Tướng Nhật muốn Mỹ ra mặt đối phó với TQ
Tướng Iwata cho rằng Mỹ và Nhật phải phối hợp để chống lại những cuộc tấn công tiềm tàng trên biển.
Ngày 14/10, một viên tướng cấp cao trong quân đội Nhật Bản đã kêu gọi Mỹ cần phải đứng ra chống lại sự “hung hăng” của Trung Quốc trong khu vực để thực hiện chính sách tái cân bằng lực lượng của mình.
Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển
Tướng Kiyofumi Iwata, Tham mưu trưởng lục quân Nhật Bản nói rằng “có những nước đang muốn dùng vũ lực thay đổi hiện trạng” trong khu vực, và “đó là thực tế mà chúng ta phải đối mặt”.
Sau đó, viên tướng đứng đầu lực lượng lục quân Nhật Bản nói rõ rằng ông muốn nói tới tuyên bố đơn phương thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông của Trung Quốc hồi năm ngoái, bao trùm cả nhóm đảo Senkaku đang do Nhật Bản kiểm soát.
Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã cảnh báo rằng bất cứ máy bay nước ngoài nào bay qua ADIZ này đều phải khai báo với nhà chức trách Bắc Kinh, nếu không phía Trung Quốc sẽ có “các biện pháp khẩn cấp” để ngăn chặn.
Tướng Iwata cho rằng cả Mỹ và Nhật Bản cần phối hợp với nhau để xây dựng các phương án “chống lại những cuộc tấn công tiềm tàng” trên các hòn đảo của Nhật Bản, đồng thời lên kế hoạch “tái chiếm những hòn đảo này nếu bị đối phương xâm chiếm”.
Theo tướng Iwata, Trung Quốc hiện đang là mối đe dọa chính đối với chiến lược tái cân bằng của Mỹ. Ông cho rằng Mỹ và Nhật Bản đã “học được bài học cay đắng” từ Thế Chiến II nên đã trở thành đồng minh của nhau theo hiệp ước Hợp tác và An ninh Chung năm 1952.
Tướng Iwata (phải) tới thăm một căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản
Ông nói rằng hiệp ước này là “cơ hội vô giá” để giúp các đồng minh chung tay chống lại kẻ thù xâm lược, và hiệp ước này càng được củng bố bằng động thái thay đổi cách giải thích hiến pháp của Nhật Bản vừa qua để có thể đưa quân ra nước ngoài bảo vệ đồng minh.
Video đang HOT
Trước đó, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cũng nhấn mạnh rằng “Nhật Bản cần phải thận trọng với các hoạt động thay đổi hiện trạng của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông”.
Ông Abe cũng đưa ra kế hoạch quốc phòng mới, trong đó Nhật sẽ chi 240 tỉ USD trong vòng 5 năm tới để mua sắm các trang thiết bị quân sự hiện đại như máy bay MV-22 Osprey, chiến đấu có F-35 và tàu đổ bộ để có thể tăng cường sức mạnh phòng thủ trên biển.
Tuy nhiên, những tuyên bố trên của tướng Iwata hoàn toàn trái ngược với chính sách do Nhà Trắng đưa ra và được tướng Vincent Brooks, một chỉ huy lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ đưa ra trong hội thảo về chiến lược tái cân bằng sang châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức ở Washington D.C.
Tại hội thảo này, các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng quan niệm về chiến lược xoay trục sang Thái Bình Dương của Mỹ nhằm “tái cân bằng với Trung Quốc” là sai, bởi Mỹ luôn coi Trung Quốc là một đối tác trong quá trình tái cân bằng.
Theo Khampha
Nhật Bản sở hữu hơn 200.000 quân, trên 100 tàu chiến, vài trăm máy bay
Sách trắng Phòng vệ Nhật Bản đã giới thiệu chi tiết về Quân đội Nhật Bản, gây lo ngại đặc biệt cho Trung Quốc, nhất là sách trắng viết quá dài về mối đe dọa TQ
Ngư lôi Type 97 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 5 tháng 8 công bố Sách trắng Quốc phòng phiên bản năm 2014, quan điểm của sách trắng đã gây bất mãn cho Trung Quốc.
Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc tuyên truyền, sách trắng ra đời đúng vào thời điểm xã hội Nhật Bản ngày càng hữu khuynh, nhiều động thái phá vỡ Hiến pháp hòa bình như dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể liên tục diễn ra.
Lực lượng Phòng vệ còn đang tiếp tục nhập khẩu trang bị tiên tiến, mức độ quan tâm của dư luận đối với thực lực quân sự của Nhật Bản tăng lên chưa từng có.
Theo lo ngại vô lý của báo Trung Quốc, sách trắng đã phác thảo ra một Lực lượng Phòng vệ, về danh thì không phải quân đội, nhưng thực tế là quân đội. Bài báo đặt câu hỏi: Rốt cuộc, mục tiêu nhằm vào ai?
Sách trắng Phòng vệ cho biết, đến ngày 31 tháng 3 năm 2014, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có 140.000 binh sĩ; Lực lượng Phòng vệ Trên không có khoảng 42.000 binh sĩ, 420 máy bay tác chiến; Lực lượng Phòng vệ Biển có 43.000 binh sĩ, 139 tàu chiến, tổng trọng tải là 453.000 tấn. Ngoài ra, 3 "quân chủng" Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản còn lần lượt có 31.000, 600 và 600 binh sĩ dự bị.
Diễn tập hỏa lực tổng hợp Fuji (ảnh tư liệu)
Sách trắng Phòng vệ năm 2014 đã đặc biệt giới thiệu chi tiết tình hình trang bị của Lực lượng Phòng vệ. Lực lượng Phòng vệ Mặt đất sở hữu 2.700 khẩu pháo không giật, 1.100 khẩu pháo cối (bách kích pháo), 500 khẩu pháo dã chiến, 600 khẩu rocket, 50 khẩu pháo cao xạ, 690 xe tăng và 970 xe bọc thép.
Xe tăng tiên tiến nhất là xe tăng chiến đấu Type 10 và Type 90. Xe bọc thép gồm có xe bọc thép Type 96 trang bị súng máy 12,7 mm, xe chiến đấu bộ binh Type 89 trang bị pháo bắn nhanh 35 mm và xe trinh sát Type 87.
Lực lượng Phòng vệ Mặt đất còn có lực lượng trên không, bao gồm: máy bay cánh cố định có 2 chiếc LR-1 và 7 chiếc LR-2, máy bay trực thăng vũ trang dùng để chống tăng có 70 chiếc AH-1 và 10 chiếc AH-64D, máy bay trực thăng trinh sát dùng để quan sát gồm có 84 chiếc OH-6D và 34 chiếc OH-1.
Lựu pháo tự hành Type 99 Nhật Bản
Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản chủ yếu gồm có Quân đoàn Phương Bắc Nhật Bản (thành phố Sapporo, Hokkaido), Quân đoàn Đông Bắc Nhật Bản (thành phố Sendai, tỉnh Miyagi), Quân đoàn Phương Đông Nhật Bản (thành phố Asaka, tỉnh Saitama), Quân đoàn Trung tâm Nhật Bản (thành phố Itami, tỉnh Hyogo), Quân đoàn Phương Tây Nhật Bản (thành phố Kumamoto, tỉnh Kumamoto) và Quân đoàn ứng phó khẩn cấp Trung tâm.
Lực lượng Phòng vệ Biển hiện có 47 tàu khu trục và tàu hộ vệ, 16 tàu ngầm, 29 tàu thủy lôi, 6 tàu tuần tra, 11 tàu vận tải và 30 tàu hỗ trợ. Lực lượng đường không phối thuộc gồm có 73 máy bay tuần tra P-3C, 43 máy bay trực thăng SH-60J và 42 máy bay trực thăng SH-60K.
Ngoài ra còn có máy bay trực thăng MH-53E và MCH-101 dùng để quét mìn. Lực lượng Phòng vệ Biển trong biên chế có đội tàu hộ vệ, lực lượng đường không, hạm đội tàu ngầm, căn cứ phân bố ở cảng Yokosuka, cảng Kure, cảng Sasebo, cảng Maizuru và cảng Ominato.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 do Nhật Bản tự chế tạo, sẽ thay thế P-3C mua của Mỹ
Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản ngoài 15 máy bay trực thăng vận tải CH-47J, các loại khác là máy bay cánh cố định, gồm 201 máy bay chiến đấu F-15J/DJ, 60 máy bay chiến đấu F-4EJ và 92 máy bay chiến đấu F-2A/B. Ngoài ra còn có 13 máy bay trinh sát RF-4E/EJ. Máy bay hỗ trợ có 4 máy bay tiếp dầu KC-767, 1 máy bay tiếp dầu KC-130H, 13 máy bay cảnh báo sớm E-2C và 4 máy bay cảnh báo sớm E-767.
Lực lượng Phòng vệ Trên không được phân thành Quân đoàn hàng không Phương Bắc, Quân đoàn hàng không Trung tâm, Quân đoàn hàng không Phương Tây, Đoàn hỗn hợp hàng không Tây Nam, ngoài ra còn có Đoàn chi viện hàng không, Đoàn huấn luyện hàng không, Đoàn phát triển và thử nghiệm hàng không.
Sách trắng này tiết lộ, chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản năm tài khóa 2014 (từ ngày 1 tháng 4 năm 2014 đến ngày 31 tháng 3 năm 2015) sẽ tiếp tục tăng năm thứ hai. Trong một loạt chương trình mua sắm mới, đáng chú ý nhất là 4 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35A.
Ngoài ra, Nhật Bản sẽ còn mua 3 máy bay tuần tra P-1, 2 máy bay trực thăng tuần tra SH-60K, 2 máy bay vận tải C-2, 3 máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạn UH-60J, 1 tàu khu trục, 1 tàu ngầm, 1 tàu quét mìn, 1 tàu cứu nạn tàu ngầm.
Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 do Nhật Bản chế tạo
Chương đầu tiên của sách trắng này tiến hành giới thiệu chính sách bảo đảm an ninh và sức mạnh quân sự của các nước Đông Á và các nước chủ yếu khác trên thế giới, trong đó chương giới thiệu riêng về Trung Quốc dài tới 21 trang, dài hơn nhiều so với nước khác.
Sách trắng cho rằng: "Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông là đã đơn phương thay đổi hiện trạng" và "vi phạm nguyên tắc tự do bay trên vùng biển quốc tế", "máy bay chiến đấu Trung Quốc nhiều lần tiếp cận không giới hạn hoạt động bay của máy bay Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản".
Ngoài ra, sách trắng còn nhấn mạnh: "Xung quanh các vấn đề như lãnh thổ, chủ quyền, quyền lợi kinh tế, tình hình &'vùng xám' đan xen giữa thời chiến và thời bình có xu thế tăng lên", "xu hướng hiện đại hóa, xây dựng lực lượng quân sự mạnh và tăng cường hoạt động của các nước xung quanh ngày càng rõ ràng", để bảo đảm hòa bình và an ninh của Nhật Bản, Nhật Bản cần tăng cường phòng vệ, phối hợp giữa khả năng phòng vệ tự thân và thể chế bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ, xây dựng "trạng thái phòng vệ chặt chẽ".
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Theo Giáo Dục
Quân đội Nhật Bản lên kế hoạch thành lập bộ phận giám sát vũ trụ Ngày 2-8, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này có kế hoạch sẽ thành lập một bộ phận giám sát vũ trụ vào khoảng năm 2019 và Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thông báo với Mỹ về kế hoạch này. Theo nguồn tin gần gũi với mối quan hệ song phương này, ban đầu, Lực lượng phòng vệ...