Tướng Nguyễn Chí Vịnh chia sẻ dấu ấn quân sự mới của Việt Nam
LHQ mơi môt sô sy quan Việt Nam lam can bô chi huy cua LHQ tai phai bô cung như ơ tru sơ. Đây chinh la sư hiên diên mơi cua quôc phong, quân sư VN trên trương quôc tê.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Việt Nam đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình(GGHB) LHQ được 5 năm. Điều này thể hiện trách nhiệm của VN đối với hòa bình và an ninh thế giới đồng tôn vinh hình ảnh của đất nước, của quân đội, nhân dân VN với bạn bè quốc tế.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và cán bộ, quân nhân bệnh viện dã chiến 2.2
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Học viện Quân y kiểm tra thực hành huấn luyện bệnh viện dã chiến 2.2
“Tham gia GGHB, chúng ta không chỉ là một đội quân mẫu mực, có tỷ lệ nữ vào loại cao nhất trong các nước, là đội quân không vi phạm kỷ luật hay các quy định của LHQ và đặc biệt có chuyên môn giỏi. Đây là đánh giá của LHQ. Chúng tôi cũng rất bất ngờ và tự hào khi bộ đội ta có những kỹ năng rất đặc biệt mà các nước bạn khâm phục, mong muốn có được khả năng thích nghi môi trường khắc nghiệt, khả năng tổ chức cuộc sống…
Người lính VN đi đến đâu thì kinh nghiệm trong các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, giải phóng đất nước hoàn toàn có thể áp dụng trong thời bình, để kiến tạo hòa bình và an ninh của đất nước cũng như thế giới”, Thứ trưởng nói.
Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, LHQ đề nghị Việt Nam mơ rông cac hoat đông. Vi du như bên canh quân y, ho muốn cử đôi công binh, cac lưc lương bô binh hay chuyên gia dân sư, sĩ quan canh sat lam công tac tham mưu…
Video đang HOT
Đăc biêt, LHQ đa chinh thưc mơi môt sô sĩ quan Việt Nam lam can bô chi huy cua tổ chức này tai phai bô cung như ơ tru sơ.
“Chúng tôi se nghiên cưu va bao cao câp co thâm quyên đê cư cac đông chi đi vơi tư cach la sy quan chi huy phai bô hoăc la sy quan tham mưu tại tru sơ LHQ. Đây chinh la sư hiên diên mơi cua quôc phong, quân sư Viêt Nam trên trương quôc tê”, ông cho biết.
Hội nghị tổ công tác liên ngành về việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ sáng 18/7
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Cục GGHB, Học viện Quân y… cùng cán bộ nhân viên bệnh viện dã chiến 2.2
Đội công binh hàng trăm người sẵn sàng lên đường
Cục GGHB phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh đã xây dựng biên chế tổ chức đội công binh tham gia GGHB. Dự kiến đội gồm 319 người, trong đó có 41 nữ quân nhân.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá, đây là bước đi mới trong hoạt động GGHB của Việt Nam. Không như bệnh viện dã chiến với đội hình khoảng 60 người (cấp đại đội), đơn vị công binh sẽ là cấp tiểu đoàn thậm chí trung đoàn với trang bị rất lớn, lên tới hàng ngàn tấn cần đưa sang địa bàn phục vụ quá trình công tác.
Đội công binh không đóng độc lập như bệnh viện dã chiến mà phải phân tán và thực hiện nhiệm vụ tương đối khó khăn, đó là thách thức mới. Theo ông, Việt Nam đã chuẩn bị hơn 5 năm và chính thức thành lập đội công binh này được hơn 3 năm. Các đợt kiểm tra gần đây cho thấy LHQ đánh giá rất cao khả năng đội công binh Việt Nam.
“Chúng tôi đã đưa chỉ huy các đơn vị và một số sĩ quan công binh sang địa bàn để khảo sát nhiệm vụ của nước bạn. Các đồng chí đã khẳng định với Bộ Quốc phòng là công binh sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là niềm tin, sự khẳng định của chúng tôi với LHQ”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.
Các bác sỹ, chiến sỹ của BV Dã chiến Việt Nam tại phái bộ GGHB LHQ ở Nam Sudan
Đề cập tới các hoạt động liên quan trong năm tới khi VN đảm nhận vai trò ủy viên không thường trực của HĐBA, Thượng tướng chia sẻ, nhiệm vụ tham gia các hoạt động GGHB của VN sẽ nặng nề hơn với yêu cầu cao hơn.
VN đang phối hợp với LHQ để tổ chức hội nghị quốc tế về vai trò của phụ nữ tham gia lực lượng GGHB dự kiến diễn ra cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Hội nghị này được sự chú ý đặc biệt của LHQ và các quốc gia.
“Trong 5 năm qua, các cán bộ chiến sĩ nữ tham gia lực lượng GGHB đều hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được LHQ đánh giá cao. Chính vì thế LHQ đề nghị VN đăng cai tổ chức hội nghị tại VN. Qua đó, vai trò của phụ nữ VN trong thời bình sẽ được tôn vinh và được thế giới nhìn nhận tích cực về công tác bình đẳng giới của VN”, Thượng tướng nêu rõ.
Bên cạnh đó, LHQ cũng mong muốn Việt Nam có những hoạt động khác nữa như tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về khắc phục hậu quả chiến tranh trong GGHB. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: “Với cương vị là ủy viên không thường trực của HĐBA, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt là Bộ Ngoại giao tới đây có rất nhiều việc phải làm, quân đội sẽ có những đóng góp cụ thể trong khả năng của mình”.
Thái An
Theo Vietnamnet
Việt Nam-Hoa Kỳ đẩy mạnh hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh
Chiều 18-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 701 đã có buổi làm việc với ông Michael Greene, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi, đánh giá về kết quả những hoạt động hợp tác thời gian qua. Trong đó, hai bên đã hợp tác tổ chức thành công Hội thảo "Khắc phục hậu quả chiến tranh: Chặng đường hòa giải và hợp tác tương lai giữa Việt Nam và Hoa Kỳ" tại Washington vào ngày 26-3-2019, qua đó giúp thông tin cho cộng đồng quốc tế về thành quả hợp tác mà hai nước đã đạt được trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh. Bên cạnh đó, hai bên tiếp tục phối hợp chuẩn bị triển khai Dự án xử lý đất nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa giai đoạn 1. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và được khởi động vào ngày 20-4-2019 vừa qua. Hai bên cũng có bước tiến trong hợp tác hỗ trợ người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải chất da cam thông qua việc ký Bản ghi nhận ý định (MOI) giữa Văn phòng 701 và USAID.
Quang cảnh buổi tiếp.
Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị USAID tích cực phối hợp với Bộ tư lệnh Phòng không-Không quân (Chủ đầu tư Dự án Xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa) khẩn trương thực hiện một số công việc, bao gồm: Hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt Dự án; xác định và lựa chọn công nghệ cụ thể xử lý đất nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa để thẩm định, đánh giá, phê duyệt trước khi áp dụng công nghệ xử lý; xác định cụ thể biện pháp kiểm soát an toàn, giảm thiểu các tác động của dioxin đối với con người trong quá trình thực hiện Dự án; đồng thời khảo sát xây dựng kế hoạch tổng thể và cung cấp thông tin lộ trình, thời gian, kết quả thực hiện các hạng mục của Dự án để phục vụ công tác quản lý và đánh giá hiệu quả thực hiện; thực hiện trước một số hoạt động ưu tiên của dự án.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng lưu ý một số ưu tiên đối với Dự án Xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa nhằm bảo đảm dự án đạt hiệu quả cao, bao gồm: Ngay trong giai đoạn đầu phải đào xúc đất từ bên ngoài sân bay đưa vào trong sân bay để xử lý, tránh ô nhiễm, giúp nhân dân an tâm; bảo đảm chất dioxin không lan tỏa ra ngoài. Ngoài ra, đồng chí Thứ trưởng nhấn mạnh cần rút kinh nghiệm từ công tác xử lý dioxin ở sân bay Đà Nẵng, đồng thời lựa chọn công nghệ tối ưu, bảo đảm chất lượng, giá thành hợp lý, rút ngắn thời gian xử lý.
Cũng tại buổi làm việc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị USAID tiếp tục hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam tổ chức các hội thảo quốc tế liên quan tới lĩnh vực Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ), chẳng hạn như hội thảo về phụ nữ với hoạt động GGHB LHQ, qua đó giúp cộng đồng quốc tế hiểu thêm về sự đóng góp của Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.
Đối với hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam tại các điểm bị phun rải chất da cam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị USAID và Văn phòng 701, Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) tiếp tục tăng cường phối hợp để đàm phán, ký kết Thỏa thuận viện trợ không hoàn lại làm cơ sở xây dựng văn kiện Dự án, sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư để tổ chức thực hiện.
Tin, ảnh: VŨ HÙNG
Theo QĐND Online
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về vấn đề Biển Đông Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định chắc chắn Việt Nam sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông cũng như thách thức về an ninh khác khi tổ chức các hội nghị quốc phòng quân sự ASEAN 2020. Bên lề hội nghị triển khai thực hiện đề án tổ chức các hội nghị quốc phòng - quân...