Tướng Mỹ muốn tái bố trí quân ở châu Á, răn đe Trung Quốc
Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ đề xuất tái cấu trúc, tăng cường phân tán lực lượng tại châu Á – Thái Bình Dương để răn đe Trung Quốc.
“Tôi biết chúng ta đang đánh giá lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương. Họ được bố trí và chuẩn bị rất kỹ lưỡng, giống như một mũi tên từ California đến Nhật Bản và nhắm vào bán đảo Triều Tiên để bảo đảm sẵn sàng ứng phó ngay khi xuất hiện vấn đề tại khu vực này. Tuy nhiên, đó không phải cấu trúc tốt trong 10-20 năm nữa, chúng ta cần đánh giá lại”, tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ David Berger nói trong hội thảo trực tuyến của lực lượng này hôm 25/9.
Tướng Berger tham gia hội thảo trực tuyến của thủy quân lục chiến Mỹ hôm 23/9. Ảnh: USMC.
Tướng Berger cho rằng thủy quân lục chiến Mỹ đã triển khai tại Nhật Bản và Hàn Quốc kể từ khi nổ ra Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950, nhưng mối đe dọa từ Trung Quốc buộc lực lượng này phải tái cấu trúc nhân lực và khí tài để duy trì khả năng răn đe.
“Chúng ta phải phân tán rộng hơn, đồng thời tính đến Guam. Chúng ta phải có lực lượng phân bổ đều trên Thái Bình Dương, cho phép phối hợp với đồng minh và đối tác nhằm răn đe những quốc gia đang tìm cách thay đổi hiện trạng toàn cầu được thành lập từ hàng chục năm nay như Trung Quốc”, ông nói thêm.
Video đang HOT
Đề xuất này từng được tướng Berger đề cập trong tài liệu Hướng dẫn Kế hoạch Tư lệnh năm 2019, theo đó thủy quân lục chiến cần tăng cường hiệp đồng với hải quân Mỹ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dường, đồng thời tái trang bị các loại vũ khí cho kịch bản xung đột với Trung Quốc.
Lực lượng Mỹ ở châu Á hiện tập trung chủ yếu ở Nhật Bản với nòng cốt là Hạm đội 7 thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương. Đây là hạm đội tiền phương lớn nhất của Mỹ, sở hữu 60-70 tàu chiến, 300 máy bay, cùng 40.000 binh sĩ hải quân và thủy quân lục chiến.
Báo cáo “Đánh giá Sức mạnh Trung Quốc” do Lầu Năm Góc công bố hồi đầu tháng cảnh báo về nguy cơ các căn cứ tại Nhật Bản và Guam bị tấn công, trong khi nhiều nhà phân tích cũng đặt dấu hỏi về tập trung lực lượng Mỹ tại một số căn cứ lớn ở Nhật và Hàn Quốc.
Chuyện chưa từng có: Thủy quân lục chiến Mỹ thiếu phi công lái F-35
Thủy quân lục chiến Mỹ có thể không có đủ phi công để duy trì các đơn vị tiêm kích tấn công F-35 trong tương lai trong bối cảnh thiếu hụt ngân sách, vị tướng hàng đầu của lực lượng này nói trong một báo cáo mới.
Tiêm kích F-35 của thủy quân lục chiến Mỹ
Trong kế hoạch 10 năm, tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ David Berger cho biết lực lượng này sẽ yêu cầu nghiên cứu mới về số lượng phi đội F-35 có thể có khi họ chuẩn bị thực hiện các đợt cắt giảm binh lực.
"Tôi không tin rằng chúng tôi đã hiểu rõ về yêu cầu thực tế của các phi đội F-35 cho tương lai", tướng Berger nói trong báo cáo được đưa ra gần đây, có tiêu đề "Thiết kế lực lượng 2030", theo Breaking Defense.
"Do đó, thủy quân lục chiến Mỹ sẽ tìm kiếm ít nhất một đánh giá độc lập về Kế hoạch không quân liên quan đến các mục tiêu [Chiến lược quốc phòng quốc gia] và phát triển các khái niệm chiến tranh hải quân và chiến tranh chung," ông nói thêm.
Tướng Berger lưu ý rằng việc đào tạo một phi công F-35 có kinh nghiệm đặc biệt khó khăn.
"Việc tiếp tục không có khả năng xây dựng và duy trì đầy đủ số lượng phi công F-35 khiến chúng tôi phải tính toán lại các chương trình hiện có", ông nói.
Hiện chưa rõ quân đội Mỹ đang thiếu bao nhiêu phi công lái F-35. Thủy quân lục chiến Mỹ đã có một hành trình đầy tham vọng trong năm năm qua để tích hợp F-35 vào hoạt động của lực lượng.
Binh chủng này có kế hoạch mua 420 chiếc F-35, gồm 353 F-35B và 67 F-35C, trong nỗ lực thay thế các cường kích AV-8B Harrier, F / A-18 Hornet và EA-6B Prowler trong thập kỷ tới.
Thủy quân lục chiến Mỹ gần đây đã nhận máy bay phản lực F-35C Joint Strike Fighter đầu tiên, có thể hoạt động trên hàng không mẫu hạm và thực hiện các chuyến bay tầm xa.
Mặc dù năm 2015, thủy quân lục chiến Mỹ đã vận hành biến thể F-35 B có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng trên các tàu tấn công đổ bộ - biến thể C chỉ được đưa vào trang bị trên tàu sân bay trong Phi đội tiêm kích thủy quân lục chiến ở California vào tháng 1 năm nay.
Thủy quân lục đã đi trước Không quân và Hải quân Mỹ về trang bị chiến đấu cơ tàng hình: Đây là binh chủng đầu tiên đạt được khả năng hoạt động ban đầu khi tuyên bố phiên bản F-35B cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đã đứng sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015. Năm 2018, F-35B tiến hành cuộc tấn công đầu tiên ở Afghanistan. Ngoài ra, F-35B lần đầu tiên triển khai trên tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp ở Thái Bình Dương vào tháng 3/2018, đánh dấu lần triển khai hoạt động hàng hải đầu tiên của máy bay này.
ANH MINH
Tiêm kích F-35A hủy diễn tập vì sợ sét Hà Lan thừa nhận phải hủy nội dung diễn tập của tiêm kích F-35A với oanh tạc cơ Mỹ hồi tháng 8 do lo ngại nguy cơ sét đánh. "Các tiêm kích F-35A Hà Lan dự kiến cất cánh từ căn cứ không quân Leeuwarden để hộ tống phi đội B-52 Mỹ trong đợt diễn tập Allied Sky. Tuy nhiên, nguy cơ sấm...