thần tự do sẽ chuyển thành chiếc khèn, một loại nhạc cụ dân tộc gắn liền với truyền thống, văn hóa địa phương.
Nói về điều này, ông Đông chia sẻ: “Điểm check-in của tôi đặt ở Sa Pa, nơi có tỷ lệ đồng bào H’Mông chiếm số đông. Vì vậy, việc chỉnh sửa bức tượng từ Nữ thần Tự do sang hình ảnh một người đàn ông người H’Mông gần gũi, phù hợp với văn hóa bản địa”.
Hình ảnh người đàn ông thổi khèn gắn liền với văn hóa người H’Mông (Ảnh: Văn hóa)
Tuy nhiên ông Đông cũng khẳng định rằng, việc khu du lịch quyết định chỉnh sửa bức tượng không phải vì bị dư luận ném đá mà là muốn nơi đây được hoàn thiện, đẹp đẽ hơn . “Nếu chỉ vì lời khen chê mà tôi phải chỉnh sửa thì chẳng khác nào ‘đẽo cày giữa đường’”, ông cho hay.
Video đang HOT
Trước đó, khi hình ảnh bức tượng Nữ thần tự do tại khu du lịch này lan truyền trên mạng, nhiều ý kiến đã cho rằng nó không có chút thẩm mỹ nào. Về những “gạch đá” này, ông Đông tâm sự trên Tuổi trẻ: “Điểm du lịch này là giấc mơ của tôi. Tôi như ông bố nghèo khó mãi không sinh được đứa con trai, đến khi sinh hạ thì có biết đâu nó là quỷ sứ. Sinh con có ai không muốn con mình xinh đẹp, ai chẳng muốn ‘thân em vừa trắng lại vừa tròn’, nhưng ‘rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn’.
Những người thợ địa phương làm cho tôi tay nghề chỉ có thế. Nhưng xấu đẹp còn do mắt nhìn từng người. Nên thấy mọi người ném đá nhiều quá thì tôi rất đau lòng.”
Toàn cảnh khu du lịch. (Ảnh: Zing)
Được biết, trong khu du lịch này còn có khá nhiều bức tượng khác, mô phỏng lại các kỳ quan của thế giới như tháp nghiêng Pisa, tháp Eiffel, phố cổ Nhật Bản,… Từ khi bức tượng Nữ thần tự do bị khen chê trái chiều, ông Đông cho biết mình khá mệt mỏi. Dù vậy, ông vẫn cố gắng thực hiện ước mơ làm du lịch, góp phần tạo nên một điểm đến đẹp cho Sa Pa.
Trước thông tin tượng Nữ thần tự do sẽ được chuyển thành tượng người đàn ông H’Mông cầm khèn, dư luận cũng đã bày tỏ nhiều quan điểm trái chiều. Trong khi nhiều người lo ngại không biết bức tượng mới có trở thành trò cười một lần nữa không thì cũng có một số ý kiến cho rằng thái độ cầu thị, biết lắng nghe của chủ cơ sở là đáng hoan nghênh. Việc bức tượng trong tương lai như thế nào mọi người nên chờ đợi và đón nhận với một cái nhìn cởi mở, không quá khắt khe.
Không biết sắp tới hình hài bức tượng mới sẽ ra sao? Hãy cùng YAN đón chờ nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Chủ bức tượng Nữ thần tự do Sa Pa: "Mọi người ném đá tôi rất đau lòng"
Thay vì phải đi nửa vòng trái đất để check-in với tượng Nữ thần tự do ở Mỹ, ngay tại Sa Pa (Lào Cai) cách đây không lâu cũng xuất hiện một phiên bản "chị em sinh đôi" khiến dân tình không khỏi xôn xao, chú ý.
Tuy nhiên, thay vì nhận được những lời khen ngợi, tác phẩm này lại bị "ném đá" vì lý do độ thẩm mỹ chưa được đẹp cho lắm.
Sau nhiều ngày tranh cãi, mới đây, "cha đẻ" nơi đặt bức tượng mà dân mạng gọi là "Nữ thần đột biến" đã chính thức lên tiếng về vấn đề xoay quanh vụ việc. Ông cho rằng những hình ảnh lan truyền trên mạng trước đó là do đối thủ cố tình chụp và đăng lên khi chưa hoàn thiện để nhằm hạ bệ mình.
Bức tượng chưa hoàn thiện vừa mới xuất hiện lập tức gây chú ý. (Ảnh: KSC)
Theo báo Tuổi Trẻ Online , được biết, ông N.N.Đ - chủ cơ sở check-in có tác phẩm "xấu lạ" ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai cũng chính là người lên ý tưởng sáng tạo ra nó.
Làm trong ngành dịch vụ du lịch đã lâu, vợ chồng họ sớm nuôi mộng có thể tự mình xây dựng ra một địa điểm vui chơi giải trí riêng, phục vụ nhu nhu cầu "sống ảo" của đông đảo du khách khi đến tham quan thành phố này.
Nghĩ là làm, gần đây, ông Đ. mang tất cả vốn liếng mình cóp nhặt thời gian qua và đi vay thêm để thực hiện giấc mơ cao cả. Ý tưởng của người chủ là làm một thế giới thu nhỏ bằng cách tạo ra các công trình cũng như tác phẩm nổi tiếng trên thế giới. Như vậy, bất cứ ai sau này cũng không cần phải đi vòng quanh thế giới nữa mà vẫn có ảnh đẹp như ở nước ngoài.
Bức tượng Nữ thần Tự do ở Sa Pa sau khi hoàn thành. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Ở khu du lịch của gia đình ông Đ. không chỉ xuất hiện mỗi tượng Nữ thần tự do mà còn có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của các quốc gia khác như tháp Eiffel của Pháp, tháp nghiêng Pisa của Italia hay cả phiên bản núi Rushmore với 4 gương mặt tổng thống Hoa Kỳ được tạc trên đá.... Tuy nhiên trong số đó chỉ có tượng Nữ thần tự do bị chê xấu và gây tranh cãi.
Lý giải về việc tại sao thành phẩm này lại làm theo kiểu bán thân chứ không đứng và màu khác xa với phiên bản gốc bên Mỹ , ông Đ. cho hay bản thân không muốn "sao y bản chính" nên mới thiết kế ra như vậy.
"Điểm du lịch này là giấc mơ của tôi. Tôi như ông bố nghèo khó mãi không sinh được đứa con trai, đến khi sinh hạ thì có biết đâu nó là quỷ sứ. Sinh con có ai không muốn con mình xinh đẹp, ai chẳng muốn "thân em vừa trắng lại vừa tròn", nhưng "rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
Những người thợ địa phương làm cho tôi tay nghề chỉ có thế. Nhưng xấu đẹp còn do mắt nhìn từng người. Nên thấy mọi người ném đá nhiều quá thì tôi rất đau lòng" , ông Đ. trải lòng trên báo Tuổi Trẻ Online.
Bản sao tháp nghiêng Pisa ở Sa Pa cũng thu hút không kém nhưng không bị chê. (Ảnh: Thanh Niên)
Câu chuyện chưa dừng lại ở việc dân mạng rầm rộ khen, chê trước bản sao chép thiếu thẩm mỹ mà mới đây, gia đình họ đã phải tiếp đón những đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý tới thăm.
Ông Đ. cho hay, bản thân luôn tự an ủi rằng dù bức tượng không đẹp tuyệt vời nhưng phần nào đã đóng góp cho Sa Pa một địa điểm check-in mới lạ thu hút du khách. Đồng thời, tạo công ăn việc làm cho 6 lao động chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Dù vậy, đứng trước áp lực dư luận quá lớn, chủ tác phẩm khẳng định sẽ cho chỉnh sửa lại phù hợp hơn trong thời gian tới, hoặc cuối cùng là đập bỏ để mọi người hết lời ra tiếng vào.
Ông Đ. đơn giản chỉ muốn ai giàu hay nghèo đều có thể check-in bên những biểu tượng quốc tế. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Không biết thời gian tới, liệu số phận tượng Nữ thần tự do phiên bản Sa Pa sẽ đi đâu về đâu? Còn bạn nghĩ sao về những hình ảnh này, hãy chia sẻ cho chúng tôi biết nhé!
Đừng quên đón đọc thêm nhiều tin tức khác tại YAN.
Dân tình hoan hô khi lập đoàn kiểm tra tượng Nữ thần tự do bị đột biến Thời gian gần đây, mạng xã hội bỗng xôn xao về hình ảnh tượng Nữ thần tự do nhưng không phải ở Mỹ mà là ở một khu du lịch tự mở tại Sa Pa. Thế nhưng có vẻ như quá trình sao chép gặp chút vấn đề, chẳng thế mà mọi người lại gọi nó là "phiên bản đột biến". Bức tượng...