Tướng Mỹ kêu gọi ‘hành động tập thể’ với Trung Quốc do thất hứa về Biển Đông
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ nói Chủ tịch Trung Quốc không giữ lời hứa không quân sự hóa Biển Đông, kêu gọi “hành động tập thể” với Bắc Kinh.
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ngày 29/5, cho biết ông không kêu gọi hành động quân sự, nhưng nhấn mạnh rằng cần phải thực thi luật pháp quốc tế, “hành động tập thể” để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm.
Ông Joseph Dunford. (Ảnh: AP)
“Mùa Thu năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với Tổng thống Barack Obama rằng họ sẽ không quân sự hóa các đảo. Vậy mà những gì chúng ta thấy ngày nay là đường băng 10.000 feet (3 km), kho chứa đạn dược, triển khai thường xuyên khả năng phòng thủ tên lửa, khả năng hàng không, và v.v. “, Tướng Joseph Dunford phát biểu trong một cuộc nói chuyện về an ninh và quốc phòng của Mỹ tại tổ chức Brooking. “Rõ ràng, họ đã từ bỏ cam kết đó.”
“Biển Đông, theo đánh giá của tôi, không phải là một đống đá”, ông Dunford tiếp tục, đề cập đến một loạt các rải đá đã bị Trung Quốc khai thác trái phép và quân sự hóa. “Những gì đang bị đe dọa ở Biển Đông là vi phạm luật pháp, chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế”, vị Tướng Mỹ nói.
Video đang HOT
“Khi chúng ta bỏ qua những hành động không tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế, chúng ta vừa thiết lập một tiêu chuẩn mới,” tướng Mỹ nhấn mạnh.
“Tôi không đề xuất một phản ứng quân sự. Những gì cần phải xảy ra… là hành động tập thể rõ ràng với những người vi phạm các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Họ cần phải chịu trách nhiệm theo cách nào đó để các vi phạm trong tương lai được ngăn chặn”, Tướng Dunford nhấn mạnh.
Tướng Dunford cũng thừa nhận rằng, việc Trung Quốc xây dựng trên các rải đá đã chậm lại. Tuy nhiên, ông nói: “Tôi cho rằng đó là vì các đảo hiện đã được phát triển đến mức chúng cung cấp khả năng quân sự mà người Trung Quốc mong muốn”.
Trong thời gian qua, Hải quân Mỹ liên tục tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông trong một động thái mà theo giới quan sát là để phản đối các tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc.
Hồi đầu tháng 5, Mỹ đã điều hai tàu khu trục đi vào khu vực 12 hải lý quanh đá Gaven và đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Tuần trước, 14 nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa, đã đề xuất Quốc hội Mỹ dự luật trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc có dính líu đến hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông. Washington có thể sẽ mạnh tay hơn với Bắc Kinh nếu dự luật này được thông qua.
(Nguồn: Straits Times)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Tàu sân bay Anh đến Biển Đông thách thức Trung Quốc mang vũ khí gì?
Tàu sân bay mới nhất của hải quân Hoàng gia Anh sẽ tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, trong sứ mệnh đến Thái Bình Dương và Trung Đông.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân Hoang gia Anh.
Theo Sputnik, tàu HMS Queen Elizabeth sẽ mang theo các tiêm kích tàng hình F-35 thuộc về cả Anh và Mỹ đến Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson nói.
Sự xuất hiện của tàu sân bay Anh ở Biển Đông được cho là nhằm tuần tra tự do hàng hải, thách thức tuyên bối chủ quyền của Trung Quốc.
"Các tiêm kích F-35 của Mỹ và Anh sẽ có mặt trên tàu sân bay, thể hiện sức mạnh của quân đội Anh, cũng như tái khẳng định rằng Mỹ là đồng minh thân cận nhất", ông Williamson nói trong một sự kiện tại Viện Nghiên cứu Hoàng gia về vấn đề an ninh và quốc phòng.
Hải quân Mỹ đã thường xuyên tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông trong những năm qua. Động thái này tiếp tục diễn ra bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Năm ngoái, tàu đổ bộ HMS Albion của hải quân Anh cũng áp sát các khu vực Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Động thái này được phía Trung Quốc coi là "hành động khiêu khích".
Trung Quốc khi đó cảnh báo Anh đang "liều lĩnh" và London nên "kiềm chế khỏi việc trở thành tay sai của Washington ở Biển Đông".
"Anh rõ ràng đang muốn chớp lấy thời cơ để lập công trong mắt của Mỹ", tờ China Daily viết hồi năm ngoái.
Theo Danviet
Năm 2018: Biển Đông - tụ điểm cạnh tranh chiến lược nước lớn Nỗ lực của Bắc Kinh tạo đột phá "gác tranh chấp cùng khai thác" với Philippines thất bại. Chính quyền Trump đã đưa vấn đề Biển Đông thành một trong ba vấn đề mấu chốt của xung đột Mỹ-Trung, phối hợp với vấn đề Đài Loan và đối đầu thương mại. Anh và Pháp - hai cường quốc hàng hải và thành viên...