Tướng Nga ca ngợi hết lời tiêm kích Su-57, chê bai F-35 và F-22 của Mỹ
Thiếu tướng Vladimir Popov nhấn mạnh, tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi Su-57 của Nga sở hữu những tính năng vượt trội hơn rất nhiều so với các chiến đấu cơ F-35 và F-22 do Mỹ sản xuất.
Sputnik đưa tin, theo cựu phi công Popov, tiêm kích F-22 của Mỹ có giá thành quá đắt đỏ và cần trải qua hàng loạt bước cải tiến, còn F-35 lại được trang bị “thừa thãi” công nghệ hiện đại khiến hoạt động vận hành trở nên khó khăn. Còn Su-57 của Nga lại có tính cơ động cao.
Tiêm kích Su-57 của Nga. (Ảnh: Sputnik)
Trong khi đó, tiêm kích F-35 Lightning II và F-22 Raptor đều do hãng Lockheed Martin thiết kế và được xem là những tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 hiện đại của quân đội Mỹ.
Hoạt động sản xuất tiêm kích F-22 đã bị Mỹ hủy bỏ vào năm 2011, do đó chỉ có 195 chiếc F-22 ra đời. Còn chương trình sản xuất tiêm kích F-35 vẫn đang được thi hành. Theo kế hoạch, quá trình chuyển giao F-35 cho quân đội Mỹ được thi hành cho tới năm 2037.
Đáng nói, tiêm kích Su-57 của Nga theo dự đoán có mức giá chỉ bằng 40% so với giá thành của các chiến đấu cơ F-35 và F-22 mà Mỹ sản xuất. Cụ thể, Su-57 được cho có giá từ 40 – 45 triệu USD/chiếc, còn F-35 là hơn 100 triệu USD/chiếc.
Video đang HOT
Do chênh lệch khá lớn về giá thành nên Su-57 của Nga hiện nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều quốc gia trên thế giới chưa sở hữu dòng tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5.
Còn theo tạp chí National Interest, tiêm kích Su-57 của Nga có thể được bán cho Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Algeria và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua Su-57 là chuyện dễ hiểu nhất sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bị Mỹ loại ra khỏi chương trình sản xuất F-35 xuất phát từ việc hai nước bất đồng về thương vụ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet.vn
Sự thật Trung Quốc đánh cắp thiết kế F-35 để chế tạo J-20, FC-31
Trung Quốc từ lâu bị tố đánh cắp công nghệ quốc phòng của Mỹ và vũ khí của nước này cũng bị chế giễu là sao chép của Mỹ, trong đó tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc mới chế tạo cũng bị cho là giống với tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
F-35 (trái) và J-20. Ảnh: Alamy
Theo Sputnik, J-20 "Weilong" của Tập đoàn hàng không vũ trụ Thành Đô được tạo ra để đối trọng với máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, F-22 Raptor và F-35 Lightning II. Sau khi những hình ảnh về J-20 rò rỉ, một số điểm tương đồng về bề ngoài giữa J-20 và F-35 đã ngay lập tức bị các nhà bình luận quốc phòng đánh giá là bằng chứng cho thấy các kỹ sư Trung Quốc đã đánh cắp thiết kế F-35 từ Lockheed Martin.
Khi những chiếc J-20 bắt đầu được biên chế cho các phi đội trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khiến phương Tây run sợ, các cuộc tấn công vào nguồn gốc của J-20 càng tăng lên.
Đầu tháng trước, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khi đó là John Bolton từng tuyên bố rằng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Trung Quốc trông rất giống F-35. Ông Bolton có thể đang đề cập đến tiêm kích J-20 hoặc FC-31 do công ty Thẩm Dương chế tạo.
Cuối tuần trước, ấn phẩm chính sách đối ngoại The National Interest đã xuất bản một bài viết một lần nữa cáo buộc Bắc Kinh từ lâu đã đánh cắp công nghệ nước ngoài và sử dụng nó để chế tạo vũ khí của riêng họ.
Vậy đâu là điểm khiến J-20 của Trung Quốc bị cho bản sao của F-35? Các chuyên gia phương Tây chỉ ra rằng, tổ hợp trinh sát dẫn bắn quang - điện tử (EOTS) nằm dưới mũi J-20, được sử dụng phát hiện mục tiêu và dẫn dường cho vũ khí thông minh mà không cần tới radar có nhiều điểm tương đồng với cụm EOTS trên tiêm kích F-35 và vì thế, có khả năng là Trung Quốc đã sao chép tính năng này từ tiêm kích Mỹ.
J-20 của Trung Quốc.
Hai hệ thống có hình dáng giống nhau, đều được lắp đặt dưới mũi tiêm kích, khác kiểu thiết kế EOTS nằm trên mũi, trước buồng lái của tiêm kích Nga và NATO. Dường như cụm cảm biến của J-20 được tối ưu cho nhiệm vụ không kích mặt đất và đánh chặn trên không. Tuy nhiên, nó được đánh giá là có góc quan sát và tầm hoạt động kém hơn thiết bị trên tiêm kích F-35. Thân máy bay J-20 cũng bị tố ứng dụng nhiều giải pháp thiết kế của tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.
J-20 cũng được trang bị Hệ thống Thoát hiểm Kích hoạt bằng nước biển (UWARS) giúp nó có thể tác chiến trên đại dương. Trong khi đó, UWARS là hệ thống ngòi nổ chạy bằng pin và được kích hoạt bởi nước biển, đã xuất hiện trên nhiều tiêm kích không quân và hải quân Mỹ. Cảm biến của UWARS sẽ tự động cắt dù khi phát hiện phi công ngâm mình trong nước biển, tránh tình huống dù quấn quanh người và làm phi công chết đuối.
Những cáo buộc J-20 là bản sao của F-35 được củng cố thêm nhờ vụ năm 2007, tin tặc Trung Quốc từng đánh cắp tài liệu kỹ thuật của dòng F-35 từ tập đoàn Lockheed Martin. Các nhà thầu quốc phòng của Australia góp mặt trong dự án F-35 cũng trở thành mục tiêu của tin tặc Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Morgan Artyukhina, kích thước khác nhau của các tiêm kích Trung Quốc và Mỹ đã đủ để xua tan tuyên bố của Bolton rằng J-20 hay FC-31 là bản sao F-35. Theo đó, J-20 có kích thước chiều dài 21,1 mét rõ ràng lớn hơn nhiều so với chiều dài 15,67 mét của F-35. Trong khi đó FC-31 có chiều dài 16,9 mét, vẫn dài hơn tiêm kích của Lockheed.
ột sự khác biệt lớn khác là F-35 chỉ có một động cơ, trong khi cả J-20 và FC-31 đều có hai động cơ. Sự khác biệt này ảnh hưởng đáng kể đến các bộ phận khác trong thiết kế của máy bay, bao gồm cả tính tàng hình của nó. Theo đó, người ta không thể đánh cắp khung máy bay của F-35 và đặt 2 động cơ do Nga sản xuất vào đó.
Theo danviet
Lý do "quan tài bay" MiG-21 của Nga hơn đứt "chim ăn thịt" F-22 tối tân của Mỹ Các chuyên gia thừa nhận rằng bất chấp khoảng cách thế hệ đáng kể giữa "quan tài bay" MiG-21 của Nga và "chim ăn thịt" F-22 của Mỹ, trên một số khía cạnh, chiếc tiêm kích được sản xuất từ thời Liên Xô vẫn "ăn đứt" chiến đấu cơ tối tân của Mỹ. Tạp chí Military Watch đã làm một phép so sánh...