Tướng Mỹ tố 12.000 lính Nga “tiếp sức” cho ly khai Ukraine
Chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu cáo buộc, Nga đang triển khai khoảng 12.000 binh sĩ tại miền Đông Ukraine trong khi Tổng thống Obama quyết định kéo dài các biện pháp trừng phạt Nga thêm một năm.
Trong bài phát biểu tại thủ đô Berlin, Đức ngày 3.3 Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Frederick Ben Hodges cũng tuyên bố rằng, ngoài 12.000 quân tại Đông Ukraine hỗ trợ phe ly khai địa phương trong các vai trò như cố vấn quân sự, vận hành các hệ thống vũ khí và trực tiếp tham chiến, Nga còn triển khai thêm 50.000 binh sĩ áp sát biên giới Nga-Ukraine, sẵn sàng hỗ trợ phe ly khai trong trường hợp lực lượng này bị thất thế và bị đánh bại.
Chưa hết, ông Hodges còn cảnh báo, Nga có khoảng 29.000 binh sĩ đang đồn trú tại bán đảo Crimea.
Trung tướng Frederick Ben Hodges
Chính quyền Kiev và phương Tây đã nhiều lần cáo buộc Nga đưa quân vào miền Đông Ukraine để hỗ trợ phe ly khai bất chấp Moscow nhiều lần bác bỏ.
Nhà Trắng cùng ngày (3.3) cũng ra thông báo cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa quyết định mở rộng thời gian trừng phạt thêm một năm bởi sự can thiệp của Moscow vào cuộc khủng hoảng Ukraine. Kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine xảy ra, Mỹ đã nhiều lần áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga.
Video đang HOT
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ được đưa ra vào các ngày 6.3.2014, 16.3.2014, 20.3.2014 và 19.12.2014 nhắm vào các công dân Nga, bao gồm các quan chức Điện Kremlin cũng như các tổ chức, công ty Nga bị cáo buộc dính líu đến cuộc xung đột Ukraine.
Trong khi đó, về phần mình, các nhà lãnh đạo phương Tây cũng đang hô hào cộng động quốc tế “phản ứng mạnh mẽ hơn” nếu bất cứ bên nào vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine – động thái được cho là nhằm gây sức ép hơn nữa lên Moscow.
Trong một cuộc hội đàm qua video hôm qua về xung đột Ukraine, các nhà lãnh đạo Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Italy tái khẳng định sự ủng hộ đối với thỏa thuận ngừng bắn mới được chính phủ Kiev và phe ly khai ký hôm 12.2 tại thủ đô Minsk, Belarus. Họ cũng thảo luận về việc tăng cường giám sát thỏa thuận ngừng bắn và việc rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến trường của các bên.
Ngoài ra, giới lãnh đạo phương Tây còn “bóng gió” về khả năng tăng trừng phạt đối với Moscow nếu thỏa thuận ngừng bắn đổ vỡ.
Binh sĩ Ukraine tham chiến tại miền Đông.
Quân đội Ukraine và lực lượng ly khai miền Đông đã cam kết sẽ tuân thủ việc rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến, song cũng cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn, không ngừng mở các cuộc tấn công bất chấp những nỗ lực quốc tế để chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu đã kéo dài 11 tháng qua, khiến hơn 6.000 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Anatoliyovych Klimkin trong chuyến thăm Tokyo, Nhật Bản hôm qua mô tả tình hình dọc chiến tuyến miền Đông nước này vẫn còn rất căng thẳng và bất ổn dù xung đột đã giảm đáng kể trong tuần qua.
Cùng ngày Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố đã rút toàn bộ vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến, trong khi đó, phe ly khai ngược lại đang tập trung lực lượng, có khả năng chuẩn bị tấn công thành phố biển Mariupol.
Phát ngôn viên quân đội Ukraine Andriy Lysenko nhấn mạnh: “Lực lượng ly khai đang tiếp tục củng cố lực lượng để chuẩn bị cho các cuộc tấn công và sử dụng máy bay không người lái để do thám tình hình”.
Theo NTD
Tướng Mỹ: Cần có đối sách trước hành vi ỷ mạnh hiếp yếu của TQ
Hai cựu tướng lĩnh cấp cao Mỹ mới đây lên tiếng kêu gọi nước Mỹ cần phát triển một chiến lược đối trọng trước các hành vi ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc tại biển Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tướng thủy quân lục chiến Mỹ James N. Mattis trong một phiên điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hồi tháng 3.2014 - Anh: Reuters
"Nỗ lực duy trì quan hệ với Trung Quôc của chúng ta đang diễn ra tốt đẹp, nhưng những nỗ lực này cần được tiến hành song song với một chính sách thiết lập đối trọng nếu Trung Quôc tiếp tục gia tăng hành vi bắt nạt tại biển Đông và các nơi khác", nhật báo Economics Times (Ân Độ) dẫn lời phát biểu của tướng James N. Mattis tại một phiên họp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.
"Chính sách này phải đủ sức bác bỏ 'quyền phủ quyết' của Trung Quôc về các điều kiện liên quan đến lãnh thổ, an ninh và kinh tế tại Thai Binh Dương", tướng Mattis nói trong phiên điều trần do Thượng nghị sĩ John McCain chủ trì.
"Nó cũng phải thiết lập được sự hậu thuẫn cho các nỗ lực ngoại giao của ta nhằm duy trì ổn định và thịnh vượng, những điều mang ý nghĩa tối quan trọng cho nền kinh tế Mỹ", vị tướng về hưu này cho biết thêm.
Cũng có mặt trong phiên điều trần, tướng John M. Keane cho biết nền kinh tế đang tiếp tục tăng trưởng tốt của Trung Quôc đã giúp Bắc Kinh tăng cường binh lực và điều này giúp cán cân quyền lực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nghiêng về phía Trung Quôc.
"Bắc Kinh đã đưa ra những tuyên bố chủ quyền áp đặt hơn trước các nước láng giềng, cá biệt là việc nước này gia tăng khẳng định chủ quyền không chỉ đối với Đài Loan, mà cả phần lớn các quần đảo ở biển Đông và quân đao Senkaku (Trung Quôc gọi là Điêu Ngư)", tướng Keane nói.
"Trung Quôc đã thực thi một chiến lược thống trị khu vực ngay trên chính quyền lợi của một quốc gia Thai Binh Dương là Mỹ và trên các mối quan hệ đối tác kéo dài nhiều thập kỷ của Washington với các đồng minh trong vùng", tướng Keane cho hay.
Trước các diễn biến trên, tướng Keane kêu gọi thiết lập một chiến lược khu vực với các đồng minh Mỹ để đối phó với tham vọng thống trị của Bắc Kinh.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Chuyên gia Mỹ: Kích động Nga dẫn tới hậu quả thảm khốc Chuyên gia phân tích của Mỹ chỉ ra rằng, việc lực lượng quân sự Mỹ tới Ukraine là hành động leo thang xung đột. Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời chuyên gia phân tích địa chính trị Eric Draitser của Mỹ, người sáng lập cổng thông tin StopImperialism.com (chặn đứng chủ nghĩa đế quốc), cho rằng việc kích động "cuộc chiến tranh...