Tướng NATO: CIA không dự báo được chiến dịch của Nga ở Syria
Tình báo Mỹ đã không dự báo được những thông tin về chiến dịch quân sự của Nga ở Syria vì bận hoạt động tại Afghanistan và Iraq
Tư lệnh quân đội Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tướng Philip Breedlove bất ngờ tiết lộ về khả năng của tình báo Mỹ trong việc nắm bắt các thông tin về chiến dịch không kích của Nga ở Syria.
Theo tướng Philip Breedlove, Cơ quan tình báo Mỹ đã không dự báo và nắm được những thông tin về chiến dịch quân sự của Nga ở Syria vì bận hoạt động tại Afghanistan và Iraq.
Tướng Philip Breedlove
“Chúng tôi không đủ khả năng theo dõi Nga, đặc biệt ở cấp chiến thuật và chiến dịch, nhưng ở cấp chiến lược chúng tôi đặc biệt lưu tâm trong những năm gần đây” – Ông Breedlove nói.
Tuy nhiên, vị tướng này không nói rõ khi nào thì tình báo Mỹ mới biết được thời điểm Nga mở chiến dịch không kích vào Syria vừa qua.
Video đang HOT
Ông Philip Breedlove cho biết thêm, trong 20 năm gần đây sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ cố gắng đưa Nga vào quỹ đạo tiêu chuẩn và giá trị của phương Tây.
Đặc biệt, sau sự kiện 2008 sau khi Nga tấn công Gruzia, Mỹ càng cố gắng đưa Nga vào “tầm ngắm” của tình báo Mỹ. Tuy nhiên, có vẻ kế hoạch đó đã không thành công.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Hé lộ vụ CIA bắt cóc 'mặt trăng' của Liên Xô
Vào một ngày cuối năm 1959 hoặc 1960, bốn điệp viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã làm việc thâu đêm, chân chỉ đi bít tất, tham gia vào phi vụ &'bắt cóc' chiếc phi thuyền Lunik của Liên Xô mà không cần dỡ nó khỏi thùng thưa.
Đây là một phi vụ gián điệp táo bạo trong những năm đầu của cuộc chạy đua vào không gian giữa Mỹ và Liên Xô, có nguy cơ khiến Chiến tranh Lạnh nóng lên khi các siêu cường tìm cách bắt kịp tốc độ của nhau.
Theo trang Popsci, ngày 2/1/1959, Liên Xô khởi động chương trình Mặt Trăng (phương Tây gọi là Lunik), và phóng tàu Luna 1. Tuy nhiên, phải tới tàu kế tiếp mới trúng mục tiêu và trở thành tàu vũ trụ đầu tiên va chạm với bề mặt Mặt Trăng vào tháng 9 năm đó. Một tháng sau, ngày 7/10, tàu Luna 3 trở về với các bức ảnh đầu tiên trong lịch sử chụp bề mặt phía xa của Mặt trăng.
Đây là năm mà Liên Xô gây ấn tượng mạnh về nghiên cứu Mặt Trăng, trong khi Mỹ lại liên tục gặp thất bại. Điều này không chỉ tác động đến nhuệ khí quốc gia, mà còn gây hiệu ứng lên tinh thần của người Mỹ. Sứ mệnh ngoài không gian khiến người Mỹ hào hứng thế nào thì cũng khiến họ thấy được thực tế đáng sợ rằng Liên Xô đã tiến nhanh hơn và có công nghệ tối tân hơn.
Bề mặt Mặt trăng do tàu Luna 3 chụp.
Điều này nói thì dễ hơn là làm. Lunik được một nhóm binh sỹ bảo vệ cẩn mật, do đó việc kiểm tra nó trước hay sau khi triển lãm đóng cửa là điều bất khả. Nhưng Lunik lại di chuyển nhiều nơi, điều này cũng có nghĩa là CIA có thể &'mượn tạm' con tàu nếu có mắt xích nào sơ hở trong khi vận chuyển. Và đúng là có sơ hở.
Con tàu vũ trụ cũng như nhiều sản phẩm triển lãm khác đều được vận chuyển trong thùng thưa bằng xe tải hoặc tàu hỏa để đi tới thành phố kế tiếp. Tại khoang tàu hỏa, một lính canh sẽ ghi chú lại mỗi thùng thưa sắp tới. Điều mà lính gác này không có đó là danh sách hàng hóa và thời gian vận chuyển cho mỗi thùng hàng. CIA âm mưu đánh cắp Lunik trong một đêm và có thể trả lại nó tại ga tàu hỏa vào buổi sáng để tiếp tục hành trình của nó.
Cuối cùng, khi màn đêm buông xuống, các điệp viên CIA đã hành động như kế hoạch. Họ sắp xếp cho Lunik trở thành khối hàng cuối cùng đưa ra khỏi khu triển lãm.
Các điệp viên CIA mặc đồ thường phục, giả làm người dân bản địa ngóng chờ phía Liên Xô vận chuyển hàng hóa. Nhưng chẳng có binh sĩ canh gác nào của Liên Xô tới. Khi đường xá thông thoáng, CIA dừng xe tải tại ngã rẽ cuối cùng trước khi tới ga tàu, đưa người lái xe lên khách sạn, và ngụy trang cho chiếc xe, rồi lái vào một khu đất được bao quanh bởi những bức tường cao.
Tại ga tàu, người lính gác kiểm lại các thùng thưa sắp tới và về nhà khi nghĩ rằng thùng cuối cùng đã đến nơi. Nhiều điệp viên CIA khác bám đuôi người lính gác để đảm bảo người này không đi làm quá sớm vào hôm sau.
Nhóm còn lại tranh thủ từng phút để tháo dỡ kiểm tra từng bộ phận, chi tiết của Lunik. Họ làm việc thâu đêm suốt sáng. Khi bình minh ló rạng, họ ráp lại Lunik, cẩn thận không để lại bất kỳ dấu vết hay sự xáo trộn nào. Họ dán tem niêm phong giả lên thùng thưa, và chất toàn bộ hàng trở lại xe tải.
Người lái xe xuất hiện trở lại vào lúc 5h sáng, và chiếc xe có mặt chờ ở bến tàu vào lúc 7h sáng. Người lính gác không chút nghi ngờ, bổ sung khối hàng vào danh sách, và Lunik lên đường tới buổi triển lãm kế tiếp như thường.
Vụ bắt cóc Lunik của CIA có vai trò khá quan trọng cho Mỹ. Nắm rõ khối lượng khi khô và kích thước của Lunik giúp cho Mỹ xác định được khối lượng của con tàu sau khi chất nhiên liệu. Các chuyên gia có thể ngoại suy được sức mạnh của lực đẩy phóng con tàu, cho phép phía Mỹ ước định được tiềm lực thật sự của Liên Xô với kho tàng hiện có, cũng như hạn chế về khối chất nổ theo công nghệ hiện thời.
Sau phi vụ này, Mỹ có thể xác định được những gì mà Liên Xô không thể làm nếu thiếu đột phá lớn về công nghệ, thông tin giúp cho các lãnh đạo Mỹ và NASA đặt mục tiêu và khung thời gian giúp Mỹ bắt kịp và sau đó là vượt Liên Xô trong lĩnh vực không gian.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Giám đốc CIA lo ngại về việc tin tặc xâm nhập email cá nhân Giám đốc CIA John Brennan cho biết việc tin tặc tấn công tài khoản email cá nhân của ông có thể làm nhiều người lo ngại đến việc bảo mật thông tin cá nhân mình trên Internet. Giám đốc CIA John Brennan. Theo CBS News, ông Brennan cho biết về vấn đề này lần đầu tiên tại một hội nghị ở trường đại...