Tướng Myanmar kêu gọi phục hồi kinh tế hậu đảo chính
Lãnh đạo quân đội Myanmar kêu gọi nỗ lực vực dậy nền kinh tế ốm yếu giữa lúc phương Tây gia tăng biện pháp trừng phạt sau cuộc đảo chính.
Thống tướng Min Aung Hlaing hôm 22/2 kêu gọi cắt giảm chi tiêu nhà nước và nhập khẩu, đồng thời tăng xuất khẩu trong cuộc họp với Hội đồng Hành chính Nhà nước, cơ quan nắm quyền ở Myanmar sau vụ đảo chính.
“Hội đồng phải dồn lực vào việc phục hồi nền kinh tế ốm yếu của đất nước. Các biện pháp khôi phục nền kinh tế phải được thực hiện”, truyền thông Myanmar hôm nay dẫn lời Thống tướng Min Aung Hlaing.
Lời kêu gọi chú trọng vào kinh tế được người đứng đầu quân đội Myanmar đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia phương Tây xem xét tăng cường các biện pháp trừng phạt, nhằm gây áp lực khiến quân đội Myanmar phải dừng trấn áp làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ.
Biểu tình phản đối đảo chính ở thành phố Yangon, Myanmar hôm 22/2. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Myanmar hôm 22/2 chứng kiến biển người biểu tình phản đối đảo chính, yêu cầu thả Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, bất chấp cảnh báo có thể “mất mạng” từ chính quyền quân sự. Đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất ở quốc gia này kể từ sau cuộc đảo chính hôm 1/2.
Quân đội Myanmar đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính, bắt bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Ít nhất 640 người Myanmar đã bị bắt giam trong các cuộc biểu tình chống đảo chính, theo nhóm giám sát của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.
Nhóm G7, gồm Anh, Canada, Đức, Italy, Pháp, Mỹ và Nhật Bản, hôm nay ra tuyên bố chung “lên án mạnh mẽ” hành vi bạo lực, trong đó có việc bắn đạn thật, của lực lượng an ninh Myanmar với người biểu tình. “Bất kỳ ai phản ứng lại người biểu tình ôn hòa bằng bạo lực đều phải chịu trách nhiệm”, ngoại trưởng các nước G7 tuyên bố.
Anh, Mỹ và Canada đều đã công bố các lệnh trừng phạt nhắm vào các tướng lĩnh quân đội hàng đầu nước này. Liên minh châu Âu cũng tuyên bố sẵn sàng áp lệnh trừng phạt lên quân đội Myanmar.
Min Aung Hlaing không liên hệ trực tiếp các cuộc biểu tình với vấn đề kinh tế, nhưng nói rằng giới chức đang đi theo con đường dân chủ để giải quyết chúng và cảnh sát đang sử dụng vũ lực tối thiểu, như đạn cao su, để đối phó với người biểu tình, theo truyền thông Myanmar.
Quân đội đã cáo buộc người biểu tình kích động bạo lực, nhưng báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc Tom Andrews nói việc hàng triệu người xuống đường biểu tình hôm 22/2 cho thấy họ đã chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với các mối đe dọa của quân đội.
“Các tướng lĩnh đang mất dần sức mạnh để thị uy và cùng với đó là chính quyền lực của họ. Đã đến lúc họ phải bước xuống khi người dân Myanmar đã đứng lên”, Andrews viết trên Twitter.
Người Myanmar tiếp tục biểu tình phản đối đảo chính
Người dân Myanmar tiếp tục biểu tình ở cố đô Yangon, cho thấy sự phẫn nộ về cuộc đảo chính của quân đội ở nước này ngày càng dâng cao.
Hàng nghìn người đã đổ ra đường phố Yangon sáng nay, đánh dấu ngày biểu tình thứ hai liên tiếp ở thành phố lớn nhất Myanmar để phản đối cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2.
Đám đông mang theo ảnh của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và đa số mặc đồ đỏ, màu đặc trưng của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD).
"Chúng tôi sẽ tiến về phía trước và tiếp tục lên tiếng cho đến khi chúng tôi giành được sự dân chủ. Phản đối chế độ quân đội hà khắc", Myo Win, 37 tuổi, tham gia biểu tình, cho biết.
Người dân Myanmar biểu tình ở thành phố Yangon hôm nay. Ảnh: AFP.
Nhiều người khác cũng đem theo các biểu ngữ mang nội dung phản đối quân đội Myanmar. Khi cùng nhau tuần hành khắp đường phố, người biểu tình thực hiện động tác giơ cao ba ngón tay, tương tự như phong trào ủng hộ dân chủ ở Thái Lan.
Loạt xe tải cảnh sát, lực lượng chống bạo động và vòi rồng đã được triển khai tại các khu vực xảy ra biểu tình, trong đó có địa điểm gần Đại học Yangon. Hiện chưa có vụ đụng độ nghiêm trọng nào do biểu tình được ghi nhận.
Gần một tuần sau cuộc đảo chính quân sự, khiến hàng loạt quan chức chính phủ bị bắt, Myanmar gần như rơi vào cảnh hỗn loạn. Hàng nghìn người Myanmar những ngày gần đây đã đổ xuống đường phản đối lực lượng quân đội, sau khi kết nối Internet tại nước này bị gián đoạn trên quy mô quốc gia, khiến họ không thể bày tỏ quan điểm.
Cuộc biểu tình đường phố đầu tiên ở Myanmar diễn ra tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước, hôm 4/2. Trước đó, do lo ngại sức mạnh từ quân đội, người dân Myanmar chọn các cách phản đối cuộc đảo chính như đăng ảnh lên mạng xã hội, đình công, hát vang các bài ca dân chủ và liên tục gõ xoong chảo, bấm còi xe.
Quân đội Myanmar tuyên bố họ phải triển khai lực lượng bắt các lãnh đạo chính phủ nhằm giải quyết cáo buộc gian lận trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm ngoái, khi đảng NLD của Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Cố vấn Nhà nước Suu Kyi được xác nhận sức khoẻ vẫn tốt trong thời gian bị quản thúc tại nhà.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị của Myanmar (AAPP) hôm 4/2 cho biết khoảng 147 người đã bị bắt kể từ sau cuộc đảo chính, trong đó bao gồm các nhà hoạt động, nhà lập pháp và quan chức trong chính phủ của bà Suu Kyi.
Nguồn cơn khiến quân đội Myanmar bắt Aung San Suu Kyi Quân đội Myanmar đã phát đi những tín hiệu về đảo chính từ tuần trước, sau khi cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác của đảng cầm quyền đã bị quân đội bắt trong một cuộc đột kích vào sáng sớm 1/2. Động thái diễn...