Tướng Mỹ thừa nhận hết bom không kích IS
Thiếu tướng Charles Brown thuộc Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ điều phối chiến dịch ở Trung Đông cho biết, lượng bom đạn dùng để không kích IS đã gần cạn kiệt.
Mỹ thừa nhận
Chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hơn 1 năm qua đã tiêu tốn gần 30.000 tên lửa và bom, khiến kho đạn dược của Không quân Mỹ bắt đầu cạn kiệt.
Theo tướng Charles Brown, lực lượng không quân nước này “đang tiêu tốn nhiều đạn dược hơn so với khả năng bổ sung”, trong bối cảnh nước này tăng cường chiến dịch chống IS ở Iraq và Syria.
“Các máy bay B-1 đã ném bom với số lượng kỷ lục. Trong khi đó, F-15E được sử dụng vì chúng có thể triển khai nhiều loại vũ khí với khả năng linh hoạt cao. Chúng ta cần ngân sách để đảm bảo sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài này. Đây là nhu cầu cấp thiết”, ông Charles Brown nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tiêm kích hạm F/A-18 cất cánh không kích IS.
Theo tướng Charles Brown, Không quân Mỹ đã đề nghị cấp thêm ngân sách để bổ sung tên lửa Hellfire và đang triển khai các kế hoạch tăng cường sản xuất vũ khí để bổ sung nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất khoảng 4 năm.
“Các cuộc chiến đòi hỏi khả năng và nhu cầu sử dụng thiết bị phù hợp để đạt được hiệu quả như mong muốn. Chúng tôi cần đảm bảo nguồn kinh phí cần thiết không chỉ để tham gia các cuộc chiến hiện nay, mà còn vì những thách thức sau này. Chiến dịch ném bom đang đẩy Không quân Mỹ vào tình trạng thiếu đạn dược.”, tướng Charles Brown nhấn mạnh.
Trước thực tế này, hồi tháng 2/2016, Lầu Năm Góc thông báo sẽ chi 1,8 tỷ USD để mua thêm hơn 45.000 quả bom thông minh nhưng nguồn cung hiện không nhiều.
Hiệu quả không kích
Dù triển khai số máy bay tại Syria nhiều hơn Nga nhưng liên quân do Mỹ đứng đầu phải thừa nhận rằng Moscow không kích IS hiệu quả hơn rất nhiều, Tạp chí Focus của Đức dẫn nguồn từ bản báo cáo phân tích mật của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương cho biết.
Bản báo cáo này cho thấy, 40 chiến đấu cơ của Nga bố trí tại Latakia thực hiện đến 75 chuyến bay xuất kích trong một ngày đêm, mỗi lần đều giáng đòn tấn công chính xác và hiệu quả vào các cứ điểm của tổ chức khủng bố IS ở Syria.
Trong khi đó, lực lượng NATO có tổng cộng tới 180 máy bay chiến đấu, nhưng số lượt xuất kích chỉ bằng một phần của Nga, mỗi ngày chỉ phá hủy được khoảng 20 mục tiêu – một kết quả quá nghèo nàn khi so với con số máy bay gấp hơn 4 lần.
Ngoài ra, Nga cũng sử dụng tại Syria những phương tiện chiến đấu sở hữu kỹ thuật quân sự hiện đại nhất, ví dụ như Moscow đã phái đến Latakia bốn chiếc Su-35, mà theo đánh giá của giới chuyên viên, hiện là loại tiêm kích vượt trội phần lớn các máy bay do phương Tây sản xuất.
Các nhà phân tích của Liên minh Mỹ cũng thừa nhận rằng chính hoạt động của Nga chứ không phải của Mỹ đã khiến IS đứng trước nguy cơ thảm bại. Và thế giới đang nhận thức rằng, vũ khí Nga đang là “người chơi chính” ở Syria, lấn át các trang bị của Mỹ-NATO.
Theo_Báo Đất Việt
Liên quân tấn công nhấn chìm cơ sở chế bom của IS trong biển lửa
Một địa điểm trọng yếu được IS sử dụng làm căn cứ chế tạo bom và các phương tiện gây nổ trong các vụ tấn công liều chết ở Iraq đã bị liên quân phá huỷ.
Ngày 1.5, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết trong hai ngày 29 và 30.4, quân đội Pháp và Mỹ đã cùng triển khai hai đợt không kích riêng biệt nhằm vào một cứ điểm hậu cần quan trọng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq.
Hiện trường vụ không kích của liên quân.
Mục tiêu là cứ điểm hậu cần của IS đóng tại Al Qaim gần biên giới Iraq và Syria. Đây là địa điểm trọng yếu được IS sử dụng làm căn cứ chế tạo một lượng lớn bom và các phương tiện gây nổ trong các vụ tấn công liều chết.
Do địa bàn khu vực rộng lớn, quân đội Pháp và Mỹ đã chia ra thực hiện hai đợt tấn công riêng biệt trong hai ngày thứ 6 và thứ 7.
Ngoài ra, chỉ riêng ngày thứ 7 (30.4), đã có tổng cộng 7 đợt không kích nhằm vào IS ở Syria và 17 đợt ở Iraq, phá huỷ nhiều cơ sở quan trọng của nhóm khủng bố này.
Theo Danviet
Liên quân Pháp - Mỹ không kích cơ sở chế tạo bom của IS Ngày 1/5, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, quân đội Pháp và Mỹ đã cùng triển khai 2 đợt không kích riêng biệt nhằm vào một cứ điểm hậu cần quan trọng của nhóm IS tại Iraq. Mục tiêu là cứ điểm hậu cần của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đóng tại Al-Qaim, gần biên giới Iraq và Syria....