Tướng Mỹ: Quân đội Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách công nghệ
Tư lệnh không quân Mỹ tại Thái Bình Dương nhận định quân đội Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách công nghệ với nước này, nhưng phi công Mỹ được huấn luyện tốt hơn.
Bản mẫu chiến đấu cơ tàng hình J-31 của Trung Quốc. Ảnh: SCMP
“Khoảng cách công nghệ chắc chắn đang thu hẹp, không thể bác bỏ điều đó”, Bloomberg dẫn lời Đại tướng không quân Mỹ Lori Robinson hôm nay trả lời phỏng vấn.
“Sự khác biệt trong khoảng cách công nghệ chính là hoạt động huấn luyện của phi công Mỹ. Cách huấn luyện và làm việc mỗi ngày của phi công chúng tôi, dù dựa trên nền tảng nào, và tất cả những người hỗ trợ các phi công thực hiện công việc đó, là một lợi thế khổng lồ đến kinh ngạc”, bà cho biết. Bà Robinson nói khi đang ở Singapore dự buổi trình diễn không quân tại nước này.
Các phi công Mỹ bay gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông nhiều lần bị binh sĩ Trung Quốc cảnh báo qua sóng radio, yêu cầu họ rời đi. Trong khi đó, các máy bay Nhật cũng đang bị thách thức ở vùng biển Hoa Đông.
Nữ đại tướng cho hay bà được đảm bảo rằng các phi công Trung Quốc sẽ hành động một cách chuyên nghiệp khi tương tác với Mỹ, dựa vào thỏa thuận hồi tháng 9 năm ngoái về quy tắc ứng xử.
Bà Robinson nói Mỹ sẽ tiếp tục bay ở vùng biển quốc tế khi cần. “Bất cứ máy bay nào chúng tôi cần để đi từ điểm A đến điểm B ở không phận quốc tế sẽ làm điều đó. Không có gì bất thường khi chúng tôi bay qua khu vực và ở không phận quốc tế”.
Bà Robinson, gia nhập không quân Mỹ năm 1982, là nữ đại tướng đầu tiên chỉ huy lực lượng không quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Đại Tướng Lori Robinson, tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Ảnh:StarsandStripes
Trọng Giáp
Theo VNE
Phi công Mỹ kể khoảnh khắc đối mặt tên lửa trong Bão táp sa mạc
"Phi công, chúng ta bị khóa mục tiêu", sĩ quan tác chiến điện tử trên "pháo đài bay" B-52 ngỡ ngàng thông báo cho cơ trưởng, khi họ tham gia trận chiến ở Iraq năm 1991.
Jim Bowles tại căn cứ không quân Barksdale ngày 20/1. Ảnh: US Air Force
Jim Bowles, phi công điều khiển máy bay ném bom chiếc lược B-52, nghiến răng và nhìn xuống khi nghe thông báo. Ông thấy một tên lửa đất đối không SA-6 đang phóng về phía mình.
Đối với hầu hết mọi người, bị bắn hạ bởi tên lửa trên lãnh thổ đối phương có thể chỉ là một viễn cảnh khó thành sự thật. Nhưng đối với Bowles và phi hành đoàn, "viễn cảnh" đó đang bay về phía họ trong màn đêm Iraq.
Vài phút trôi qua, mỗi phút tưởng như kéo dài vô tận. Bowles nín thở.
"Thôi xong rồi", Bowles nhớ lại suy nghĩ của mình lúc đó, ông hiện là một nhà phân tích của không quân Mỹ.
Bowles nhìn thấy tên lửa. Nhưng điều ông không thể thấy là hệ thống gây nhiễu đã phát huy tác dụng, làm chệch hướng tên lửa để cứu ông và tổ bay.
Theo Military, trước khi được triển khai đến vịnh Persia để hỗ trợ Chiến dịch Bão táp Sa mạc hay Chiến tranh vùng Vịnh, Bowles, vợ và con cái đang trong một kỳ nghỉ gia đình và đến thăm người thân. Mỗi buổi chiều, vào lúc 14h, ông phải gọi điện về cho đơn vị tại căn cứ không quân Barksdale, Louisiana. Thời điểm đó, ông đang chuẩn bị chuyển địa điểm đồn trú về Castle AFB, California.
Khi vừa trở về từ kỳ nghỉ, một cuộc điện đã thay đổi hoàn toàn kế hoạch của Bowles. "Chuông điện thoại reo lúc 23h30", ông kể. "Vợ tôi và tôi nhìn nhau và nói 'ôi không'. Tôi nghe điện và được yêu cầu báo cáo với Barksdale".
Chiến dịch Bão táp Sa mạc là cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 30quốc gia do Mỹ dẫn đầu. Sự kiện dẫn tới chiến tranh là Iraq xâm chiếmKuwait ngày 2/8/1990, sau khi Iraq cho rằng Kuwait đã "khoan nghiêng" giếng dầu của họ vào biên giới Iraq. Iraq ngay lập tức bị Liên Hiệp Quốcáp đặt trừng phạt kinh tế. Tình hình ở vịnh Persia đã leo thang vào tháng 12/1990, khiến liên quân bắt đầu can thiệp quân sự, và đó là khi Bowles nhận được thông báo điều động.
"Trong khi trang trí cho dịp Giáng sinh, tôi cũng đồng thời đóng gói đồ đạc để chuẩn bị đến nơi chiến đấu", ông nói. "Đó là một trải nghiệm độc đáo. Vào dịp mọi người nghĩ về hòa bình và thiện chí, thì tôi phải đi chiến đấu".
Sau khi đến căn cứ không quân Barksdale vào tháng một, Bowles được điều đến Nellis AFB, Nevada, để tham gia một cuộc diễn tập hai tuần gọi là Cờ Sa mạc.
"Bãi đậu chứa đầy các loại máy bay", ông nói. "Đến ngày thứ 4 trong cuộc diễn tập, chúng tôi nhìn thấy nhiều máy bay rời khỏi căn cứ, và đến thứ 5, một phần tư sân bay đã trống rỗng. Tất cả mọi người đã đi đâu? Chúng tôi đều tự hiểu".
Sau cuộc diễn tập, Bowles lên một chiếc xe buýt để tiêm phòng lần cuối và ngay lập tức được đưa tới Arab Saudi để chiến đấu chống lại lực lượng của Saddam Hussein.
"Tuy có đôi chút lo ngại về nguy cơ bỏ mạng trên chiến trường, chúng tôi vẫn tự tin vì biết rằng chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ", Bowles nói. Hai nhiệm vụ đầu tiên được tiến hành suôn sẻ, vũ khí được nhắm vào các mục tiêu quan trọng.
"Có những nhiệm vụ phá mìn, trong đó, chúng tôi thả bom từ điểm chỉ cách biên giới Arab Saudi - Kuwait vài km, và vì độ cao và thời gian rơi, những vũ khí đó sẽ rơi vào bãi mìn mà lực lượng của ông Saddam Hussein đã gài", Bowles kể.
Có lần lực lượng của Hussein điều ba đơn vị thiết giáp vào thị trấn Khafji. Tất cả những gì Bowles và tổ bay của ông có là một tờ giấy ghi tọa độ.
"Vào thời điểm đó, đoàn xe bọc thép của Hussein đã bị lộ. Chúng tôi tấn công với hai máy bay đầy bom MK-82 và một phi cơ chứa đầy bom chùm", Bowles cho biết. "Sau khi hạ cánh, chúng tôi nhận được báo cáo nói rằng chúng tôi đã chặn đường đi của họ".
Bowles, người đã thực hiện 25 nhiệm vụ chiến đấu trong 10 tuần, coi Chiến dịch Bão táp Sa mạc là dấu mốc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp.
"Khi tôi nhìn lại Bão táp Sa mạc, mọi chuyện như thể vừa mới xảy ra hôm qua. Những ký ức đã in sâu vào trong tâm trí tôi cùng gia đình", Bowles nói. "Đó đã là chuyện từ 25 năm trước, nhưng chúng ta không thể chiến đấu cho trận cuối cùng. Chúng ta phải chiến đấu cho trận đánh của ngày mai".
Phương Vũ
Theo VNE
Tướng Mỹ: IS trỗi dậy từ chiến tranh Iraq Cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), ông Michael Flynn thừa nhận, nếu không có chiến tranh Iraq, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sẽ không tồn tại. Trong bài phỏng vấn đăng trên tạp chí Der Spiegel ngày 29-11, cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại Afghanistan và Iraq nói rằng, nếu không...