Tướng Nhanh nói về “hiệp sĩ đường phố”
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh chia sẻ một số vấn đề liên quan đến mô hình “hiệp sĩ đường phố” tại một số tỉnh phía Nam.
Sau khi các “hiệp sĩ” tại Bình Dương bị Công an triệu tập cách đây không lâu, nhiều ý kiến đặt ra về mô hình “hiệp sĩ đường phố” này. Chúng tôi có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội, người từng đưa ra mô hình phối hợp “liên quân” 141 rất hiệu quả ở Hà Nội.
Thưa Trung tướng, ông đánh giá thế nào về mô hình hoạt động của các “hiệp sĩ đường phố” ở một số tỉnh phía Nam thời gian qua?
Hiệp sĩ đường phố hay CLB phòng chống tội phạm thực chất đều là phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chính phủ đã có Nghị định và Bộ Công an hàng năm đều có kế hoạch chỉ đạo phong trào này.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, nguyên GĐ Công an TP. Hà Nội
Chúng ta đều biết, sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc muốn thành công, dứt khoát phải có sự đóng góp của cộng đồng, của mỗi người dân trong đó lực lượng công an là nòng cốt.
Khi tôi là GĐ Công an TP. Hà Nội, đã chỉ đạo công an các quận huyện tập trung xây dựng ở cấp phường những đội tự phòng, tự quản để hỗ trợ công an cấp phường cấp quận trong việc phát hiện, vây bắt tội phạm. Tổ chức những đội giống với mô hình săn bắt cướp tự nguyện, hiệp sĩ đường phố như ở các tỉnh thành phía Nam. Và trên thực tế đều phát huy hiệu quả.
Có ý kiến cho rằng, đã có công an là lực lượng chuyên nghiệp đấu tranh tội phạm, tại sao còn phải có mô hình hiệp sĩ?
Video đang HOT
Như tôi nói ở trên, lực lượng công an là nòng cốt nhưng không thể thiếu tai mắt của người dân. Không thể thiếu được sự đóng góp của người dân. Cho nên tôi đánh giá phong trào quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm là hết sức quan trọng.
Chúng ta không nên đặt vấn đề chuyên nghiệp hay phong trào quần chúng. Bởi lực lượng chuyên nghiệp làm việc của chuyên nghiệp, nhưng nhân dân cũng phải được động viên để tham gia phong trào phòng chống tội phạm.
Nhiều người vẫn biết, ông là “cha đẻ” của Kế hoạch 141 do Công an Hà Nội thực hiện và thu được kết quả tốt. Phải chăng, chúng ta nên nhân rộng mô hình này sẽ phát huy hiệu quả hơn là hiệp sĩ đường phố, một lực lượng thiếu chuyên nghiệp?
Không nhất thiết các địa phương đều triển khai như nhau. Và cũng tùy thời điểm, tùy theo tình hình từng tỉnh, thành phố có thể vận dụng.
Sở dĩ Hà Nội thành lập lực lượng 141 bởi lúc đó xuất hiện nhiều đối tượng càn quấy trên đường phố, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm thậm chí mang dao kiếm, mã tấu, súng. Khi va chạm giao thông, các đối tượng này sẵn sàng manh động, gây án, sẵn sàng gây ra những vụ giết người thương tâm. Và chúng sẵn sàng chống lại lực lượng CSGT. Mỗi năm xảy ra mấy trăm vụ chống đối CSGT. Với tình hình như vậy, nên buộc phải thành lập lực lượng thực hiện kế hoạch 141.
Lúc đó chúng tôi nghĩ, nếu một mình lực lượng CSGT không kham nổi. Nên phải đưa thêm CSCĐ, CSHS vào cuộc. Mỗi lực lượng có một nghiệp vụ riêng. Khi kết hợp đã tạo nên sức mạnh. Sau một năm, kế hoạch 141 đã đem lại niềm tin cho người dân và trở thành nỗi khiếp sợ cho bọn tội phạm.
Nếu thời gian tới mà tình hình an ninh trật tự tốt hơn, không còn những kẻ đua xe, côn đồ trên đường phố nữa, thì mô hình hoạt động 141 có thể không cần thiết. Chứ không nhất thiết tỉnh này có thì tỉnh kia cũng phải có.
Thời gian qua, đặc biệt là sau vụ việc hiệp sĩ Bình Dương, nhiều người cảm thấy dường như hiệp sĩ đường phố, những người trong phong trào quần chúng, đang làm thay việc của công an. Ông nghĩ sao về điều này?
Hiệp sĩ đường phố hay các đội nhóm trong phong trào quần chúng không thể làm thay nhiệm vụ của công an được. Họ không thể ra ngoài đường chặn xe ô tô, kiểm tra giao thông, kiểm tra tràn lan. Lực lượng này không thể ra chặn bắt người nọ người kia. Điều đó là không được!
Họ chỉ có tính chất hỗ trợ lực lượng công an. Ví dụ, có thể hỗ trợ công an phường, cảnh sát hình sự bí mật phục kích trên một địa bàn nào đó. Khi phát hiện cướp giật, họ cùng lực lượng công an truy đuổi, hỗ trợ vây bắt, áp giải. Nếu họ làm thay công an là vi phạm pháp luật.
Theo ông, nên triển khai như thế nào để mô hình hiệp sĩ cũng như các CLB phòng chống tội phạm mang lại hiệu quả cao mà không vi phạm pháp luật?
Theo tôi, cần huấn luyện cho lực lượng này kỹ năng vây bắt tội phạm. Ví dụ hướng dẫn cách phát hiện những đối tượng nghi vấn, truy đuổi như thế nào? phối hợp với lực lượng công an ra sao?
Ngoài ra, phải trang bị cho họ kiến thức pháp luật để trong quá trình vây bắt tội phạm, họ có đủ chứng cứ xứ lý và bản thân họ không trở thành kẻ phạm tội.
Sau cùng, mô hình ấy phải được quản lý thế nào? Ai là người quản lý? Điều đó phải được hợp thức bằng văn bản của nhà nước chứ không phải là ngẫu hứng mà tự thành lập ra rồi để mặc người ta tự quản lý. Ngay cả lực lượng 141 của Hà Nội chúng tôi vẫn luôn phải kiểm soát chặt chẽ, tháng nào cũng phải họp giao ban, rút kinh nghiệm. Bởi chỉ cần thiếu sự phối hợp, làm sai thì thành tích không thấy đâu mà lại rất tai tiếng, mất danh dự.
Xin cảm ơn Trung tướng!
Theo 24h
10 "Hiệp sĩ" Bình Dương gặp... rắc rối
Đinh Đắc Lộc (bên trái) - người nhờ các "hiệp sĩ" giúp đỡ. Khi các "hiệp sĩ" bị Công an quận 12 - TPHCM triệu tập làm việc thì ông Lộc tắt luôn ĐTDĐ!
Nhận lời giúp một người dân làm rõ có hay không người này bị tống tiền, 10 "hiệp sĩ" Bình Dương bị Công an quận 12 - TPHCM triệu tập làm việc với lý do... cưỡng đoạt tài sản!
Theo tường trình của "hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải, Đội trưởng CLB Phòng chống tội phạm (PCTP) phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một - Bình Dương, vào ngày 17/8, anh nhận được điện thoại của ông Đinh Đắc Lộc cho biết vào năm 2011 có cho thuê ô tô hiệu Innova biển số 52Z - 0540 nhưng người thuê không trả xe. Đến giữa tháng 8/2012, có người gọi điện báo là đang giữ chiếc ô tô, nếu muốn chuộc xe, ông Lộc phải đưa 240 triệu đồng.
"Trong lúc nói chuyện, ông Lộc cho biết đã gửi đơn đến một số cơ quan chức năng nhưng không thấy giải quyết. Sau đó, ông Lộc đưa tôi xem giấy tờ, hợp đồng cho thuê xe và cho biết đã rút 240 triệu đồng để đi chuộc xe vào tối cùng ngày ở TPHCM. Do sợ người thuê đem ô tô sang Campuchia bán nên ông Lộc không dám báo công an và cũng không dám đi một mình nên tha thiết nhờ các thành viên CLB giúp đỡ. Chúng tôi hình dung có khả năng đây là vụ tống tiền nên nhận lời giúp anh Lộc với động cơ trong sáng, không vụ lợi" - "hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải kể.
Tối 17/8, các "hiệp sĩ" đi cùng ông Lộc đến quán cà phê trên địa bàn quận 10 - TPHCM. Đến nơi, ông Lộc đi một mình vào quán, ngồi chung bàn với 2 nam, 1 nữ. Khi rời quán, ông Lộc nói đã đưa tiền theo yêu cầu của các đối tượng và đi cùng một "hiệp sĩ" để lấy ô tô, đồng thời cho biết đôi nam nữ đi chung đang giữ tiền nên nhờ các "hiệp sĩ" bám theo. Đến 23 giờ cùng ngày, khi tất cả rẽ vào địa bàn phường Trung Mỹ Tây, quận 12, ông Lộc báo đã thấy ô tô nhưng nhiều phụ tùng bị "luộc". Vì vậy, "hiệp sĩ" Hải yêu cầu ông Lộc lái xe về trụ sở công an gần nhất trình báo, đồng thời đề nghị đôi nam nữ được cho là đang giữ tiền về công an giải quyết.
Theo "hiệp sĩ" Hải: "Khi các bên liên quan cùng chiếc ô tô được đưa về Công an phường Trung Mỹ Tây, quận 12, chúng tôi trình bày và đề nghị công an tiếp nhận giải quyết. Thế nhưng cán bộ trực lại... từ chối và cho rằng việc xảy ra ở đâu, đem về đó giải quyết! Hoặc để hai bên (ông Lộc và đôi nam nữ) tự giải quyết. Khá bất ngờ trước kiểu làm việc này nên cả nhóm ra về. Riêng ông Lộc và đôi nam nữ vẫn ở tại công an phường" - "hiệp sĩ" Hải kể.
Bất ngờ ngày 6/9 (sau 19 ngày xảy ra vụ việc), Công an quận 12 triệu tập 10 thành viên CLB PCTP phường Phú Hòa, trong số này có cả bí thư chi bộ khu phố cũng bị triệu tập với lý do... cưỡng đoạt tài sản! "Nói chúng tôi cưỡng đoạt tài sản, không khác gì xúc phạm đến uy tín, danh dự của chúng tôi và gia đình.
Bởi vì không ai ngờ nghệch đến mức sau khi "cưỡng đoạt tài sản" lại đưa các đối tượng liên quan cùng ô tô đến giao nộp cho công an! Điều vô lý nữa là tại sao đêm 17/8, "bị hại" không tố cáo ngay tại công an phường? Chúng tôi yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ động cơ mà đối tượng tự nhận là "bị hại" đã tố cáo sai sự thật để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật"- "hiệp sĩ" Trần Anh Tuấn, Bí thư Chi bộ khu phố 1, phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, bức xúc.
Trao đổi với báo giới, đại úy Phan Ngọc Hoàng, Phó trưởng Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an quận 12, cho rằng đây là việc nhạy cảm, vẫn chưa xác minh xong và Công an quận 12 cũng đã thông báo đến cơ quan chủ quản CLB PCTP phường Phú Hòa. Đại úy Hoàng cho rằng các "hiệp sĩ" đã... tự tung tự tác, khi đi không báo cho chủ nhiệm CLB, dựa vào số đông áp đảo người khác. Do chỉ liên quan, nếu không công an đã bắt (!?).
Khi được hỏi vì sao không tiếp nhận vụ các "hiệp sĩ" trình báo vào đêm 17/8, thượng úy Thái Thanh Khởi, Phó trưởng Công an phường Trung Mỹ Tây, cho rằng mới về nhận nhiệm vụ được 3 tuần nên không nắm rõ. Còn cán bộ trực ban đêm 17/8 là thiếu tá Trần Văn Khạn. Ông Khởi cho biết thêm: Đến ngày 18/8, người phụ nữ đi chung người đàn ông được cho là cầm tiền gửi đơn tố cáo và phường chuyển lên công an quận.
Nhận đơn khiếu nại của các "hiệp sĩ", Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc Bộ Công an và Thanh tra Bộ Công an đã có văn bản thông báo chuyển vụ việc đến Công an quận 12 - TPHCM giải quyết theo quy định.
Theo 24h
Thông tin chính thức vụ 10 'hiệp sĩ' bị triệu tập Công an Q.12, TP.HCM đã có báo cáo chính thức đến Bộ Công an phía Nam và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương về vụ việc có liên quan đến 10 "hiệp sĩ đường phố" thuộc CLB phòng chống tội phạm P.Phú Hòa, TX.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (gọi tắt là "SBC Bình Dương") "Hiệp sĩ đường phố" là "đối...