Tướng Nguyễn Quốc Thước: “Họ đang muốn xây dựng Trung Quốc thứ 2 trên Biển Đông”
“Tổ tiên giao cho chúng ta cái gì thì chúng ta phải đấu tranh, giữ gìn bằng được. Những gì đã mất nhất định phải đòi lại. Muốn đòi được thì đất nước phải mạnh lên. Tổ quốc là vĩnh viễn. Lợi ích của Tổ quốc là tối thượng”.
LTS: Liên quan đến sự kiện sáng 21/5, kênh truyền hình CNN công bố video cho thấy máy bay trinh sát của Mỹ nhiều lần bị Hải quân Trung Quốc xua đuổi khi bay trên khu vực đảo đá Trung Quốc chiếm đóng trái phép. PV đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nguyên Đại biểu Quốc hội.
“Mỹ đang bảo vệ lợi ích của họ”
Thưa Trung tướng, ông đánh giá như thế nào tình hình Biển Đông hiện nay việc Mỹ đưa máy bay trinh sát bay qua khu vực bãi đá Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Tôi xin nói một vấn đề xuất phát từ việc này. Năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhiều người lính phía Việt Nam Cộng hòa khi đó đã chống lại.
Có hai quan điểm rất khác nhau. Có ý kiến cho rằng những người lính như vậy không thể là những người yêu nước được vì họ là người lính ngụy. Nhưng tôi cho rằng đó là những người yêu nước. Hoàng Sa là mảnh đất của Việt Nam, ai đến xâm phạm mảnh đất đó thì những người Việt Nam nào chống lại kẻ xâm lược đó đều là những người yêu nước.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
Không thể nói những người cộng sản chống ngoại xâm là yêu nước còn người lính ngụy chống ngoại xâm lại không phải yêu nước. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.
Bãi đá Chữ Thập do ai chiếm? Rõ ràng, Trung Quốc chiếm bãi đá Chữ Thập của Việt Nam. Vậy bất kỳ nước nào kiên quyết chống Trung Quốc trong việc này thì đó là người bạn của VN. Hiện nay các nước trên thế giới đang cùng nhau lên tiếng để chống lại ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Theo ông, chúng ta cần nhìn nhận thế nào trước việc Mỹ đưa máy bay trinh sát săn ngầm ra bãi đá Chữ Thập mà Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép của chúng ta?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Thực tế là Mỹ đang bảo vệ lợi ích của chính họ. Nhìn nhận việc đó gắn với tính hình VN và tình hình hiện nay ở Biển Đông thì có lợi cho VN. Nếu không ai đụng đến, thế giới “ngậm tăm” thì Trung Quốc sẽ chèn ép các nước Việt Nam, Philipppines và Malaysia…
Nhưng thưa Trung tướng, đảo đó thuộc chủ quyền của VN, vậy việc đưa máy bay vào khu vực chủ quyền của chúng ta cần được nhìn nhận, đánh giá như thế nào?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Chúng ta phải cảnh giác. Điều đó xuất phát từ ý kiến cho rằng nếu hôm nay, Mỹ bay vào phạm vi 12 hải lý của khu vực đang do Trung Quốc chiếm đóng trái phép thì sau này, khi chúng ta lấy lại được thì họ cũng có thể bay vào. Mỹ có lợi ích riêng của Mỹ trong vấn đề ở Biển Đông.
Video đang HOT
Nhưng đối với việc chúng ta đang đấu tranh Trung Quốc không được cải tạo vùng đảo họ chiếm giữ trái phép của chúng ta, ai phản đối Trung Quốc, đó đều là bạn của chúng ta.
Thưa Trung tướng, chúng ta phải hiểu từ “cảnh giác” trong bối cảnh hiện nay như thế nào?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Cảnh giác ở đây không phải là nghi ngờ lẫn nhau. Nghi ngờ thì không thể nào quan hệ đối ngoại với nhau được. Đối với Trung Quốc và Mỹ, chúng ta phải vừa hợp tác, vừa cảnh giác để chúng ta không bị lợi dụng bởi bất kỳ ai.
Dưới góc độ của một nhà quân sự, Trung tướng đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm của hành động xây dựng trái phép Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Nguy hiểm lắm. Nhiều lần tôi nói: Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương – 981 vào Biển Đông chỉ là việc nhỏ so với việc họ chiếm các bãi đá chìm của Việt Nam. Họ đang cải tạo thành những khu vực rộng lớn mà không cẩn thận, sẽ có một nước Trung Quốc thứ 2 trên Biển Đông. Việc này chúng ta phải kiên quyết đấu tranh.
Còn đối với Mỹ, sau này, nếu Mỹ đưa máy bay vào vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam thì Việt Nam sẽ kiên quyết chống. Còn việc họ đang tìm cách hạn chế ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc thì ta hoan nghênh.
Trung tướng đánh giá như thế nào khi có ý kiến cho rằng việc TQ mở rộng xây dựng trái phép tại Trường Sa là để tiến tới thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông (ADIZ)? Ý đồ thực sự của TQ sau những hành động này là gì?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Tất cả những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là để thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông, hiện thực hóa “đường lưỡi bò”.
Trung Quốc đang muốn xây dựng một Trung Quốc thứ hai trên Biển Đông.
Trong việc này, không chỉ Việt Nam mà cả ASEAN và thế giới phải cùng lên tiếng để tìm một giải pháp có thể chấp nhận được, không để cho Trung Quốc hay bất kỳ một nước nào độc chiếm Biển Đông.
“Lợi ích Tổ quốc là vĩnh viễn”
PV: Vấn đề tại Trường Sa cần cách tiếp cận đa phương. Và việc quan tâm nhiều hơn đến khu vực Biển Đông sau tuyên bố xoay trục sang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ đã thấy một xu hướng mới tại vùng biển này. Với Việt Nam, chúng ta phải chú ý điều gì, thưa Trung tướng?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do ông cha ta để lại cho chúng ta. Hôm nay chưa đòi được thì mai đòi. Thế kỷ này chưa đòi được thì thế kỷ sau chúng ta đòi. Trước đây, sau một nghìn năm Bắc thuộc, chúng ta không bị đồng hóa và đã lấy lại được giang sơn của chúng ta.
Tổ tiên giao cho chúng ta cái gì thì chúng ta phải đấu tranh giữ gìn bằng được. Những gì đã mất nhất định phải đòi lại. Muốn đòi được thì đất nước chúng ta phải mạnh lên. Dân tộc Việt Nam phải đoàn kết làm một. Không bao giờ để mất một tấc đất của tổ tiên.
Chúng ta phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
Trung tướng vừa nói đến đoàn kết dân tộc. Trong dịp kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015), một vấn đề được nhắc đến rất nhiều là vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc…
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Những ai mà còn yêu Tổ quốc, chống lại những thế lực muốn xâm lược Việt Nam thì đó là những người yêu nước dù chính kiến của họ ra sao. Chỉ có như vậy mới hòa hợp dân tộc được.
Bài học từ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến nay vẫn còn ý nghĩa. Ngày đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đoàn kết dân tộc bằng cách gác lại nhiệm vụ “Phản phong” (chống phong kiến) và tập trung nhiệm vụ “Phản đế” (chống xâm lược). Và kết quả là chúng ta đã giành được những thắng lợi rất quan trọng.
Tổ quốc là vĩnh viễn. Lợi ích của Tổ quốc là tối thượng.
Xin trân trọng cảm ơn Trung tướng đã trả lời phỏng vấn!
Theo Dân Trí
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: 18 tháng chưa đủ rèn luyện chiến sĩ thuần thục
Để có thông tin đa chiều về một số điểm mới của Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), NTNN đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (ảnh) - nguyên Tư lệnh quân khu IV, Đại biểu quốc hội (các khóa VIII, IX, X).
Thưa Trung tướng, Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) trước đây quy định thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 18 tháng, nay Dự thảo Luật NVQS (sửa đổi) nâng lên 24 tháng. Theo Trung tướng quy định này có phù hợp?
Thanh niên Hà Nội ên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Giang Huy
- Cách đây mười mấy năm, khi còn là đại biểu Quốc hội, tôi đã không đồng ý thời hạn nghĩa vụ quân sự là 18 tháng bởi kẻ thù của chúng ta luôn luôn là những nước lớn, hơn hẳn chúng ta về trang thiết bị kỹ thuật, về lực lượng, vì vậy chiến sĩ của ta cần phải được rèn luyện thật cao, đến mức điêu luyện, trình độ kỹ thuật, chiến thuật thật giỏi để có thể 1 đánh 10. 18 tháng thì chưa đủ rèn luyện chiến sĩ thuần thục kỹ - chiến thuật ở mức độ cao.
Hơn nữa, hiện nay chiến tranh là chiến tranh công nghệ cao, khác hẳn thời ta đánh Mỹ, do đó yêu cầu rèn luyện cũng phải cao hơn gấp bội, 24 tháng nghĩa vụ quân sự là phù hợp với điều kiện hiện nay. Thực ra, để có một đội quân chuyên nghiệp phải cần từ 30 - 36 tháng, nhưng nền kinh tế của ta chưa cho phép nên có thể chấp nhận 24 tháng với điều kiện là trình độ huấn luyện thật giỏi, tốt. Riêng hải quân, không quân, tên lửa, cần kéo dài thời gian hơn nữa vì đây là ngành cần đào tạo công nghệ cao, cần có thời gian để làm chủ vũ khí-khí tài hiện đại.
Còn vấn đề tăng độ tuổi gọi công dân nhập ngũ từ 25 lên 27 tuổi?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước Nguyên Tư lệnh quân khu IV
Kẻ thù của chúng ta luôn luôn là những nước lớn, hơn hẳn chúng ta về trang thiết bị kỹ thuật, về lực lượng, vì vậy chiến sĩ cần phải được rèn luyện thật cao, đến mức điêu luyện, trình độ kỹ thuật, chiến thuật thật giỏi để có thể 1 đánh 10".
- Hiện nay thanh niên, sinh viên có nhiều người muốn tham gia quân đội để rèn luyện, thử thách. Quân đội chính là trường học để họ có thể trau dồi, kiểm nghiệm kiến thức và thử thách bản thân. Ra khỏi quân đội, quá trình rèn luyện đó chính là động lực để họ có thể đạt tới những hoài bão trong cuộc sống. Nếu chỉ lấy thanh niên nhập ngũ ở lứa tuổi 25 trở xuống thì rất nhiều trí thức tốt nghiệp đại học sau 25 tuổi sẽ "lọt lưới", và như vậy sẽ thiếu đi một lực lượng lớn trí thức phục vụ quân đội. Trong những cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay cần rất nhiều những trí thức tham gia để làm chủ các trang thiết bị hiện đại, cho nên việc đưa tuổi nghĩa vụ quân sự lên 27 là rất tốt. Sinh viên nên tham gia vào quân đội để trải nghiệm và học tập nhiều điều trong môi trường quân đội.
Dự thảo Luật NVQS sửa đổi quy định chỉ tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh, sinh viên học đại học chính quy. Trung tướng có cho rằng như vậy là hợp lý?
- Nếu tạm hoãn tất cả thì chúng ta sẽ thiếu một lượng lớn thanh niên cho quân đội, vì vậy đây là cách điều chỉnh sao cho hợp lý chứ không phải là phân biệt đối xử. Các sinh viên học đại học chính quy sẽ đi nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước vẫn đặt lên hàng đầu.
Mong Quốc hội vì nhu cầu lâu dài của quân đội cần quan tâm đến lực lượng nghĩa vụ quân sự để đào tạo cho đất nước lực lượng dự bị hùng hậu. Nếu chiến tranh xảy ra thì lực lượng dự bị này có thể chuyển thành những người lính điêu luyện làm chủ mọi kỹ-chiến thuật của cuộc chiến hiện đại. Và chúng ta sẽ luôn có những người lính điêu luyện để bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng của mình.
Xin cảm ơn Trung tướng!
Nâng độ tuổi gọi nhập ngũ là cần thiết
Nhiều năm trong quân ngũ, tôi thấy quân đội là môi trường rất tốt để rèn luyện tính kỷ luật, tác phong. Trong quân ngũ ta thấy được ý nghĩa cao cả tình đồng đội, sự hy sinh và lớn hơn là trách nhiệm của công dân đối với bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Điều này rất cần cho một thanh niên bước vào đời. Và càng cần cho một sinh viên - nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng cho tương lai của đất nước. Tôi đồng ý việc tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với sinh viên đại học chính quy. Nhưng sau khi tốt nghiệp nhất thiết sinh viên phải thực hiện NVQS. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh đất nước ta - một đất nước luôn bị kẻ thù nhòm ngó.
Đoàn Đại Giang(cựu chiến binh, xã Giao Long, Giao Thủy, Nam Định)
Là bộ đội nghĩa vụ, chúng tôi nghĩ được ở lại thêm quân ngũ 6 tháng là một điều may mắn. Trước kia bộ đội Trường Sa 3 năm mới được về lại đất liền, nay chúng tôi ở lại thêm 6 tháng thì càng có cơ hội để được rèn luyện trong môi trường nghiêm túc, được học hỏi kinh nghiệm sống của các bậc đàn anh, và quan trọng hơn là chúng tôi vẫn được đầy đủ chế độ, từ tiền ăn, tiền phụ cấp, tiền độc hại...
Chiến sĩ Nguyễn Đức Anh (đóng quân tại Đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa)
Thời chúng tôi đi chống Mỹ có những tân binh 34 tuổi vẫn vào bộ đội, quan trọng là khi đất nước cần công dân xả thân vì Tổ quốc, thì mọi người đều sẵn sàng ra trận. Kinh nghiệm của lính chiến, càng lớn tuổi càng có nhiều kinh nghiệm khi tham gia chiến đấu; do vậy tôi ủng hộ việc nâng độ tuổi của người gọi nhập ngũ lên 27 tuổi.
Nguyễn Văn Thế (cựu chiến binh, Yên Lạc, Vĩnh Phúc )
Theo Dân Việt
Trung Quốc rút giàn khoan, mừng cái gì? Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cảnh báo, Trung Quốc xưa nay rất mưu mô, đừng thấy họ di chuyển giàn khoan mà vội vui mừng. "Trung Quốc xưa nay rất mưu mô. Đừng thấy họ di chuyển giàn khoan mà vội vui mừng, đừng ảo tưởng rằng Trung Quốc thôi thực hiện mưu đồ chiếm biển Đông", Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên...