Tướng Nguyễn Quốc Thước: Đảo nhân tạo của TQ còn nguy hiểm hơn 981 nhiều
“Việc biến bãi đá thành pháo đài quân sự của Trung Quốc còn có tính chất nguy hiểm hơn, căng thẳng hơn, quyết liệt hơn so với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 trước đây”.
Trung Quốc đang cấp tập biến những bãi đá thành pháo đài quân sự trên quần đảo Trường Sa
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh quân khu 4 trao đổi với phóng viên trước việc Trung Quốc mở rộng ở Biển Đông, cấp tập biến những bãi đá thành pháo đài quân sự.
Việc Trung Quốc tăng tốc biến các bãi đá thành pháo đài quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam được đánh giá là một “mưu đồ hung hăng áp đặt chủ quyền trong khu vực”. Ông nhìn nhận, đánh giá thế nào về hành động này từ phía Trung Quốc?
Lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần trao đổi với nhà lãnh đạo Việt Nam, thống nhất hai bên không làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông. Chúng ta hoàn toàn hoan nghênh quan điểm đó. Tuy nhiên trên thực tế vừa qua, Trung Quốc lại có những hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông bằng việc xây dựng nhiều công trình rất lớn ở các bãi đá, đảo Gạc Ma, Chữ Thập…
“Nếu những sân bay, căn cứ quân sự đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc phòng ở Việt Nam và các nước trong khu vực, vì khu vực này nằm rất gần với các đảo của ta ở khu vực Trường Sa. Đó không phải là một ý đồ dân sự, hay kinh tế mà thực chất là ý đồ quân sự của Trung Quốc, uy hiếp trực tiếp hàng ngày, hàng giờ đến khu vực Trường Sa” – Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
Nếu theo những gì Trung Quốc nói thì phải để nguyên trạng tất cả những bãi đá. Vì theo DOC thì không được cải tạo các đảo nhân tạo. Tuy nhiên đến bây giờ họ lại làm ngang ngược như vậy. Nghĩa là họ nói một đằng nhưng lại làm một nẻo.
Không phải chỉ Việt Nam, Philippines, hay ASEAN mà tất cả những nước liên quan đến vấn đề giao lưu trên Biển Đông đều phản đối cả. Lời nói không đi với hành động như vậy từ phía Trung Quốc có làm chúng ta và thế giới tin tưởng họ ở những việc khác hay không?
Không ai có thể chấp nhận một hành động ngang ngược như vậy từ phía Trung Quốc! Để giữ được ổn định Biển Đông, trước hết Trung Quốc phải làm đúng như họ nói.
Video đang HOT
Có ý kiến cho rằng, nếu các cơ sở hạ tầng như sân bay, căn cứ hậu cần của Trung Quốc đi vào hoạt động trong năm sẽ khiến Bắc Kinh thiết lập chỗ đứng vững vàng tại vùng biển khu vực Đông Nam Á? Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vùng biển cũng như vấn đề an ninh của Việt Nam và các nước trong khu vực, thưa ông?
Việc họ đổ tiền ra làm các căn cứ quân sự, có đường băng, hải cảng nhằm phục vụ mục đích quân sự. Ý đồ của Trung Quốc là muốn độc chiếm Biển Đông. Ngoài căn cự hậu cần họ còn ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự để phục vụ mưu đồ này. Không ai có thể chấp nhận một hành động ngang ngược như vậy.
Nếu những sân bay, căn cứ hậu cần đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc phòng ở Việt Nam và các nước trong khu vực, vì khu vực này nằm rất gần với các đảo của ta ở Trường Sa. Đó không phải là một ý đồ dân sự, hay kinh tế mà thực chất là ý đồ quân sự của Trung Quốc, uy hiếp trực tiếp hàng ngày, hàng giờ đến khu vực Trường Sa. Bởi những vị trí Trung Quốc đang xây dựng nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Không ai chấp nhận hành động ngang ngược như vậy của TQ
Theo ông, ngoài Việt Nam, quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng tiếp theo từ những việc làm trên từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc?
Ảnh hưởng trực tiếp là Việt Nam, kế đến là Philippines. Đồng thời khu vực này nằm gần như ở rốn của khu vực Trường Sa, có thể chia cắt đảo Trường Sa, nên ngoài uy hiếp Việt Nam và Philippines, tiếp nữa có thể kể đến Malaysia. Nếu kéo dài nữa còn có thể là Brunei, Indonesia…
Tôi phải nhắc lại rằng, hành động ngang ngược trên của Trung Quốc chính là nhằm hiện thực hóa “đường lưỡi bò”, phục vụ cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Chúng ta cần phải làm gì trước hành động ngang nhiên này từ phía Trung Quốc, thưa ông?
Tôi được biết phía Bộ Ngoại giao đã 2 lần lên án việc làm này từ phía Trung Quốc. Tại những hội nghị quốc tế, các nhà ngoại giao, lãnh đạo của chúng ta cũng đã đề nghị phải giữ nguyên trạng các địa điểm ở Hoàng Sa, Trường Sa, không được làm phức tạp tình hình.
Chính phủ đã nói việc đưa ra tòa án quốc tế là một phương án, còn thời điểm nào chúng ta sẽ cân nhắc. Song tinh thần của chúng ta là phải đấu tranh bằng mọi biện pháp, kể cả về ngoại giao, pháp lý, kể cả đấu tranh trên thực địa…
Ông nhìn nhận đánh giá như thế nào về mức độ và tính chất nghiêm trọng giữa việc xây dựng các bãi đá thành căn cứ quân sự, với vụ giàn khoan Hải Dương 981 trước đây?
Việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ra Biển Đông là hiện tượng cụ thể, còn việc xây dựng trên là hành động trắng trợn hơn nhiều. Giàn khoan Hải Dương 981 chỉ là một điểm ở khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, còn việc xây dựng ở đây thuộc quần đảo Trường Sa – nằm trong trung tâm quẩn đảo Trường Sa của chúng ta.
Tôi cho rằng, hành động trên của Trung Quốc còn có tính chất nguy hiểm hơn, căng thẳng hơn, quyết liệt hơn so với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 trước đây.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
Tướng Thước phản đối kịch liệt "Dự án của Trung Quốc trên đèo Hải Vân"
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng đèo Hải Vân là khu vực cực kỳ trọng yếu của đất nước nên Việt Nam phải làm chủ hoàn toàn vị trí đó.
Liên quan đến thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở khu vực Cửa Khẻm - mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải Vân, vị trí rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV về vấn đề này.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khẳng định mạnh mẽ: "Tôi hoàn toàn phản đối việc cho nước ngoài vào làm kinh tế tại vị trí xung yếu đó".
Theo tướng Thước, làm kinh tế mà có lợi cho quốc gia thì không ai phản đối bởi đất nước càng ngày càng mạnh lên. Nhưng nếu làm kinh tế mà không nghĩ đến Quốc phòng - An ninh thì có cái lợi trước mắt đó nhưng cái hại lại về lâu dài.
"Thực tế trên địa bàn Quân khu IV, thời nhà Nguyễn, đã bị chia cắt một lần ở sông Gianh; trong thời kỳ cách mạng đất nước bị chia cắt bởi sông Bến Hải. Tuy nhiên, địa thế chiến lược này vẫn không trọng yếu bằng đèo Hải Vân.
Vừa qua, đồng chí Trung tướng Lê Chiêm - Tư lệnh quân khu V phát biểu phản đối việc này với lý do mũi đèo đó nhô ra ngoài biển và uy hiếp trực tiếp tới Đà Nẵng. Nói như vậy là đúng nhưng chưa đủ. Ảnh hưởng tới Đà Nẵng chỉ là một vế rất nhỏ.
Đèo Hải Vân kéo dài ra biển là một địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng không chỉ liên quan đến Đà Nẵng và Huế, không chỉ liên quan đến quân khu V và quân khu IV mà liên quan đến vấn đề thống nhất về địa lý quốc gia. Đó thực sự là một điểm huyệt cực kỳ quan trọng với An ninh - Quốc phòng",vị tướng này nói.
Tướng Thước phân tích thêm: "Nhìn xa hơn, mũi nhô ra biển ở đèo Hải Vân nhìn thẳng sang đảo Hải Nam (Trung Quốc)".
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhớ lại: "Trở lại thời gian trước đây khi tôi còn làm Tư lệnh quân khu IV, quân khu IV và quân khu V đều muốn nhận quyền quản lý đèo Hải Vân. Quân khu V có ý kiến ra Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đoàn Khuê rằng nếu không giao đèo Hải Vân cho quân khu V thì Đà Nẵng thấy chưa yên tâm.
Khi đó, tôi đã nói rằng bao quát được đèo Hải Vân không chỉ bao quát được quân khu V mà còn bao quát được quân khu IV. Lúc tôi và đồng chí Phan Hoan (là Tư lệnh quân khu V khi đó) làm việc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đoàn Khê, tôi nói rằng đèo Hải Vân liên quan đến An ninh - Quốc phòng của quốc gia của Việt Nam không riêng của quân khu nào. Đèo Hải Vân nằm tiếp giáp giữa hai quân khu, vì thế cả hai quân khu đều phải tập trung chứ không chỉ có quân khu nào. Bộ trưởng Đoàn Khê lúc đó rất đồng ý với ý kiến đó".
Một lần nữa, tướng Thước khẳng định: "Bất kỳ một tổ chức nước ngoài nào cũng không được phép làm kinh tế tại khu vực đó. Tại đó có thể làm kinh tế nhưng phải là do doanh nghiệp của Việt Nam tiến hành. Việt Nam phải làm chủ hoàn toàn vị trí đó. Việt Nam đâu có thiếu doanh nghiệp có thể làm được các khu nghỉ dưỡng lớn".
Theo Tri Thức
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: 18 tháng chưa đủ rèn luyện chiến sĩ thuần thục Để có thông tin đa chiều về một số điểm mới của Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), NTNN đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (ảnh) - nguyên Tư lệnh quân khu IV, Đại biểu quốc hội (các khóa VIII, IX, X). Thưa Trung tướng, Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) trước đây quy định...