Tướng Mỹ: Ông Putin đáng kính và đáng sợ nhất thế giới
Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể là vị lãnh đạo đáng kính nhất và đáng nể sợ nhất thế giới hiện nay. Đây là phát biểu vừa được Tướng nghỉ hưu của Mỹ ông Jack Keane đưa ra ngày hôm qua (9/6).
Tổng thống Putin
Phát biểu trong một chương trình được phát sóng trực tiếp, Tướng Keane cũng là một nhà phân tích quân sự của hãng tin Fox News, đã nói rằng, Tổng thống Nga Putin có thể là nhà lãnh đạo đáng kính nhất và cũng là đáng nể sợ nhất trên thế giới hiện giờ, mục đích tối cao của ông là thách thức sự tồn tại của NATO. Ông ấy biết liên minh quân sự phương Tây yếu ớt và sẽ tận dụng điều đó.
Theo vị tướng Mỹ, ông Putin không chỉ là nhà lãnh đạo đáng kính, đáng nể sợ nhất thế giới mà còn là người rất được yêu thích ở nước Nga
Tướng nghỉ hưu Keane cho rằng, Châu Âu và Mỹ “chẳng có ý chí cũng chẳng có ý định ngăn chặn Tổng thống Putin. Họ có thể áp đặt thêm một số biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga nhưng ông ấy sẽ phớt lờ chúng”.
Nhà phân tích quân sự than phiền rằng, Mỹ không làm được “những việc có tác dụng” và nêu rõ những việc đó là gì. “Đó là cấp viện trợ, lực lượng gây sát thương cho người Ukraine để tạo ra sự khác biệt trên chiến trường, đưa những đội quân đủ mạnh đến các nước Baltic để Tổng thống Putin không tiến hành bước đi thứ 2″.
Video đang HOT
Tướng Mỹ tin rằng, mục đích tối cao của Nhà lãnh đạo Putin là “thách thức sự tồn tại của NATO. Ông này biết rất rõ rằng liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương là rất yếu và ông ấy sẽ tận dụng điều đó”.
Vị cựu quan chức quân sự của Mỹ tuyên bố, ông không thấy có sự kiên quyết từ Châu Âu và Mỹ trong hành động để kiềm chế ảnh hưởng của Nga. “Tất cả những gì các bạn có thể làm để thoát ra khỏi tình hình là dùng lời nói. Có thể sẽ có thêm các biện pháp trừng phạt nhưng thậm chí người Châu Âu cũng đang rụt rè không muốn tiến lên. Và nếu đúng như vậy, sẽ chẳng gây được ảnh hưởng gì đến ông Putin”.
Những phát biểu trên của Tướng Mỹ đã được đăng tải trên tờ Sputnik của Nga và nó phản ánh cách nhìn nhận của nhiều người phương Tây về ông Putin.
Phương Tây đang phát động một “cuộc chiến” nhằm chống lại Nga nhưng thực chất là chống lại Tổng thống Putin. Ông Putin dù rất được yêu mến ở xứ sở Bạch Dương và nhiều nơi khác trên thế giới nhưng lại không được ưa thích ở phương Tây. Sở dĩ như vậy là vì, Tổng thống Nga vốn có lập trường, quan điểm rất cứng rắn với phương Tây, không ngại đối đầu với phương Tây. Trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng cần sự đồng lòng của các cường quốc, Moscow lại có quan điểm ngược lại với các nước phương Tây.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên kéo theo cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây lên mức đỉnh điểm. Phương Tây đổ lỗi cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine, kích động cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông Ukraine. Bất chấp việc Moscow đã bác bỏ mọi lời cáo buộc trên, phương Tây dưới sự dẫn dắt của Mỹ đã tung ra hàng loạt đòn trừng phạt nhằm vào Nga, nhiều trong số đó nhằm trực tiếp vào Tổng thống Putin.
Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể khẳng định, những đòn trừng phạt của phương Tây chẳng những không đạt được mục đích mà còn khiến uy tín và sự nổi tiếng của ông Putin tăng vọt.
Phương Tây muốn dùng các biện pháp trừng phạt để gây sức ép lên chính ông Putin, khiến ông buộc phải thay đổi lập trường trong vấn đề Ukraine. Một trong những đòn được xem là lợi hại nhất của phương Tây là việc tung ra các đòn trừng phạt gây đau đớn cho nền kinh tế của Nga. Phương Tây tin rằng, việc nhằm vào nền kinh tế của Nga, gây tổn hại cho nền kinh tế Nga từ đó gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến từng người dân Nga sẽ có thể giúp họ hạ gục chính quyền của Tổng thống Putin. Theo lẽ thông thường, phương Tây có lý khi tin rằng, khi nền kinh tế gặp khó khăn, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng thì họ đương nhiên phải quay sang gây sức ép với chính quyền và Nhà lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra với ông Putin.
Trong suốt thời gian qua, khi phương Tây liên tiếp áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga thì cũng là thời điểm người ta chứng kiến tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Putin liên tục cán các mốc kỷ lục.
Người dân Nga không đổ lỗi cho Tổng thống Putin về sự chao đảo của nền kinh tế và về cuộc sống khó khăn hơn của họ. Thay vào đó, người dân Nga hướng sự chỉ trích đến phương Tây. Họ tin rằng, Mỹ và các đồng minh đang tìm cách o ép, bao vây nước họ. Trong bối cảnh như vậy, tinh thần dân tộc của người dân Nga sẽ được đẩy lên cao. Họ có xu hướng đoàn kết lại để bảo vệ đất nước và bảo vệ Tổng thống Putin.
Một trong những dấu hiệu thể hiện rõ nhất về sự nổi tiếng ngày một gia tăng của Tổng thống Putin là việc tỉ lệ ủng hộ ông này liên tục tăng ở mức cao và ông được độc giả của tạp chí danh tiếng Time của Mỹ bình chọn là người có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
(theo Sputnik)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Mỹ tuyên bố rắn với Trung Quốc
Đối thoại Shangri-La đã khép lại hôm qua 31-5 song vẫn nóng nguyên với những phát biểu mạnh mẽ của quan chức quốc phòng hàng đầu các nước về Biển Đông, bao gồm cả tuyên bố được cho là cứng rắn thể hiện lập trường của Mỹ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu tại Diễn đàn Shangri-La
Trong phát biểu được đánh giá là rất quan trọng và thu hút sự chú ý của nhiều nước trong khu vực tại Đối thoại Shangri-La ngày 30-5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter nhấn mạnh: Mỹ phản đối việc tiếp tục bất cứ hoạt động quân sự hóa nào tại Biển Đông. Bộ trưởng Carter cho biết Mỹ "quan ngại sâu sắc" về quy mô bồi đắp đảo của Trung Quốc cũng như viễn cảnh quân sự hóa xa hơn trên các đảo nhân tạo. Washington cũng tuyên bố sẽ tiếp tục điều máy bay và tàu quân sự đến khu vực này.
Bộ trưởng Ashton Carter đã chỉ rõ Bắc Kinh cư xử không tuân theo các thông lệ quốc tế. "Đầu tiên, chúng tôi muốn có một giải pháp hòa bình cho mọi cuộc tranh chấp. Để chấm dứt điều đó, cần chấm dứt ngay lập tức và lâu dài đối với việc bồi đắp đảo" - ông Carter nói và nhấn mạnh các tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông không thể giải quyết bằng con đường quân sự. Ông cũng nói thêm rằng Washington phản đối việc quân sự hóa trong vùng tranh chấp vì điều này làm tăng các nguy cơ tính toán sai hoặc xung đột.
Từ năm 2010 đến nay, Biển Đông luôn là một vấn đề mà lãnh đạo, giới học giả và giới quân sự quốc phòng các nước đặc biệt quan tâm. Năm nay, sự quan tâm đó càng tăng lên bởi trước thềm Đối thoại Shangri-La lần này, những thông tin về việc Trung Quốc thay đổi thực trạng, trong đó có việc đưa "vũ khí" ra một đảo nhân tạo trên Biển Đông đã tác động mạnh đến dư luận khu vực và thế giới. Những hành động ngang ngược này, như lời cảnh báo của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein, vấn đề Biển Đông có thể leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu.
Cũng chính vì hệ quả khó lường nếu để Biển Đông nóng đến mức không thể kiểm soát nên tại Diễn đàn Shangri-La lần này, rất nhiều sáng kiến, mong muốn có hợp tác thực chất được đưa ra. Có thể nêu ra ở đây sáng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia R. Ryacudu khi ông kêu gọi các nước Đông Nam Á và cả Trung Quốc kết hợp tuần tra Biển Đông "một cách hòa bình" để làm giảm nguy cơ xung đột.
Theo ông R. Ryacudu, việc tuần tra chung sẽ gửi thông điệp cảnh báo "không quốc gia nào được phép tăng cường sức mạnh hoặc đe dọa nước khác" ở Biển Đông. Quan điểm của ông R. Ryacudu được Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein chia sẻ bằng tuyên bố: "Tuần tra chung với Trung Quốc không phải là một điều không thể. Thực tế việc tuần tra kết hợp nhiều quốc gia mang lại hiệu quả tích cực, như chống cướp biển ở eo biển Malacca".
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani thì nêu đề xuất "Sáng kiến Đối thoại Shangri La", tập trung vào các yếu tố chính, gồm hoàn thiện các quy tắc chung và pháp luật trên biển trong khu vực nhằm thúc đẩy việc đảm bảo an toàn và tự do hàng hải, hàng không; thúc đẩy các cuộc tập trận chung cũng như xem xét các biện pháp phòng ngừa tai nạn liên quan đến tàu ngầm.
Có thể nói việc một loạt nước đưa ra những quan điểm kiên quyết cũng như các sáng kiến mới nhằm tạo lập một cơ chế hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng giải pháp hòa bình là thực sự cần thiết. Điều này không những làm giảm nguy cơ xung đột mà còn góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo_An ninh thủ đô
Singapore sẽ là mục tiêu tấn công của IS? Hôm 29-5, tờ Strait Times (Singapore) trên phương tiện truyền thông xã hội, quân khủng bố IS hoạt động ở Iraq và Syria đã xác định Singapore có thể là mục tiêu tấn công của chúng. Theo ông Jasminder Singh, nhà phân tích của trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, diễn biến này xuất phát từ các sự kiện gần đây. Tháng...