Tưởng nhiệt miệng, chàng trai 19 tuổi phát hiện ung thư lưỡi
Nam thanh niên tại TP HCM phát hiện ung thư lưỡi sau thời gian bị vết loét như nhiệt miệng, uống thuốc không khỏi.
Cách đây khoảng 4 tháng, bệnh nhân xuất hiện vết loét nhỏ ở lưỡi, tưởng nhiệt miệng nên mua thuốc uống. Gần đây lưỡi loét hơn, ăn uống khó khăn, anh đến Bệnh viện Ung bướu TP HCM thăm khám và phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn 3.
Tiến sĩ Bùi Xuân Trường, Trưởng Khoa Ngoại 5, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM cho biết đây là bệnh nhân ung thư lưỡi trẻ nhất mà ông gặp trong 30 năm làm việc tại bệnh viện. Khối u đã ăn sâu vào đáy lưỡi. Ngày 22/10, hai ê kíp bác sĩ đã trải qua 5 giờ phẫu thuật cắt hơn nửa lưỡi, nạo hạch cổ và tái tạo lưỡi mới từ vạt da đùi cho bệnh nhân.
Chàng trai có chiếc răng sâu nhọn đâm vào lưỡi gây nhiễm trùng nên bác sĩ nhổ răng để hậu phẫu tốt hơn. Trước đây những ca thế này bác sĩ không dám phẫu thuật vì kỹ thuật mổ và tạo hình phức tạp, rủi ro cao. “Nhưng nếu không làm bệnh nhân trẻ sẽ mất cơ hội sống nên chúng tôi cố gắng đến cùng”, bác sĩ Trường chia sẻ.
Bác sĩ Trường thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: Lê Phương.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Trường, trước kia ung thư lưỡi gặp chủ yếu ở bệnh nhân trên 50-60 tuổi. Gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa, gặp nhiều ở tuổi dưới 40. Trong tuần qua, ngoài nam bệnh nhân 19 tuổi, bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP HCM còn phẫu thuật cho nữ bệnh nhân 26 tuổi mắc bệnh này.
Nguyên nhân ung thư lưỡi chưa xác định rõ, nổi lên một số yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá, uống chất kích thích, vệ sinh răng miệng kém, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, C, D, thói quen nhai trầu, xỉa thuốc. Gần đây các nhà nghiên cứu nghi ngờ yếu tố virus HPV có liên quan đến bệnh.
Giai đoạn sớm, có thể gặp các dấu hiệu bệnh như cảm giác hơi vướng ở lưỡi, lúc khám chỉ thấy một vùng dày lên, hoặc vùng biến đổi màu, vết loét nhỏ. Các triệu chứng thường giống nhiệt miệng nên dễ bị bỏ qua. Giai đoạn trễ hơn bệnh nhân đau, xuất huyết, tiết nước miếng nhiều, có mùi hôi do bướu nhiễm trùng, lưỡi khó cử động. Khám thấy khối bướu chồi sùi rõ như bông cải, có thể có vết loét xâm nhiễm cứng trong miệng. Giai đoạn cuối bướu xâm lấn sâu hơn, xuất huyết, đau nhức, khó nuốt, di căn hạch cổ, làm cho bệnh nhân suy kiệt, tử vong.
Phát hiện và điều trị sớm tỷ lệ khỏi bệnh cao. Tỷ lệ sống còn trên 5 năm của bệnh nhân giai đoạn 1-2 khoảng 70-80%, giai đoạn 3-4 còn khoảng 30-40%. Hiện nay sau khi mổ cắt phần lưỡi chứa bướu, các bác sĩ có thể tái tạo lưỡi hướng đến mục đích phục hồi chức năng phát âm, nuốt, cảm giác, cử động lưỡi.
Lê Phương
Theo VNE
Bác sĩ sống khỏe mạnh sau nhiều năm mắc ung thư giai đoạn nặng
Sau ca mổ trực tràng do căn bệnh ung thư giai đoạn 3 cách đây 5 năm, ông Nguyễn Khắc Toản vẫn sống khỏe mạnh và hành nghề bác sĩ thú y.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Khắc Toản (63 tuổi, phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh) vừa kết thúc 9 ngày nằm viện điều trị tắc ruột. Nhìn cơ thể và giọng nói đầy năng lượng của ông, ít người biết rằng đó là một bệnh nhân ung thư trực tràng.
Ông Toản chia sẻ hiện bản thân đang sống ở năm thứ 5 sau mổ, truyền hóa chất điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3. Hiện tại, mỗi ngày, ông vẫn đạp xe 4-5 km hành nghề bác sĩ thú y.
Nhớ lại những ngày có dấu hiệu cảnh báo ung thư, ông Toản cho biết: "Ban đầu, tôi chỉ đau bụng, đi ngoài ra máu nhưng vẫn ngỡ mạn tính bởi nhiều lần bị, chỉ cần dùng loại thuốc đang uống là khỏi. Nhưng lần đó, tôi dùng thuốc mà vẫn bị đi ngoài ra máu. Khi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, tôi mới được chuẩn đoán u ác tính, ung thư đại trực tràng giai đoạn 3".
Khi nhập viện, ông được bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Ngoại và xạ trị (Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh) phẫu thuật và sau đó tiếp tục truyền 12 đợt hóa chất.
Từ đó đến nay, sức khỏe ông hoàn toàn ổn định, mỗi bữa ăn 2 bát cơm, ngày đủ 3 bữa và vẫn tiếp tục làm nghề bác sĩ thú y.
"Hầu như ngày nào tôi cũng đạp xe 4-5 km để đi tiêm chó ốm, rồi phối giống cho lợn. Giờ có xe đạp điện đi lại càng thuận tiện hơn. Sau này, nếu sức khỏe không còn tốt tôi sẽ vẫn bán thuốc, tiêm chó tại nhà", ông Toản chia sẻ.
Bác sĩ Hải cho biết trước đó gần 5 năm ông Toản vào viện trong tình trạng ung thư đại tràng giai đoạn 3. Hiện tại, ông đã ổn định sau 9 ngày điều trị tắc ruột dù vào viện muộn và có tình trạng hoại tử ruột.
Nam bệnh nhân vẫn sống khỏe mạnh sau nhiều năm mắc ung thư giai đoạn nặng. Ảnh: T.H.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh (74 tuổi, ở Từ Sơn) bị ung thư đại tràng đang điều trị tại viện cũng cho biết bản thân đã bước sang năm thứ 5 của ung thư đại tràng. Cách đó 5 năm, ông đau bụng nhiều, sút 8-9 kg trong vòng 10 tháng nên đã ra Hà Nội khám. Bác sĩ kết luận ông bị ung thư đại trực tràng, phải phẫu thuật. Do bảo hiểm y tế tại Bắc Ninh nên ông đã quay về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh chữa trị.
"Đến nay, tôi là bệnh nhân quen mặt tại khoa bởi vẫn đi tái khám như định kỳ. May mắn sức khỏe vẫn dẻo dai, điều trị gần nhà nên đi lại, chăm nom cũng thuận lợi hơn", bệnh nhân Vĩnh chia sẻ.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thiện Hòa, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, cho biết từ khi trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện K năm 2015, điều trị ung thư tại Bắc Ninh đã phát triển một bậc. Ngoài việc đầu tư trang thiết bị, nguồn nhân lực được các chuyên gia Bệnh viện K đã giúp tay nghề của các bác sĩ tăng lên rất nhiều. Hiện tại, trung tâm thường xuyên có khoảng 250 bệnh nhân điều trị.
Theo Zing
Người phụ nữ nhiễm chất độc da cam 32 năm chưa thể bước đi Chị Cam Ly đã mổ bỏ chân trái, nay phẫu thuật chân bên phải vì nhiễm trùng khớp. Chân trái đã cắt cụt, chân phải nhiễm trùng, các vết loét tì đè ở vùng mông khiến chị Bùi Thị Cam Ly khó nhọc đau đớn mỗi khi trở mình. Gần một tháng nay, người mẹ 60 tuổi Nguyễn Thị Mười luôn sát cánh...