Tượng nhà khoa học hai lần đạt giải Nobel được đặt tại bệnh viện K
Sáng 9/8, tượng nhà khoa học Marie Sklodowska-Curie – người tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng phóng xạ trong y học như một phương tiện quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư đã được hoàn thành, đặt trang trọng tại Bệnh viện K (Quán Sứ – Hà Nội).
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, bệnh viện K ra đời từ tiền thân là Viện Curie Đông Dương từ năm 1923. Và ngay trong những ngày đầu thành lập Viện, nhà khoa học Marie Curie hỗ trợ những tuýp thuốc từ Pháp về Việt Nam điều trị cho bệnh nhân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng ông Olivier Sigaud, Phó Đại sứ nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam bên bức tượng nhà khoa học Marie Sklodowska-Curie.
Bà là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan-Pháp. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng đây là sự kiện rất ý nghĩa để ghi nhận, tôn vinh, tri ân những công lao to lớn của nhà khoa học Marie Curie với khoa học, với chuyên ngành ung thư và cũng là niềm tự hào của Bệnh viện K ra đời từ tiền thân là Viện Curie Đông Dương từ năm 1923.
Bộ trưởng Tiến cho biết, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ của Cộng hòa Pháp trong việc đào tạo cho Việt Nam hơn 3.000 bác sỹ nội trú Việt Nam tại Pháp và 1.500 bác sỹ sau đại học tại Việt Nam. Các bác sỹ được đào tạo đều đã trở thành những giáo sư, bác sỹ giỏi, các chuyên gia y tế đầu ngành và rất nhiều trong số đó là những lãnh đạo chủ chốt của ngành y tế Việt Nam.
Tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác, ung thư đang là một gánh nặng. Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.
Video đang HOT
Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 49 năm kể từ khi chính thức thành lập Bệnh viện K, đến nay, Bệnh viện K đã trở thành Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành ung bướu của cả nước với 03 cơ sở khang trang, hiện đại, quy mô 2.400 giường bệnh.
Không chỉ nỗ lực trong phòng chống ung thư, Bệnh viện K còn góp phần cùng với các đồng nghiệp xây dựng hoàn thiện khoa ung bướu ở nhiều tỉnh, thành phố hình thành mạng lưới phòng chống ung thư quốc gia, phụ trách chỉ đạo tuyến cho 8 bệnh viện chuyên ngành, 69 trung tâm/khoa/đơn vị ung bướu, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh ung bướu của người dân.
Bệnh viện cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống và phát hiện sớm ung thư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tăng 5 – 10% tỷ lệ bệnh nhân ung thư được phát hiện sớm đồng thời giảm tỷ lệ tử vong của một số loại ung thư: vú, cổ tử cung, khoang miệng, đại trực tràng; nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư. toàn xã hội.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025. Phấn đấu đến năm 2025, 100% UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch và đầu tư kinh phí triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương; 70% người trưởng thành hiểu biết về bệnh ung thư ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng, kinh tế, xã hội của đất nước, cũng như các nguyên tắc phòng, chống bệnh;…
Giảm 30% tỷ lệ hút thuốc ở người trưởng thành so với năm 2015; giảm tỷ lệ hút thuốc ở nhóm vị thành niên xuống còn 3,6%; giảm 10% tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại ở người trưởng thành so với năm 2015; 40% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm; giảm 20% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do bệnh ung thư so với năm 2015… 90% cơ sở y tế dự phòng bảo đảm cung cấp các dịch vụ thiết yếu phòng chống bệnh theo quy định…
Tú Anh
Theo Dân trí
Phương pháp mới phát hiện tổn thương ung thư dạ dày chỉ qua nội soi
Khi tiến hành nội soi dạ dày trong khoảng 10 phút sẽ rà soát được mọi ngóc ngách của dạ dày, với khoảng 50 kiểu ảnh cho phép phát hiện những tổn thương trong dạ dày dưới 1cm, thậm chí nhỏ 0,3 - 0,5cm. Đặc biệt, khi đánh giá tổn thương theo tiêu chuẩn, bác sĩ có thể tiến hành cắt lớp niêm mạc tổn thương ngay trong lần nội soi.
Ngày 21/6, Bệnh viện K tổ chức chương trình Truyền hình trực tuyến "Cắt hớt niêm mạc dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày sớm ESD" với sự tham gia trực tiếp của chuyên gia Nhật Bản.
TS.BS Kohei Takizawa, Trưởng đơn vị nội soi đường tiêu hóa trên, Trung tâm nội soi, Bệnh viện ung thư Shizuoka Nhật Bản và các bác sĩ Khoa Nội soi thăm dò chức năng bệnh viện K đã phối hợp thực hiện mổ trình diễn cắt hớt niêm mạc dạ dày cho người bệnh 71 tuổi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đang điều trị tại bệnh viện K.
Các bác sĩ thực hiện ca nội soi, cắt hớt niêm mạc tổn thương sớm ung thư cho bệnh nhân tại BV K. Ảnh: H.Hải
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp. Theo GLOBOCAN (ghi nhận ung thư thế giới) năm 2012 có khoảng 952.000 ca ung thư dạ dày mới mắc, đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư hay gặp (sau ung thư phổi, vú, đại trực tràng, tiền liệt tuyến).
Số liệu tại Mỹ ước tính năm 2017 nước Mỹ có khoảng 28.000 ca ung thư dạ dày mới mắc và khoảng 10.960 ca tử vong do bệnh này.
Điều trị ung thư dạ dày là điều trị đa mô thức: Phẫu thuật, hóa chất, tia xạ, điều trị đích, trong đó Phẫu thuật đã và đang đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị ung thư dạ dày nhưng hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào việc phát hiện sớm.
Theo TS.BS Bùi Ánh Tuyết, Trưởng khoa Nội soi thăm dò chức năng (BV K) ,việc phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm là yếu tố tiên quyết cho việc điều trị đạt hiệu quả tối đa. Tuy nhiên tại Việt Nam tỉ lệ phát hiện sớm ung thư dạ dày thấp, chỉ khoảng 10% bệnh nhân K dạ dày được phát hiện sớm qua nội soi.
Chẩn đoán sớm ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nội soi, với nội soi thông thường trước đây thường chỉ tiến hành ghi lại khoảng 10 hình ảnh nhưng với phương pháp chẩn đoán mới mỗi bệnh nhân nội soi dạ dày trong vòng 10 - 15 phút. Trong thời gian đó chụp được khoảng 50 cái ảnh, rà soát ống soi đến tất cả góc cạnh của dạ dày, không bỏ sót bất cứ vị trí nào trong dạ dày nên tìm được tổn thương sớm.
Hệ thống máy soi có kỹ thuật khuếch đại ánh sáng và nhuộm màu sẽ phát hiện những tổn thương rất nhỏ dưới 1cm, thậm chí 0,3 - 0,5cm, chọn đúng vị trí sinh thiết, 1 - 2 mảnh là có thể chẩn đoán ung thư dạ dày.
Sau khi phân loại trên nội soi theo tiêu chuẩn hiệp hội nội soi Nhật Bản, những tổn thương nào ở giai đoạn sớm có thể tiến hành cắt hớt dưới niêm mạc qua nội soi mà không phải mổ can thiệp cắt đoạn dạ dày.
Với phương pháp cắt tách dưới niêm mạc (ESD) sẽ giúp bệnh nhân bảo tồn được toàn bộ dạ dày, chỉ sau 2 ngày bệnh nhân có thể ra viện. Điều trị thuốc thông thường sau 1 tháng tổn thương nội soi khỏi.
Nội soi cắt lớp niêm mạc ung thư dạ dày
Đây là thủ thuật can thiệp tối thiểu điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa được thực hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào những năm 1990. Phương pháp này giải quyết được những hạn chế của phương pháp cắt bỏ niêm mạc thông thường, với các ưu điểm là: sang chấn tối thiểu, bảo tổn đường tiêu hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Theo thống kê của Hiệp hội nội soi Nhật Bản, trên 50% người bệnh mắc ung thư dạ dày tại Nhật Bản được phát hiện ở giai đoạn sớm và sau khi can thiệp ESD thì tỷ lệ sống trên 5 năm của nhóm bệnh nhân này đạt hơn 95%.
Tại Việt Nam phẫu thuật cắt hớt niêm mạc dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày sớm ESD mới được thực hiện tại BV K. Trước đó, các bác sĩ Khoa Nội soi thăm dò chức năng, Bệnh viện K đã tham gia khóa đào tạo kĩ năng phát hiện và chẩn đoán ung thư sớm dạ dày với các chuyên gia Nhật Bản, qua đó các bác sĩ phát hiện được 25 trường hợp tổn thương nghi ngờ ung thư sớm từ đó đưa ra hướng điều trị kịp thời và hiệu quả cho người bệnh.
TS Tuyết khuyến cáo, với bệnh nhân có triệu chứng việc đi khám, nội soi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng thực tế có những bệnh nhân ung thư dạ dày không có biểu hiện triệu chứng. Vì thế, với người trên 50 tuổi, có HP dương tính dù không biểu hiện triệu chứng mỗi năm nên đi nội soi 1 lần để phát hiện những tổn thương dạ dày mãn tính như viêm teo dạ dày, loạn sản niêm mạc dạ dày,
Hồng Hải
Theo Dân trí
Ngỡ đau khớp hoá khối u hiếm gặp Hơn một năm qua, anh Hoàng Đình H. (28 tuổi, Bắc Giang) chịu đựng những cơn đau khớp háng đến mức đi lại khó khăn. Vốn chỉ nghĩ đơn giản bệnh khớp, không ngờ các bác sĩ phát hiện anh bị ổ cối xương chậu hiếm gặp Đến khi không chủ động đi lại được, phải di chuyển phụ thuộc vào nạng thì...